Sau khi niềng răng có làm mũi cao hơn trước không?
Nhiều người tin rằng niềng răng không chỉ giúp dịch chuyển vị trí và dáng mọc của răng mà còn làm thay sự tương quan giữa các bộ phận trên khuôn mặt, khiến mũi cao hơn. Vậy, điều này là hiệu quả thực tế hay chỉ là hiệu ứng tâm lý xảy ra ở một số người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Sau khi niềng răng, mũi có cao hơn không?
Câu trả lời là: Không. Theo các chuyên gia, một người có mũi cao hay thấp phụ thuộc vào sự phát triển của xương sụn mũi. Niềng răng hoàn toàn không tác động đến hình dạng cũng như kích thước xương sụn, vậy nên không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào với chiều cao tự nhiên của mũi.

Lý giải về hiện tượng mũi cao và gọn hơn ở một số người, các bác sĩ cho biết: Điều này xuất phát sự thay đổi tương quan giữa mũi và các bộ phận trên gương mặt sau khi niềng răng, thường biểu hiện rõ rệt ở những người bị hô hay móm.
Theo đó, quá trình niềng răng giúp các răng hô được dịch chuyển vào trong và phần hàm móm được thu gọn lại. Điều này làm tăng khoảng cách giữa môi và mũi, đồng thời rộng góc mũi – môi, khiến mũi trông có vẻ cao và gọn hơn trước.
2. Niềng răng khiến cấu trúc mặt thay đổi thế nào?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang đến sự cân đối, hài hòa và tăng tính thẩm mỹ tự nhiên cho khuôn mặt. Hiệu quả này được tạo ra bởi hàng loạt những tác động lên các cấu trúc khác nhau, cụ thể:
1.1 Thay đổi đường viền hàm
Những người răng hô, răng to, răng mọc lệch lạc,… thường có xương hàm phát triển mạnh, thô và góc cạnh hơn người có răng bình thường. Để khắc phục tình trạng này, các nha sĩ thường đề xuất niềng răng trong giai đoạn xương hàm đang phát triển, tức là ở độ tuổi khoảng từ 8 – 16 tuổi.

Sự can thiệp của nha sĩ và phương pháp niềng răng trong giai đoạn sớm giúp kiểm soát: số lượng răng, vị trí và dáng mọc của răng, thông quá đó hạn chế sự phát triển quá mức xương hàm, giúp bạn có đường viền hàm mềm mại hơn. Cần lưu ý rằng, phương pháp này sẽ không hiệu quả nếu áp dụng khi bạn đã trưởng thành.
1.2 Thay đổi dáng cằm
Những người có khớp cắn quá sâu thường kéo theo tình trạng cằm lẹm, môi nhô ra phía trước. Niềng răng trong trường hợp này giúp điều chỉnh khớp cắn, dịch chuyển xương hàm dưới về đúng vị trí. Bằng cách này, đường viên hàm có thể được thiết lập lại rõ ràng hơn, khắc phục vấn đề cằm lẹm, cằm ngắn, khiến tỷ lệ khuôn mặt trở nên cân đối.

1.3 Thay đổi dáng môi
Niềng răng có thể tạo ra một chút thay đổi về vị trí và dáng môi do sự dịch chuyển của răng và khuôn hàm. Ở những người bị răng hô, móm hay mọc khấp khểnh, môi có thể bị vểnh hoặc phồng lên theo vị trí của răng, khiến viền môi không đều, dáng môi mất cân đối.
Sau khi niềng, các răng được sắp xếp đều đặn và khuôn hàm cân đối giúp khắc phục tình trạng môi bị hếch lên. Bên cạnh đó, dáng môi cũng trở nên tròn trịa và rõ nét hơn.
1.4 Thay đổi xương gò má
Ở những người bị khớp cắn ngược hoặc khớp cắn sâu, răng hàm trên và hàm dưới thường bị mọc nhô ra phía trước hoặc lùi về phía sau nhiều hơn mức bình thường. Hệ quả là xương gò má nhô cao, vùng má hóp lại, tạo cảm giác gương mặt già hơn bình thường và thiếu thẩm mỹ.

Để khắc phục vấn đề này, các bác sĩ thường đề nghị người bệnh niềng răng để chỉnh khớp cắn. Sau khi niềng, răng và xương hàm được dịch chuyển về vị trí đúng, giải quyết tình trạng mất cân xứng giữa hai hàm, từ đó cải thiện tình trạng gò má cao.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng làm lệch nhân trung là do đâu?
3. Nên lựa chọn loại niềng răng nào?
Hiện nay, các loại niềng răng được phân thành 2 nhóm chính gồm: Niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Để lựa chọn được loại niềng phù hợp cần dựa trên đồng thời nhiều yếu tố như: vấn đề của người bệnh, nhu cầu và điều kiện kinh tế.
3.1 Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống với bộ khí cụ niềng răng gồm: mắc cài, dây cung và dây thun. Bằng cách gắn trực tiếp các khí cụ trên răng, bác sĩ có thể điều chỉnh lực kéo, nén để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Hiện nay, có 3 loại niềng răng mắc cài gồm:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Có mắc cài, dây cung được làm từ chất liệu kim loại và dây thun bằng cao su. Có thể áp dụng được cho hầu hết các trường hợp chỉnh nha từ mức độ nhẹ đến phức tạp.
- Niềng răng mắc cài sứ: Chế tạo từ chất liệu sứ trắng, tệp với màu răng để tăng thẩm mỹ. Thường được chỉ định trong các ca niềng răng có mức độ trung bình đến nặng.
- Niềng răng mắc cài pha lê: Sử dụng chất liệu pha lê trong suốt để chế tạo mắc cài. Hiệu quả và chỉ định tương đương như mắc cài sứ.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài là tạo lực kéo ổn định, cho hiệu quả chỉnh nha tốt. Bên cạnh đó, các loại mắc cài đa dạng ở phân khúc giá thành khác nhau cũng giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn. Các loại mắc cài sứ và pha lê có thể khắc phục khuyết điểm về tính thẩm mỹ của mắc cài kim loại
Tuy nhiên, niềng răng mắc cài cũng tồn tại một số nhược điểm như: khó vệ sinh, thường gây cảm giác cộm, vướng trong quá trình điều trị. Ngoài ra, mắc cài kim loại có thẩm mỹ kém, có thể gây kích ứng hoặc gây xước trong khoang miệng.
Có thể bạn quan tâm: Nên niềng răng mắc cài kim loại hay sứ?
3.2 Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt hay niềng răng tàng hình là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được giới trẻ rất ưa chuộng. Trong đó, niềng răng Invisalign được cả giới chuyên gia và khách hàng đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tính thẩm mỹ cao, không làm lộ niềng nếu chỉ thông qua giao tiếp thông thường.
- Khay niềng mỏng nhẹ, ôm khít giúp giảm cảm giác cộm, vướng, khó chịu khi sử dụng.
- Chất liệu nhựa chuyên dụng, an toàn tuyệt đối với cơ thể người, không gây kích ứng hay tổn thương khoang miệng.
- Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh tại nhà.
- Tạo lực kéo liên tục và đều từ các mặt răng, giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ sau điều trị.

Nhược điểm lớn nhất của niềng răng trong suốt là chi phí cao, thường gấp 4 – 5 lần so với niềng răng mắc cài. Bên cạnh đó, phương pháp này không phù hợp với những ca niềng răng phức tạp, có độ khó cao.
Đọc thêm: Có nên niềng răng trong suốt giá rẻ?
Theo các chuyên gia, hiệu quả của các loại niềng răng ở mức tương đương nhau, trừ một số trường hợp quá phức tạp. Vì vậy, bạn có thể linh hoạt lựa chọn niềng răng theo nhu cầu và điều kiện kinh tế cá nhân. Bên cạnh đó, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và định hướng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tại Hà Nội, bạn có thể đến kiểm tra và đăng ký tư vấn tại Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Đây là cơ sở nha khoa đã được thành lập trên 20 năm và được dẫn dắt bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa – Một trong những chuyên gia nha khoa đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực chỉnh nha thẩm mỹ.
Các bác sĩ tại Nha khoa Phú Hòa đều là những bác sĩ giỏi, từng tu nghiệp tại các nước Anh, Pháp, Trung Quốc và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bên cạnh đó, cơ sở nha khoa cung cấp đầy đủ các dịch vụ niềng răng với chi phí phù hợp. Quá trình điều trị được hỗ trợ bởi hệ thống thiết bị máy móc công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, mang lại trải nghiệm thoải mái nhất trong suốt quá trình niềng răng.
Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY.