Hiện nay có nhiều loại niềng răng khác nhau giúp cải thiện tình trạng răng hô đem đến nụ cười rạng ngời cho bạn. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại niềng mất nhiều thời gian. Vậy niềng răng hô mất bao lâu? Nên chọn loại nào? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Răng hô có phải trường hợp nào cũng niềng được?
Răng hô (vẩu) là tình trạng răng cửa hàm trên bị nhô ra ngoài so với hàm dưới. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn gây ra một số vấn đề khác như sai lệch khớp cắn, giảm hiệu quả khi ăn nhai, gặp trở ngại khi nói, tăng nguy cơ tổn thương răng khi gặp tai nạn… Vì vậy, việc khắc phục răng hô bằng phương pháp niềng được rất nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, không phải trường hợp răng hô nào cũng niềng được. Răng hô được chia làm 3 loại chính, với mỗi loạn có cách phương pháp khắc phục riêng.
- Răng hô do răng: So với phương thẳng đứng của hàm dưới, hàm trên bị chìa ra ngoài. Đây là một vấn đề răng miệng phổ biến, bác sĩ có thể sử dụng niềng răng để khắc phục.
- Răng hô do xương hàm: Phần xương bị nhô ra ngoài quá mức nhưng phần răng lại mọc thẳng, song song với phương thẳng đứng. Khi cười làm lộ phần nướu nhiều. Lúc này, phương pháp niềng răng hoàn toàn không giải quyết được vấn đề răng hô. Bạn cần phải phẫu thuật hàm, điều chỉnh cấu trúc xương thì răng mới hết hô.
- Răng hô do cả xương và răng: Nhiều trường hợp răng hô do cả xương hàm và răng, các bác sĩ chỉ định bạn kết hợp phẫu thuật xương hàm rồi sẽ tiến hành niềng răng. Nếu chỉ thực hiện 1 trong 2 thì tình trạng răng hô không được cải thiện triệt để.
Để xác định bạn bị hô do răng hay do hàm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp CT Cone Beam. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra phương án và tư vấn cho bạn. Nếu bị hô do răng thì bạn có thể niềng răng để khắc phục. Trong trường hợp hô do cả xương và răng thì cần phải phẫu thuật trước khi niềng.
Hỏi thêm: Răng hô có nên bọc sứ không?
2. Niềng răng hô mất bao lâu?
Niềng răng là phương pháp dịch chuyển răng từ từ về vị trí mình mong muốn. Quá trình này tương đối mất nhiều thời gian hơn các phương pháp bọc sứ, nhưng giúp bảo tồn răng tối đa nên được mọi người ưa chuộng. Thời gian niềng răng hô từ 1,5 – 3 năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
– Tình trạng răng miệng:
Với những trường hợp răng hô nhẹ, có khung hàm đủ rộng để di chuyển răng thì không yêu cầu nhổ, bạn chỉ cần tối thiểu 1,5 năm để thu được kết quả như ý.
Tuy nhiên với những ca răng hô nặng, đặc biệt là kèm theo những vấn đề khác như khấp khểnh, răng sâu… yêu cầu phải nhổ răng thì bạn cần nhiều thời gian hơn. Bạn có thể cần phải nhổ răng số 4 hoặc số 5 để tạo khoảng trống cải thiện tình trạng răng hô. Những ca này thường mất từ 2,5 – 3 năm để sắp xếp lại răng thẳng hàng.
– Độ tuổi niềng răng: Yếu tố này quyết định lớn tới thời gian niềng răng. Ở trẻ em, khung xương chưa phát triển, răng chưa mọc cố định tại vị trí đó như người lớn nên việc nắn chỉnh cũng dễ dàng hơn. Trẻ em thường chỉ mất từ 1,5 – 2,5 năm để khắc phục tình trạng răng hô.
Trong khi đó, người lớn có hệ thống răng phát triển, dù là mọc không đúng chuẩn nhưng đã tồn tại nhiều năm nên việc điều chỉnh cũng mất thời gian hơn. Nếu vội vàng, di chuyển răng nhanh có thể gây tiêu chân răng, tổn thương nướu…Vì vậy, việc chỉnh nha ở người lớn cũng cần nhiều thời gian hơn.
– Kỹ năng của bác sĩ chỉnh nha: Một bác sĩ có kỹ năng chỉnh nha tốt với nhiều kinh nghiệm sẽ có phác đồ chỉnh nha rõ ràng, hạn chế những sai lầm không đáng có trong quá trình niềng. Từ đó cũng rút ngắn được thời gian chỉnh nha so với bác sĩ có tay nghề kém có nguy cơ mắc nhiều sai lầm hơn.
– Việc chăm sóc răng miệng của bạn: Thời gian niềng răng không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, độ tuổi… mà còn phụ thuộc vào việc vệ sinh răng miệng của bạn. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh như viêm nha chu, sâu răng… Bạn phải cần thời gian để giải quyết các vấn đề này trong khi niềng.
3. Răng hô nên niềng loại nào tốt nhất?
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng hô. Mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên chúng đều đem lại hiệu quả tốt.
Tùy thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu thẩm mỹ, đặc thù công việc mà bạn lựa chọn loại phù hợp nhất.
3.1. Niềng răng bằng mắc cài
Niềng răng bằng mắc cài là loại niềng phổ biến nhất hiện (ra đời từ năm 1900). Loại niềng này giúp nắn chỉnh răng bằng cách tạo áp lực lên bề mặt răng bằng dây cung, dây thun và mắc cài.
Hiện nay, niềng răng bằng mắc cài được dần cải tiến để tăng tính thẩm mỹ và độ chính xác:
– Mắc cài kim loại thường hoặc tự đóng:
Ưu điểm:
- Dây thun có nhiều màu sắc khác nhau gây thích thú cho trẻ em.
- Đồng thời, đây là loại niềng có giá thành rẻ nhất, dao động từ 20 – 45 triệu đồng.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao, người khác dễ dàng nhận ra bạn đang đeo niềng.
- Kim loại có thể gây kích ứng ở một số người.
– Niềng răng bằng mắc cài sứ thường hoặc tự đóng:
Ưu điểm:
- Màu sắc gần giống với răng thật nên không dễ lộ khi niềng.
- Mắc cài được làm bằng sứ nên lành tính, không gây kích ứng nướu, môi.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn mắc cài sứ kim loại.
- Do được làm bằng sứ nên có khả năng bị vỡ, sứt và mẻ.
– Niềng răng bằng mắc cài pha lê:
Đây là loại niềng răng mắc cài có tính thẩm mỹ cao nhất, người khác khó nhận ra bạn đang đeo mắc cài. Chi phí cao hơn mắc cài kim loại và sứ nhưng cũng thấp hơn nhiều so với khay nhựa trong suốt.
Niềng răng mắc cài tự đóng được cải tiến từ mắc cài thông thường, gồm hệ thống mắc trượt thay thế cho dây chun để cố định và điều chỉnh lực tác động lên răng. Vì vậy, loại niềng này giúp đảm bảo lực đều và liên tục trong quá trình chỉnh nha. Đồng thời khắc phục được tình trạng dây thun giãn dẫn đến giảm lực căng chỉnh răng.
Ngoài những đặc điểm riêng ở trên, mắc cài còn có nhược điểm khác như do được gắn vào răng nên khó vệ sinh hơn sau khi ăn, điều này đòi hỏi bạn phải chăm sóc răng miệng cẩn thận hơn. Ngoài ra, mắc cài cũng có nguy cơ bị bung đòi hỏi phải đến nha khoa để xử lý.
3.2. Niềng răng bằng khay nhựa trong suốt
Nhiều người thắc mắc rằng “Khay niềng trong suốt có khắc phục được tình trạng hô không?” Câu trả lời là có, chúng còn mang lại hiệu quả kỳ diệu trong việc điều chỉnh răng về đúng vị trí mình mong muốn. Đây là một sự lựa chọn cho những ai muốn nắn chỉnh kín đáo, thuận tiện không cần mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bạn cần đeo đủ thời gian quy định 22 giờ mỗi ngày.
Hiện nay, invisalign là loại khay niềng trong suốt phổ biến nhất với nhiều ưu điểm nổi trội. Trong khi niềng bằng mắc cài tạo lực khá lớn nên răng gây ảnh hưởng tới việc ăn uống thì niềng răng Invisalign giúp di chuyển răng từ từ, nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, do có thể tháo ra lắp vào dễ dàng nên bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và bàn chải đánh răng như thường.
Tuy nhiên, Invisalign chưa được sản xuất tại Việt Nam mà phải gửi dấu hàm sang Mỹ để chế tác. Vì vậy giá thành khay trong suốt tương đối cao nên chưa tiếp cận được với đại đa số khách hàng như niềng răng bằng mắc cài.
4. Những câu hỏi thường gặp về niềng răng hô
Nhiều bạn gửi câu hỏi tới Nha khoa Quốc tế Phú Hòa thắc mắc cùng một vấn đề về niềng răng hô. Chúng tôi tổng hợp để bạn tham khảo trước khi quyết định niềng răng như sau:
4.1. Chỉ niềng răng hô hàm trên có được không?
Bạn thấy mình bị răng hô nhưng các răng hàm dưới thẳng đều và mong muốn chỉ niềng có một hàm có được không?
Để trả lời câu hỏi này, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng răng của bạn. Bạn có thể niềng răng một hàm trong trường hợp đáp ứng đủ 3 điều kiện dưới đây:
- Chỉ bị răng hô ở hàm trên, răng hàm dưới mọc đều đặn với nhau, không sai lệch, hướng mọc không bị chìa ra hay cụp vào so với vòm xương hàm.
- Xương hàm trên cân đối với xương hàm dưới, cung hàm đẹp.
- Không chỉ vậy, bạn cần đảm bảo được kết quả sau khi niềng răng các khớp cắn phải chuẩn, ăn khớp với răng hàm dưới.
Để đáp ứng được những yếu tố này, hiện nay chỉ có một số ít trường hợp có thể niềng 1 hàm.
Chình vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, bạn nên niềng cả 2 hàm để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất về thẩm mỹ nụ cười, hài hòa khớp cắn và chức năng ăn nhai tốt.
☛ Đọc thêm: Chia sẻ câu chuyện niềng răng hô hàm trên của một khách hàng tại nha khoa QT Phú Hòa
4.2. Niềng răng hô 1 hàm giá bao nhiêu?
Thông thường, nha khoa không có bảng giá niềng răng một hàm cụ thể mà chủ yếu là mức giá cho cả hai hàm. Nhiều người có thể nhầm lẫn rằng chi phí niềng răng một hàm bằng giá cả hai hàm chia đôi nhưng không phải vậy. Giá thành niềng 1 hàm thường bằng 2/3 so với niềng cả hàm. Vì vậy, bạn vẫn có thể tham khảo bảng giá toàn hàm để ước tính số tiền mình cần trả để cân nhắc phù hợp với mức tài chính của bản thân.
Tại Nha Khoa Phú Hòa niêm yết giá niềng răng như sau, bạn có thể tham khảo:
Loại mắc cài | Giá thành (VNĐ) |
Mắc cài Classic (không nhổ răng) | 30.000.000 |
Mắc cài Classic (nhổ răng) | 35.000.000 |
Mắc cài tự buộc thông minh (không nhổ răng) | 40.000.000 |
Mắc cài tự buộc thông minh (nhổ răng) | 45.000.000 |
Mắc cài sứ thường (không nhổ răng) | 45.000.000 |
Mắc cài sứ thường (nhổ răng) | 50.000.000 |
Mắc cài sứ tự buộc (không nhổ răng) | 55.000.000 |
Mắc cài sứ tự buộc (nhổ răng) | 60.000.000 |
Invisalign | 110.000.000 – 150.000.000 |
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thêm một số khí cụ trong chỉnh nha có thể mất phí. Ví như dụng cụ nong hàm để nới rộng cung hàm khi không nhổ răng thường có giá từ 2 – 6 triệu đồng, khí cụ meaw để chỉnh nha trong những trường hợp cực khó cũng có giá tương tự.
Ngoài ra, trước khi chỉnh nha nếu gặp một số vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… bác sĩ phải khắc phục cũng có thể mất thêm phí.
Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá lo lắng, những chi phí cần thiết này sẽ được Nha khoa báo cho bạn khi xây dựng kế hoạch chỉnh nha. Nếu không thì bạn cũng nên hỏi rõ để tránh phát sinh thêm tiền mà không hề biết trước.
☛ Có thể bạn quan tâm:Niềng răng xong có bị hô lại không?
5. Nha khoa quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng hô uy tín
Hiện nay với sự tiện lợi của dịch vụ tại phòng khám mà rất nhiều nha khoa mọc lên. Chính vì rất nhiều nơi như vậy nên bạn cần cân nhắc, tham khảo trước khi tiến hành niềng răng hô để đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn đang tìm một cơ sở nha khoa đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của một nơi niềng răng tốt, bạn có thể tham khảo Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa. Cơ sở đã tiến hành chỉnh nha trong suốt 20 năm qua, trong đó, có hơn 5000 khách hàng đã niềng răng bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Niềng răng là thế mạnh của Nha khoa Quốc tế Phú Hoà được đông đảo khách hàng và người nổi tiếng lựa chọn bởi nhiều ưu điểm nổi bật sau:
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước tiên tiến.
- Vừa điều chỉnh răng, vừa chỉnh cung hàm cho gương mặt hài hoà.
- Toàn bộ quy trình được thực hiện theo quy trình chuẩn, đảm bảo quy định của bộ y tế.
- Ưu đãi trả góp lãi suất 0%
Thực hiện được những điều này là nhờ Nha Khoa có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn cao và đạt được nhiều thành tựu trong nước và quốc tế. Đặc biệt là Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là một trong những người sáng lập lên Nha khoa:
- Người đặt nền móng cho Chỉnh nha trong suốt tại Việt Nam.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe.
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y tế 24h.
Cùng với đó là cơ sở vật chất gồm các trang thiết bị tân tiến, hiện đại, cập nhật những kỹ thuật mới của thế giới giúp việc thăm khám của bạn nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp.
Hãy nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE hoặc gọi điện đến hotline 096.209.1063 để được các bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa tư vấn miễn phí nhé!
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/buck-teeth
- https://www.healthline.com/health/how-do-braces-work
Mình hô nhẹ hàm trên, muốn niềng cải thiện nhưng không muốn nhổ răng thì có được không?
Chào bạn! Không phải trường hợp niềng răng hô nào cũng phải nhổ răng. Bản chất nhổ răng khi niềng là tạo khoảng trống để dàn đều và kéo các răng vào. Nhiều trường hợp bác sĩ chỉ cần mài cạnh mỗi răng một chút là đã đủ khoảng trống...[Xem thêm]
Cho em hỏi răng hô nhẹ thì nên niềng hay bọc sứ tốt hơn?
Chào bạn! Niềng hay bọc sứ đều là những phương pháp thẩm mỹ răng miệng phổ biến hiện nay, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định nên không thể đánh giá được phương pháp nào tốt hơn. Muốn lựa chọn phương pháp nào, bạn nên đánh...[Xem thêm]
Mình bị hô hàm trên và răng mọc hơi chen chúc, bác sĩ phòng khám nha khoa dưới quê mình vẫn tư vấn niềng. Sau khi niềng xong không cải thiện được hô, răng thì có đều hơn nhưng nhìn cứ bị cụp vào trong. Cảm thấy thất vọng khá...[Xem thêm]
Chào bạn! Nếu trường hợp hô hàm thì niềng răng sẽ không giải quyết được vấn đề răng hô, lúc này bạn phải phẫu thuật hàm thì mới có thể hết hô được. Tình trạng của bạn hiện tại có thể tiến hành thêm một bước phẫu thuật hàm nữa...[Xem thêm]