Mất răng số 7 hàm dưới không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn tiềm tàng nguy cơ về các bệnh lý răng miệng. Thế nhưng, tình trạng này gần như không được người bệnh chú ý cho đến khi các biến chứng xảy ra. Vậy, mất răng số 7 có thật sự đáng lo và phải làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết này!
Mục lục
1. Hậu quả khi mất răng số 7 hàm dưới
Răng số 7 còn được gọi là răng cối 2, nằm ở vị trí số 7 tính từ răng cửa vào. Ở những người chưa mọc răng số 8 (răng khôn) thì răng số 7 chính là răng cuối cùng trên cung hàm. Răng số 7 hàm dưới có kích thước lớn với cấu trúc gồm 2 chân răng, mỗi chân răng có tới 3 ống tủy.

Bình thường, mỗi người sẽ 4 răng số 7 phân bố ở cả hàm trên và hàm dưới. Răng số 7 chỉ mọc một lần duy nhất ở giai đoạn 12 – 13 tuổi, sau khi toàn bộ răng sữa đã được thay. Vì đóng vai trò chính là răng nhai nghiền nên khi răng số 7 bị mất hay hỏng sẽ gây nên những hệ lụy nhất định cho người bệnh, điển hình như:
- Suy giảm chức năng ăn nhai: Lực nhai vị giảm sút nên khả năng nghiền nát và nhào trộn thức ăn bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Biến chứng tiêu xương: Kể từ sau 1 năm tính từ khi răng bị mất, nếu không có biện pháp khắc phục, phần xương hàm dưới tại vị trí răng số 7 xuất hiện hiện tượng tiêu biến làm má hóp, da chùng xệ, lão hóa sớm (Xem thêm các biểu hiện tiêu xương răng).
- Sai lệch khớp cắn: Do các răng khác trên cùng hàm mất điểm tựa, bị xô lệch khi ăn nhai, đồng thời răng đối diện trồi lên. Tình trạng này gây lệch khớp cắn, thậm chí có thể gây liệt cơ hàm, lệch mặt.
- Bệnh răng miệng: Do thức ăn dễ kẹt lại hốc răng bị mất, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tình trạng viêm, nhiễm trùng,…
- Bệnh lý kéo theo: Thường gặp như đau đầu, đau mỏi cơ hàm, đau vai gáy,… Tình trạng này là do răng số 7 đối diện ở hàm trên mất đi sự nâng đỡ dẫn đến tăng áp lực lên vùng quai hàm.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng và biến chứng do mất răng số 7 hàm dưới, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phục hồi răng càng sớm càng tốt.
Đọc thêm: Mất răng toàn hàm nguy hiểm thế nào?
2. Mất răng số 7 hàm dưới thì phải làm sao?
Khi bị răng số 7, bạn cần nhanh chóng phục hình lại để hạn chế nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng.
2.1. Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng số 7 hàm dưới hiện đại nhất hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng một trụ trụ implant có chất liệu Titanium cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng. Nhờ đó, ngăn chặn hoàn toàn các biến chứng như tiêu xương hàm hay tụt lợi. Cùng với đó, bác sĩ sẽ lắp mão răng sứ ở phía trên để tạo ra một răng mới có cấu trúc và chức năng tương tự như răng thật.

Quy trình trồng răng implant số 7 hàm dưới như sau:
- Bước 1: Khám tổng quát răng miệng và chụp X – quang để đánh giá tình trạng xương hàm.
- Bước 2: Điều trị các bệnh răng miệng (nếu có) và thực hiện cấy ghép xương hàm đối với những người có xương hàm chưa đạt chuẩn. Bước này được bỏ qua nếu xương hàm khỏe mạnh.
- Bước 3: Sau khi xương hàm phục hồi, bác sĩ tiến hành cấy trụ implant vào vị trí xương hàm của răng số 7 hàm dưới bị mất.
- Bước 4: Sau khi trụ implant tích hợp vào xương hàm, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng để chế tác mão răng sứ phù hợp với khuôn hàm của người bệnh.
- Bước 5: Bác sĩ tiến hành lắp mão sứ, kiểm tra độ tương thích và độ khít của răng mới với các răng xung quanh.
- Bước 6: Người bệnh tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Phục hình răng số 7 hàm dưới bằng phương pháp implant được đánh giá là có khả năng mang đến cho người bệnh một chiếc răng mới hoàn hảo. Sau khi hoàn thiện, răng implant có cấu trúc chắc chắn, độ bền trọn đời và hoạt động linh hoạt tự nhiên như răng thật. Hơn nữa, việc trồng răng implant là thao tác độc lập, không tác động hay xâm lấn đến các răng thật xung quanh nên sẽ đảm bảo tối đa sức khỏe răng miệng cho bạn sau này.
Tuy nhiên, việc điều trị mất răng số 7 hàm dưới bằng trồng implant cũng tốn khá nhiều thời gian, thường là từ 3 – 12 tháng. Trong đó, quá trình ghép xương và phục hồi thường kéo dài từ 1 – 6 tháng, thời gian cấy implant và chờ tích hợp khoảng 3 – 6 tháng, tổng thời gian thăm khám và cấy implant khoảng 10 – 15 ngày.

Bên cạnh đó, bản chất của trồng răng implant là một phẫu thuật nha khoa, yêu cầu độ chính xác cao về thao tác kỹ thuật, thiết bị máy móc và môi trường phẫu thuật. Những sai lầm trong quá trình phẫu thuật có thể khiến người bệnh đối diện với các biến chứng như: đau kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương xoang, tổn thương thần kinh, đào thải implant.
Để hạn chế những rủi ro không đáng có, người bệnh chỉ thực hiện trồng implant tại những cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao, đầy đủ thiết bị máy móc và đáp ứng các tiêu chuẩn vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật. Nếu đang ở Hà Nội, bạn có thể cân nhắc trồng implant tại Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm cần có khi trồng răng implant
2.2. Làm cầu răng sứ
Phương pháp làm cầu răng sứ có thể áp dụng để khắc phục tình trạng mất răng số 7 hàm dưới nếu người bệnh có răng số 8 (răng khôn) mọc thẳng, khỏe mạnh. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng răng số 6 và răng số 8 làm trụ đặt một cầu gồm 3 mão răng sứ, trong đó mão răng sứ ở giữa có chức năng thay thế răng số 7.

Quy trình làm cầu răng sứ phục hình răng số 7 hàm dưới như sau:
- Bước 1: Khám tổng quát răng miệng, chụp X – quang để đánh giá tình trạng răng và xương hàm hiện tại của người bệnh.
- Bước 2: Điều trị các bệnh răng miệng (nếu có). Sau đó, bác sĩ tiến hành vệ sinh răng và mài nhỏ răng số 6 và số 8.
- Bước 3: Lấy dấu răng để chế tác mão răng sứ phù hợp với khuôn hàm của người bệnh.
- Bước 4: Lắp mão răng sứ lên cùi răng thật và hoàn thiện.
- Bước 5: Người bệnh tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp cầu răng sứ diễn ra nhanh chóng, thông thường chỉ mất 2 – 4 ngày và có thể giúp phục hồi phần nào chức năng ăn nhai của người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không phục hình phần chân răng, vậy nên biến chứng tiêu xương hàm và tụt lợi ở vị trí răng số 7 bị mất vẫn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, quá trình mài nhỏ răng số 6 và số 8 khiến hai răng này yếu đi, giảm khả năng chịu lực nên dễ bị lung lay hay mắc các bệnh nha chu sau này. Những lý do này khiến phương pháp cầu răng sứ ít được ưu tiên hơn trong điều trị mất răng số 7 hàm dưới.
2.3. Niềng răng
Người mất răng số 7 hàm dưới có thể được chỉ định niềng răng trong trường hợp có răng số 8 mọc thẳng và khỏe mạnh. Thông qua các khí cụ nha khoa, bác sĩ tạo ra lực kéo, nén giúp kéo dịch răng số 8 về vị trí răng số 7 đã mất, giúp tạo ra một răng số 7 hoàn toàn mới, tự nhiên và chắc khỏe.
Xem chi tiết về: Niềng răng cho những người bị mất răng số 6 hoặc 7

Hiện nay có nhiều loại niềng răng khác nhau cho người bệnh lựa. Xét về hiệu quả những loại niềng răng này đều cho hiệu quả tương đương nhau, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt cơ bản như:
- Mắc cài kim loại: Chi phí thấp nhất, tuy nhiên kém thẩm mỹ và dễ gây kích ứng, khó chịu hay tổn thương nướu, niêm mạc má trong thời gian niềng.
- Mắc cài sứ: Chi phí trung bình, đảm bảo tính thẩm mỹ, hoàn toàn an toàn với cơ thể và ít gây kích ứng. Tuy nhiên, dễ biến màu nếu vệ sinh sai cách.
- Mắc cài pha lê: Chi phí cao hơn, thẩm mỹ tốt, tuy nhiên dễ vỡ và đổi màu nếu không biết cách vệ sinh.
- Niềng răng trong suốt: Chi phí rất cao, gấp 3 – 5 lần niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ rất tốt, người bệnh có thể thể tháo lắp và vệ sinh răng miệng dễ dàng trong thời gian niềng răng.

Quy trình niềng răng diễn ra như sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát, chụp X – quang hoặc chụp CT. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ lên kế hoạch niềng răng, dự toán chi phí và người bệnh lựa chọn loại niềng răng.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng, sau đó lấy dấu răng để chế tác dụng cụ niềng răng phù hợp với sức khỏe và nhu cầu của người bệnh.
- Bước 3: Đeo dụng cụ niềng răng đã được lựa chọn từ đầu.
- Bước 3: Người bệnh tái khám để theo dõi và điều chỉnh dụng cụ niềng răng theo từng giai đoạn.
Tương tự như trồng implant, niềng răng là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyến khích để khắc phục tình trạng mất răng số 7 hàm dưới. Lý do là phương pháp này có thể khắc phục hoàn toàn nguy cơ tiêu xương hay tụt lợi do mất răng gây ra. Phương pháp này cũng có thể đồng thời cải thiện tình trạng răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn nếu có.
Bên cạnh đó, vì răng số 7 mới là răng thật nên tất cả yếu tố như: tuổi thọ, độ chắc, chức năng ăn nhai, khả năng hoạt động linh hoạt đều đạt ở ngưỡng tối đa. Hơn nữa, phương pháp này không hoàn toàn không xâm lấn răng thật, xương hàm và các bộ phận xung quanh, do đó, người bệnh không đối diện với bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.

Tuy nhiên, việc kéo răng số 8 về vị trí số 7 sẽ mất khá nhiều thời gian, thông thường là từ 1.5 – 2 năm. Trong một số trường hợp, thời gian này có thể dài hơn. Tùy theo từng loại niềng răng mà người bệnh có thể cảm thấy đau, khó chịu hoặc bất tiện trong thời gian niềng.
Đối với các loại niềng răng mắc cài, hiệu quả phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ trong quá trình điều chỉnh lực kéo và hướng răng. Trường hợp sử dụng khay niềng răng cho hiệu quả ổn định hơn nhưng chi phí cao nên không phải người bệnh nào cũng có thể lựa chọn.
Mất răng số 7 hàm dưới không khó để khắc phục. Tuy nhiên, bạn cần tìm kỹ các phương pháp và lựa chọn được cơ sở Nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề giỏi. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc có thể định hướng và lựa chọn được giải pháp phù hợp với mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày!