Phục hình mất 2 răng hàm càng sớm càng tốt không chỉ giúp việc ăn uống của bạn dễ dàng hơn mà còn giúp bạn phòng ngừa được những hệ lụy nguy hại với sức khỏe. Vậy mất 2 răng hàm nên phục hình bằng phương pháp nào tốt nhất? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
1. Những ảnh hưởng khi mất 2 răng hàm?
Răng hàm là các răng theo thứ tự thứ từ 4 đến 8, tính từ răng cửa trên cung hàm. Dù nằm ở vị trí sâu cùng nhưng răng hàm lại có vai trò vô cùng quan trọng, giúp nghiền nát thức ăn, hỗ trợ việc tiêu hoá được dễ dàng hơn. Do vậy, khi bị mất 2 răng hàm, dù liền kề hay không liền kề thì đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ và sức khỏe của bạn.
1.1. Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn, nhai
Như bạn đã biết, răng hàm được ví như những “chiếc cối” có kích thước to, nhỏ khác nhau, tham gia vào quá trình nghiền nhỏ thức ăn trong khoang miệng. Răng hàm bị mất đi khiến chức năng ăn nhai này bị suy giảm, thức ăn không được chia nhỏ, nghiền nát khiến quá trình tiêu hoá ở dạ dày khó khăn hơn. Dạ dày bị gia tăng áp lực lâu ngày dễ gây ra các bệnh lý như viêm dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hoá… đáng lo ngại.
Mặt khác, khi mất 2 răng hàm liền kề, bạn sẽ có xu hướng đẩy thức ăn sang hàm đối diện để nghiền nát chúng. Điều này có thể khiến sức nhai của toàn hàm bị giảm, mất cân bằng cả hệ rất nguy hiểm.
1.2. Gây tình trạng tiêu xương
Tiêu xương là một trong những biến chứng nguy hiểm và đáng quan tâm nhất khi bị mất răng. Có thể bạn chưa biết, mật độ xương hàm tại vị trí “bỏ trống” của chiếc răng đã mất bị giảm mạnh. Nguyên nhân là khi mất răng đồng nghĩa với việc lực nhai tại vị trí đó bị mất. Không còn “nhân tố” tác động vào xương hàm, mật độ xương vì thế mà suy giảm, mất ổn định và dần bị tiêu biến. Nếu xương hàm bị tiêu thì khả năng phục hình răng sẽ khó khăn hơn rất nhiều, cần cấy ghép xương hàm thích hợp trước khi trồng răng, vừa tốn thời gian lại mất thêm nhiều chi phí.
Đồng thời, tiêu xương hàm cũng khiến tổ chức nâng đỡ của khuôn mặt bị phá vỡ. Những người bị tiêu xương hàm phần má sẽ bị hóp lại, cấu trúc da kém đàn hồi, nhăn nheo, đặc biệt phần da quanh miệng bị trùng xuống, khiến khuôn mặt bị “già” đi trông thấy.
Mặt khác, khi quá trình tiêu xương hàm diễn ra, chúng có thế tác động đến thành bên của các răng khoẻ liền kề. Lâu dần, xương hàm của những chiếc răng khoẻ này cũng có thể bị tiêu biến. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây tình trạng mất nhiều răng hơn.
1.3. Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng
Khi mất 2 răng hàm, các răng khác có xu hướng di chuyển để che lấp khoảng trống mà những chiếc răng hàm đó để lại. Điều này vô tình tạo ra khoảng cách giữa các răng khiến thức ăn dư thừa có thể bị kẹt lại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng để vi khuẩn có thể phát triển và gây ra các tình trạng như sâu răng, viêm nha chu,…

1.4. Răng xô lệch, mất cân bằng khớp cắn
Những chiếc răng kế cận có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống của những chiếc răng hàm bị mất để lại. Đặc biệt, khi bị mất 2 răng hàm trên cùng một hàm thì những ch2 chiếc răng đối diện của hàm còn lại cũng có xu hướng phát triển về phía chiếc răng bị mất. Điều này khiến khớp cắn bị xáo trộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn, nhai toàn hàm.
1.5. Rối loạn hệ thần kinh thái dương
Không chỉ mất 2 răng hàm mà mất răng nào cũng đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thái dương. Bởi có một hệ thống dây thần kinh “cực nhạy” nằm ngay dưới xương hàm. Người mất răng sẽ gặp các biểu hiện như đau đầu, đau nhức vùng thái dương, tệ hơn là đau nửa đầu vai gáy… vô cùng khó chịu.
2. Mất 2 răng hàm lâu ngày có phục hình được không?
Mất 2 răng hàm lâu ngày không điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng xương hàm tiêu biến mà bạn không hề hay biết. Nhiều bạn lo lắng không biết liệu khi bị tiêu xương hàm như vậy thì có thể phục hình răng như ban đầu được không?
Việc mất 2 răng hàm lâu ngày có phục hình được không còn phụ thuộc vào vị trí mất răng, phương pháp thực hiện và tình trạng sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe của các răng còn lại.
Ví dụ, đối với 2 răng mất lâu ngày, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp trồng 2 implant đơn lẻ vào 2 răng, trước đó các bác sĩ cần phẫu thuật bù đắp xương hàm, khôi phục xương ổ răng, đảm bảo tính ổn định của xương hàm trước khi trồng răng phục hình. Quá trình này rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao khi thực hiện.
Ví dụ nếu như mất 2 răng lâu ngày, khối lượng xương đảm bảo, các răng kế cận còn khỏe mạnh thì có thể áp dụng phương pháp bắc cầu răng sứ để phục hình thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Tốt nhất là bạn nên phục hình răng hàm bị mất càng sớm càng tốt. Không chỉ giúp bạn giảm những biến chứng nguy hại mà còn tiết kiệm được thời gian, chi phí thực hiện. Quan trọng nhất là đừng quên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám tỉ mỉ, tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả, an toàn, tránh những rủi ro không đáng có nhé.
3. Mất 2 răng hàm nên điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?
Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu để phục hình mất 2 răng hàm là trồng implant và bắc cầu răng sứ.
Phương pháp cấy ghép implant có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp đảm bảo chân răng vững chắc, bền bỉ và thẩm mỹ tốt lâu dài, nhưng chi phí khá đắt đỏ, ngoài ra người bệnh phải đảm bảo điều kiện khắt khe về sức khỏe tổng thể mới có thể thực hiện được.
Trong khi đó, phương pháp làm cầu răng sứ thực hiện nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn nhưng không khắc phục triệt để được tình trạng tiêu xương hàm. Bên cạnh đó, làm cầu răng sứ bắt buộc phải mài 2 răng liền kề của răng đã mất.
- Trường hợp chỉ mất 2 răng nằm kế cận nhau (chẳng hạn như 5 và 6) thì sẽ chỉ cần mài răng 4, 7.
- Nếu mất răng hàm ở các vị trí khác nhau (ví dụ mất răng 4, 6 trên cùng 1 hàm) thì có thể sẽ phải vừa bắc cầu, vừa trồng implant.
- Trường hợp mất 2 răng ở khác hàm, ví dụ mất răng 5 hàm trên và răng 6 hàm dưới, lúc này nếu muốn áp dụng phương pháp bắc cầu sẽ cần phải làm 2 cầu răng sứ và mài 4 trụ răng. Nói chung, nền răng gốc rất có thể sẽ bị ảnh hưởng, khả năng ăn nhai cũng không được đảm bảo.
=> Nói chung phải dựa vào tình trạng răng cụ thể thì bác sĩ mới đưa ra được chẩn đoán và phác đồ điều trị hiệu quả. Mỗi phương pháp sẽ tối ưu cho từng điều kiện cụ thể.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, niềng răng có thể khắc phục được các vấn đề do mất răng gây ra. Ví dụ:
- Một người bị mất 2 răng số 4 trong khi họ gặp vấn đề về chen chúc hoặc hô răng, thì đây lại là điều kiện thuận lợi để nắn chỉnh răng, giúp cho người đó có một hàm răng đều đẹp.
- Nếu 1 người bị mất 2 răng số 6 hàm trên và dưới, bác sĩ có thể thực hiện chỉnh nha bằng cách kéo răng số 7, 8 ở mỗi hàm lấp vào khoảng trống răng đã mất. Lúc này, răng 7, 8 sẽ đóng vai trò là răng 6, 7 mới. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện nếu như người bệnh còn răng 7, 8 khỏe mạnh, mọc thẳng.
- vv…
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ưu điểm của từng phương pháp phục hình răng.
3.1. Trồng răng giả Implant
Trồng răng giả implant còn có tên gọi khác là cấy ghép implant. Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng bằng một chiếc răng giả có chân làm bằng titanium. Về cơ bản, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép trụ implant vào chân răng bị mất. Sau thời gian tương thích với hàm đạt đủ điều kiện thì sẽ gắn mão sứ (giống với răng thật).
Xem chi tiết: Quy trình trồng răng implant

Ưu điểm:
- Phương pháp này giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm nhiều nguy hiểm.
- Mang lại tính thẩm mỹ cao, răng giả giống với răng thật gần như tuyệt đối.
- Tuổi thọ răng tốt, có thể lên tới hàng chục năm nếu bạn biết cách chăm sóc, vệ sinh răng phù hợp.
- Chức năng ăn nhai sau khi trồng răng giả cao, tới 96% so với răng thật.
- Mặt khác, so với phương pháp bắc cầu răng sứ, trồng răng giả không gây ảnh hưởng tới các răng liền kề do không phải mài răng, đồng thời không ảnh hưởng tới sức khỏe các răng khác, hạn chế các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Nhược điểm:
- Quá trình thực hiện khá lâu, bạn có thể mất vài tháng để hoàn thiện phương pháp này. Vì trụ implant cần thời gian để tương thích với xương hàm. Đây là giai đoạn quan trọng, cần theo dõi sát sao để đảm bảo tính ổn định của răng giả được lâu dài
- Chi phí quá cao từ 20 – 40 triêu/ răng. Với điều kiện kinh tế chưa tốt, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện nhé.
3.2. Bắc cầu răng sứ

Ưu điểm:
- Phương pháp này sử dụng các răng sứ giả có hình dáng và màu sắc tương đồng với răng thật. Qua giao tiếp hay trò chuyện, rất khó để người khác nhận ra bạn đang sử dụng răng giả thay thế. Đây là một ưu điểm nổi trội mà bất kỳ ai phục hình răng cũng đều mong muốn.
- Khảo sát thực tế từ người dùng cho thấy, răng sau khi được bắc cầu răng sứ đáp ứng tương đối tốt về chức năng ăn nhai, khoảng 80% so với răng thật. Bạn có thể thoải mái hơn trong quá trình ăn uống, không cần kiêng khem quá mức nhưng lưu ý cũng đừng ăn những đồ ăn quá cứng hay quá nóng nhé, như vậy sẽ đảm bảo tuổi thọ răng bền lâu hơn.
- Phương pháp bắc cầu răng sứ không tốn quá nhiều thời gian thực hiện. Bạn chỉ cần đến cơ sở nha khoa khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 giờ là quá trình này đã được thực hiện, phần răng bị mất đã được phục hình hoàn thiện.
Nhược điểm:
- Phương pháp này cần phải mài 2 răng liền kề để làm trụ nâng đỡ cầu răng, do vậy, nếu sức khỏe 2 răng đó không tốt, bạn không thể thực hiện được phương pháp này.
- Mặt khác, một nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó là không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm.
- Theo các nha sĩ, khi thực hiện phương pháp này, phần răng dưới cầu răng sẽ khó vệ sinh sạch sẽ hơn các phương pháp khác. Vì vậy, các mảng bám, thức ăn thừa, đặc biệt là vi khuẩn có thể trú ngụ gây sâu răng, viêm nha chu, khiến hơi thở có mùi…
- Tuổi thọ của phương pháp này không dài, chỉ khoảng 7-10 năm nếu có chế độ chăm sóc tốt. Vì thực tế, các trụ cầu sẽ bị mài mòn dần theo thời gian, độ khít sát giảm, gây mất cân bằng, trụ cầu yếu sẽ không giữ vững được cầu răng nên sẽ cần thay thế để đảm bảo. Nhiều trường hợp có thể phải thay đổi cả phương pháp phục hình để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe răng toàn hàm.
3.3. Niềng răng
Niềng răng là phương pháp sử dụng các loại khí cụ cố định hoặc tháo lắp để gắn lên răng, tạo lực giúp di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Niềng răng có 2 loại là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Chúng khác biệt rõ ràng về các đặc điểm thẩm mỹ, tính tiện lợi. Nhưng nói chung thời gian niềng răng không có nhiều khác biệt. Trong một số trường hợp nhất định, niềng răng trong suốt Invisalign có thể nhanh hơn mắc cài.
Niềng răng là một quá trình rất dài, từ 1.5 – 2 năm. Đối với các ca niềng răng mất răng thì thời gian có thể là hơn 2 năm. Khoảng trống mất 2 răng là khá lớn, nên cần nhiều thời gian để kéo các răng còn lại sát khít với nhau.
Đọc thêm: Niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay?

Ưu điểm:
- Chức năng ăn nhai đáp ứng tốt hơn nhờ bảo toàn được răng thật.
- Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, không chỉ phần răng bị mất được khắc phục mà các răng khác cũng đều, đẹp hơn.
Nhược điểm:
- Các ca đủ điều kiện để niềng răng ít hơn.
- Thời gian niềng răng kéo dài.
- Quá trình niềng răng cần thăm khám định kỳ nên sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
- Chi phí niềng răng khoảng 25.000.000 – 150.000.000. Đây là chi phí niềng cả 2 hàm để đảm bảo tính ổn định cho khớp cắn toàn hàm nên tương đối cao.
Xem chi tiết: Bảng giá niềng răng tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng nên bạn cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện phục hình mất 2 răng hàm. Quan trọng hơn cả là hãy lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình phục hình mất răng của bạn không có bất cứ sai sót gì. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, liên hệ ngay đến hotline 0962.091.936 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sẽ liên lạc ngay đến bạn và tư vấn tận tình nhất.