Dán răng sứ trường hợp nào cần và không cần mài răng?
Hiện nay, dán răng sứ được mọi người ưa chuộng nhờ khả năng phục hình răng nhanh chóng mà đem đến nụ cười rạng ngời. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng dán sứ veneer cần mài răng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của răng sau này. Vậy dán răng sứ trường hợp nào cần và không cần mài răng? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Trường hợp dán răng sứ cần mài răng
Dán răng sứ (dán sứ veneer) là giải pháp phục hình răng bằng cách gắn một lớp sứ mỏng vừa khít lên bề mặt của răng thật để cải thiện các khiếm khuyết về cấu trúc và thẩm mỹ. Nó thường yêu cầu mài nhỏ răng thật để tạo điểm đỡ cho răng sứ và có khoảng trống cho phần keo liên kết. Việc không mài răng khi dán sứ có thể khiến răng dày lên gây mất tính thẩm mỹ và chất keo không dính chặt khiến răng sứ có nguy cơ rơi gãy cao hơn.
Trong khi bọc răng sứ phải mài cả bên trong và bên ngoài của răng thật thì dán sứ veneer cần mài ít hơn và chỉ bên ngoài bề mặt của răng. Tuỳ vào loại răng sứ và tay nghề chuyên môn của bác sĩ nha khoa mà lượng men răng cần mài đi là khác nhau, thường dao động từ 0.2 – 0.8 mm.
Dán sứ veneer có mài răng được thực hiện trong hầu hết các trường hợp phục hình răng sứ đem lại nụ cười hoàn hảo hơn cho. Nó giúp che phủ tốt các răng bị hư hỏng, thay đổi kích thước, màu sắc, hình dạng của răng.
Các trường hợp có thể dán sứ veneer bao gồm:
- Răng cửa mọc chen chúc, thưa nhẹ hay gặp các vấn đề nhỏ liên quan đến khớp cắn mà bạn không muốn niềng răng hay đeo hàm trong suốt.
- Răng bị sứt, mẻ, nứt hoặc phải lấy tủy.
- Răng bị quá ngắn hoặc quá nhỏ khiến bạn tự ti về nụ cười của mình.
- Răng bị mài mòn do tuổi tác hay vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Răng bị ố vàng, xỉn màu: Điều này có thể xảy ra tự nhiên hoặc do những thói quen không tốt như sử dụng thuốc kháng sinh liều cao dài ngày khi còn nhỏ, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cà phê… trong khi phương pháp tẩy trắng răng thông thường không đem lại hiệu quả hoặc do răng rất nhạy cảm không thực hiện được.
- Răng không đều màu và muốn cải thiện màu sắc của răng.
2. Những trường hợp dán sứ không cần mài răng
Việc mài một lớp mỏng răng thật là điều cần thiết để gắn kết giữa răng thật và miếng dán sứ. Vì vậy, mà dán sứ veneer có mài răng khắc phục được nhiều vấn đề thẩm mỹ hơn và phù hợp với hầu hết các trường hợp.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng lo lắng rằng việc dán răng sứ có xâm lấn sẽ gây ê buốt, khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của răng sau này. Vì vậy mà họ yêu cầu thực hiện dán sứ veneer không mài răng tức là không phải loại bỏ hoặc thay đổi cấu trúc của bất cứ răng nào.
Các trường hợp này thường rất đặc biệt cần yêu cầu một số yếu tố để vừa đạt tính thẩm mỹ, độ bền vừa đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
– Loại răng sứ: Phương pháp dán răng sứ không cần mài răng cần sử dụng các miếng dán siêu mỏng nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng chắc, không sợ nứt, vỡ trong khi dùng. Hiện nay có một số dòng răng sứ phổ biến đáp ứng được như Durathin (độ mỏng 0.3mm), Ultrathin (độ mỏng 0.2/0.4mm), Lumineers (0.2mm)…
– Một vấn đề cần lưu ý nữa là dán răng sứ không mài răng chỉ nên áp dụng ở những người gặp vấn đề về răng nhẹ và có nền răng tốt.
Có thể dán sứ veneer trong những trường hợp sau:
- Răng tương đối mỏng, thêm dán sứ không làm mất tính thẩm mỹ của răng
- Răng trông nhỏ hơn bình thường, không bị hư hại nhiều, bên ngoài có vẻ đẹp đồng đều.
- Răng thưa nhẹ, khe hở không quá 2mm.
- Răng bị sứt mẻ ít.
- Răng xỉn màu nhẹ.
Dán răng sứ không khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng sau:
- Người có răng to, việc dán thêm miếng sứ dù mỏng cũng khiến người khác dễ dàng nhận ra bạn đang dán sứ veneer.
- Răng lệch lạc vừa và nặng vì không đảm bảo sau khi thực hiện thu được kết quả tốt nếu không mài răng.
- Răng bị ngả màu hoặc nhiễm màu nặng do răng sứ veneer không thể che mờ hết màu đậm này của răng.
3. Một số câu hỏi thường gặp khi dán sứ veneer cần mài răng
Người dán răng sứ có mài răng cần chú ý là một khi răng thật bị mài đi thì không thể lấy lại được. Do đó, trước khi tiến hành dán sứ veneer bạn nên tìm hiểu kỹ và nhờ tư vấn để giải đáp tất cả các câu hỏi mà bạn phân vân, lo lắng.
Dưới đây là một số vấn đề mà các khách hàng thắc mắc trước khi dán răng sứ tại Nha khoa Quốc tế Phú Hoà:
3.1. Dán sứ có mài nhiều răng thật không?
Tùy thuộc vào mức độ khiếm khuyết của răng, tay nghề của bác sĩ và loại răng sứ bạn lựa chọn mà lượng răng thật cần mài mòn trong các trường hợp là khác nhau.
– Có những trường hợp răng mọc chen chúc nhiều, sứt mẻ lớn thì cần mài lượng răng nhiều hơn để đảm bảo các yêu cầu của phương pháp dán răng sứ như yếu tố thẩm mỹ, khả năng ăn nhai…
– Bác sĩ với tay nghề chuyên môn có kỹ thuật mài răng tốt hơn, hạn chế xâm lấn răng thật. Trong khi đó, những người có kỹ năng thấp hơn có thể mài nhiều hơn.
– Thông thường cần mài khoảng 0.2 – 0.8mm lớp ngoài cùng của răng tuỳ thuộc miếng dán veneer.
- Răng sứ bằng kim loại như Crom, Titan, Niken… Do được làm từ vật liệu có độ cứng thấp từ 400 – 800 mpa với nguy cơ vỡ, nứt trong khi thực hiện chế tác nên răng sứ loại này thường có độ dày cao. Vì vậy phương pháp dán sứ bằng kim loại đòi hỏi mài răng nhiều hơn, khoảng 0.8mm.
- Răng sứ toàn sứ có chất lượng vừa như Venus, Cercon… có độ bền uốn và độ cứng cao hơn răng sứ kim loại nhưng thấp hơn một số răng sứ cao cấp. Vì vậy, tỷ lệ mài răng thật thường ít hơn dán sứ kim loại, khoảng 0,4 – 0,7mmm.
- Răng sứ từ 100% phôi sứ không pha lẫn tạp có chất lượng cao cấp như Ceramil, Nacera… có độ bền uốn khoảng 1200 mpa được nung ở nhiệt độ 1500 độ C nên có độ cứng chắc cao. Vì vậy, các kỹ thuật viên có thể chế tác ra những miếng dán veneer siêu mỏng giúp tỷ lệ mài răng thật thấp hơn rất nhiều.
Phương pháp dán răng sứ loại cao cấp thường được mọi người truyền tai nhau là dán sứ không mài răng. Nó giúp phục hình răng có tỷ lệ phải mài mòn răng thật giảm tối đa. Các bác sĩ nha khoa chỉ cần mài một chút của lớp men răng khoảng 0,2 – 0,4mm. Lượng này chỉ đủ loại bỏ đi các mảng bám trên bề mặt răng thật, không xâm lấn nhiều tới cấu trúc của răng.
3.2. Mài răng khi dán sứ có lâu không?
Quy trình dán răng sứ tiêu chuẩn mất từ 2 – 3 lần hẹn, thường được thực hiện thông qua các bước như sau:
- Bước 1: Khám sức khỏe răng miệng tổng quát. Bác sĩ kiểm tra răng, chụp X-quang, sau đó tư vấn cho khách hàng xem loại veneer phù hợp và tỷ lệ mài răng cần thiết. Bạn trao đổi và quyết định loại dán sứ mình muốn làm.
- Bước 2: Kỹ thuật viên sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn.
- Bước 3: Xử lý bề mặt răng và sẽ tiến hành mài răng như chỉ định.
- Bước 4: Bạn được lấy dấu răng. Sau đó nha khoa sẽ chuyển đến bộ phận labo để chế tác mặt dán sứ phù hợp với răng của bạn, đảm bảo ôm khít với răng thật. Trong giai đoạn này, bạn cần đeo hàm giả để bảo vệ răng đã bị mài mòn.
- Bước 5: Bác sĩ tiến hành dán răng sứ lên bề mặt của răng thật. Kiểm tra lại và điều chỉnh nếu cần thiết.
Các bác sĩ nha khoa thường cân nhắc tỷ lệ mài răng để đảm bảo mức xâm lấn ít nhất. Để mài đúng lượng răng mài mòn như chỉ định cần bác sĩ thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận. Thông thường, quá trình mài răng mất từ 15 – 25 phút, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào số lượng răng cần dán sứ và tay nghề của bác sĩ.
☛ Đọc thêm: Có nên dán sứ Veneer cho răng hô không?
3.3. Mài răng dán răng sứ có ảnh hưởng gì không?
Mài răng dán sứ veneer có gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm khi có ý định làm răng sứ. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của răng và quy trình mài răng dán sứ.
Tất cả các răng đều có cấu tạo 3 phần từ ngoài vào trong:
- Men răng: Là mô cứng nhất, nhưng không có khả năng tái tạo nên bị mài mòn dần theo thời gian. Men răng dày nhất ở đỉnh lên đến 2,5mm và mỏng nhất ở phần biên.
- Ngà răng: Là thành phần chiếm thể tích lớn nhất của một chiếc răng. Nó giúp bảo vệ tủy răng và cảm nhận được mức độ nóng lạnh.
- Tủy răng: Chứa các mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết giúp duy trì sự sống của răng và ghi nhận cảm giác.
So với phương pháp bọc răng sứ, dán răng sứ đã giúp bảo tồn tốt răng thật. Các bác sĩ chỉ mài đi một lớp men răng nhỏ bên ngoài, trong khoảng 0,2 – 0,8mm. Như vậy, các vùng quan trọng của răng là ngà răng và tủy răng không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng.
Miếng sứ được dán bên ngoài răng thật cũng giúp bảo vệ phần cùi răng đã được mài. Các hoạt động ăn nhai, hay vô tình va chạm chỉ tác động lên miếng dán sứ, phần tủy răng vẫn được bảo vệ tốt nhất.
Tuy nhiên do mài một ít răng thật nên bạn sẽ có cảm giác hơi ê buốt một chút trong khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể gây khó khăn tới khả năng ăn uống sau khi dán răng sứ.
Như vậy, mài răng nếu thực hiện đúng kỹ thuật trong khoảng 1mm thì không gây bất cứ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người thực hiện, vẫn đảm bảo tuổi thọ của răng thật.
Với những bác sĩ có tay nghề không tốt có thể bị mài răng không đúng cách gây xâm lấn tủy răng. Điều này có thể khiến răng bị tổn thương dẫn đến tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài hơn. Nặng nhất nếu không may chạm vào tủy răng có thể gây chết tủy, dần dần răng bị tụt khỏi lợi làm hỏng răng và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
☛ Đọc thêm: Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?
3.4. Mài răng dán sứ có mất thêm chi phí không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng thắc mắc khi muốn thực hiện dán răng sứ. Bởi quy trình dán răng sứ phải mất nhiều thời gian để mài răng, bên cạnh đó cần một bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao hơn để thực hiện. Vậy chi phí như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Thực tế, mỗi cơ sở nha khoa sẽ có giá thành dán răng sứ chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào loại răng sứ, trang thiết bị và trình độ bác sĩ. Chi phí dán răng sứ giá bao nhiêu sẽ được tính tương ứng với giá 1 chiếc răng. Tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, giá dán sứ veneer dao động từ 5 – 10 triệu/răng tùy từng thương hiệu sứ mà bạn lựa chọn. Con số này bao gồm cả tiền mài răng.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/no-prep-veneers#benefits
- https://www.webmd.com/oral-health/guide/veneers#1