12 lưu ý trước – trong – sau niềng răng bạn cần biết
Niềng răng là một hành trình dài do vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định bắt đầu. Để giúp bạn có sự chuẩn bị đầy đủ nhất trước khi bước vào cuộc hành trình này, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã hệ thống 12 điều cần lưu ý trước, trong và sau niềng răng. Đừng bỏ qua nếu bạn muốn quá trình chỉnh nha của mình diễn ra nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất nhé!
Mục lục
1. Điều cần lưu ý trước khi niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng, bạn cần chú ý và tham khảo nhiều chuyên gia bác sĩ về tình trạng răng miệng của bản thân. Dưới đây là các lưu ý trước khi niềng răng mà bạn cần nắm vững.
1.1. Điều kiện để tham gia niềng răng
Niềng răng hiện nay là phương pháp chỉnh nha phổ biến và an toàn để có một hàm răng đều đặn với tỷ lệ khớp cắn chuẩn. Nhưng thực tế không phải ai cũng phù hợp để niềng răng. Dưới đây là các trường hợp không nên niềng răng để tránh các biến chứng không mong muốn.
- Mắc các bệnh lý cơ thể: Niềng răng sẽ không được khuyến cáo đối với người mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, ung thư máu, tiểu đường, động kinh,… Bởi hệ miễn dịch trong cơ thể của họ hoạt động khá kém, dễ gây nhiễm trùng trong quá trình chỉnh nha.
- Tình trạng viêm nha chu nặng: Các tổ chức quanh răng bao gồm nướu, xương hàm, dây thần kinh đều bị tổn thương nghiêm trọng. Thiếu khả năng nâng đỡ, răng ngày càng yếu hơn. Các lực siết để dịch chuyển răng trong quá trình niềng vì vậy mà sẽ không hiệu quả đối với các răng bị nha chu. Trường hợp xấu nhất có thể khiến răng bị lung lay hoặc rụng răng.
- Răng xương hàm yếu: Người có răng và xương hàm yếu sẽ không duy trì hiệu quả niềng răng lâu dài. Do cấu tạo xương yếu nên răng dễ chạy lại vị trí cũ dưới tác động của lực nhai hoặc va chạm mạnh.
- Răng bọc sứ: Nếu răng không được gắn liền với cùi răng, tác động lực siết không đồng đều giữa răng và cùi răng dễ khiến răng sứ bị bật ra ngoài. Hơn nữa, do bề mặt răng sứ quá trơn, không có độ ma sát nên trong vài trường hợp không thể gắn mắc cài lên răng sứ.
1.2. Xác định rõ mục tiêu, mong muốn của bản thân khi chỉnh nha
Trước khi niềng răng, bạn cần xác định rõ mục tiêu và mong muốn của bản thân khi chỉnh nha. Tùy vào tình trạng sai lệch khớp cắn cũng như điều kiện kinh tế để lựa chọn phương pháp tốt nhất. Dưới đây là các loại niềng răng phổ biến:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng mắc cài tự đóng
- Niềng răng trong suốt
- Niềng răng mắc cài mặt trong
Mỗi loại niềng sẽ đem đến góc độ thẩm mỹ khác nhau. Trong đó, niềng răng trong suốt Invisalign sẽ có độ thẩm mỹ cao nhất, phù hợp với người làm việc trong môi trường đòi hỏi giao tiếp nhiều hay yêu cầu cao về ngoại hình. Invisalign còn giúp hạn chế triệt để tổn thương cho môi và lưỡi, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa dễ dàng vệ sinh răng miệng và khay niềng.
Bên cạnh đó, tuy rằng tại nhiều phòng khám áp dụng chính sách trả góp để tạo thuận lợi cho khách hàng thì Invisalign vẫn là phương pháp niềng có chi phí khá cao. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn niềng răng bằng mắc cài sứ, vừa đảm bảo độ thẩm mỹ cao lại có chi phí “hạt dẻ” hơn.
Mắc cài kim loại có phi phí thấp nhất trong các loại niềng răng, nên được đa số mọi người lựa chọn. Nếu bạn không quá quan ngại về “một hàm răng sắt” khi gặp gỡ mọi người thì mắc cài kim loại chính là “chân ái”.
Lưu ý, các phương pháp niềng răng trên đều có hiệu quả chỉnh nha tương đương nhau. Kinh nghiệm, phác đồ của bác sĩ và tình trạng răng miệng của người niềng mới cùng với độ tuổi thực hiện là những yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả và thời gian chỉnh nha.
Xem chi tiết: Ưu nhược điểm của các loại niềng răng

1.3. Tìm kiếm địa chỉ niềng răng uy tín
Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, bạn cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín. Hãy tham khảo các cách sau đây:
- Tìm kiếm thông tin trên các hội nhóm, review trên mạng xã hội: Tham gia các group cộng đồng niềng răng để tìm hiểu và có cho mình những ý kiến khách quan nhất về cơ sở đó.
- Tìm hiểu từ người thân, người quen: Bạn có thể hỏi những người trong vòng quan hệ của mình về địa chỉ nha khoa mà họ đã niềng, tham khảo kết quả và đánh giá của họ khi sử dụng dịch vụ tại đó.
- Đến thăm khám thử: Đa phần các nha khoa đều tư vấn miễn phí (nếu có bạn chỉ mất thêm phí chụp X quang răng khoảng 100k/ tấm). Bạn nên lựa chọn một vài nha khoa minh tin tưởng và tới thăm khám thử. Cùng một trường hợp mà các bác sĩ khác nhau sẽ có phác đồ riêng. Nhờ vậy mà bạn sẽ tự đánh giá, so sánh các phác đồ điều trị.
Điều quan trọng là, bạn không nên để chi phí là yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn cơ sở niềng răng. Niềng răng đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Những quảng cáo niềng răng giá rẻ bất ngờ (chẳng hạn 5 triệu/hàm) thường đi kèm với những rủi ro khôn lường.
Lưu ý khi tìm kiếm, phòng khám nha khoa cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Phòng khám phải được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
- Phòng khám đã thực hiện thành công nhiều trường hợp niềng răng trước đó.
- Đội ngũ bác sĩ niềng răng giàu kinh nghiệm, có profile rõ ràng, minh bạch, được đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha.
- Có phòng vô trùng, khí cụ nha khoa được làm sạch trước khi sử dụng, nha khoa sạch sẽ và xử lý rác thải y tế đúng quy định.
- Cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đáp ứng quy trình niềng răng.
- Có hợp đồng cam kết về hiệu quả sau khi kết thúc niềng răng.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa là một trong những cơ sở nha khoa uy tín mà bạn có thể an tâm trao niềm tin, gửi gắm nụ cười. Không gian nha khoa được trang trí với tông màu ấm cúng, mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái, thân thiện. Nha khoa chú trọng cập nhật các trang thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, mang lại trải nghiệm tốt nhất.
1.4. Đặt niềm tin vào bác sĩ
Sau quá trình đánh giá và chọn lọc kỹ lưỡng về địa chỉ niềng răng và bác sĩ chịu trách nhiệm về case của bản thân, bạn nên đặt niềm tin vào bác sĩ. Bởi các bác sĩ là người có chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu rõ tình trạng răng miệng của bạn hơn ai hết. Có lòng tin với bác sĩ sẽ giúp quá trình chỉnh nha của bạn thoải mái và thuận lợi hơn.
Từ khi thành lập đến nay, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã “kiến tạo nụ cười” với phương pháp niềng răng cho hơn 5.000 khách hàng trong và ngoài nước, rất nhiều khách hàng là người nổi tiếng đã tin tưởng nha khoa như Siêu Mẫu Minh Triệu, Hoa Hậu Ngọc Hân…
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của nha khoa chính là nhờ trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ. Đến với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, bạn sẽ được trải nghiệm phong cách làm việc chuyên nghiệp, trình độ cao với phác đồ điều trị rõ ràng.
Xem chi tiết: Profile đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa

Khi lựa chọn được một cơ sở nha khoa uy tín, được bác sĩ dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ, quá trình niềng răng của bạn chắc chắn diễn ra trơn tru, ít đau đớn và nhanh thấy kết quả. Để được tư vấn chi tiết về quá trình niềng răng, mức phí niềng răng phù hợp, mời bạn đặt lịch TẠI ĐÂY.
1.5. Chuẩn bị tâm lý
Bạn nên chuẩn bị sức khỏe và tâm lý tốt khi quyết định niềng răng. Nếu bạn bị viêm lợi, sâu răng thì cần điều trị các vấn đề răng miệng này trước khi chỉnh nha. Một số người cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Đặc biệt, bạn hãy chú ý và đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ khuyên nên nên nhổ răng số 8 để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Ngoài ra, sau mỗi lần siết răng, răng bạn sẽ cảm giác đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dần cải thiện và biến mất sau vài ngày khi bạn đã làm quen với lực siết mới.
Mắc cài và dây cung cọ vào má gây chảy máu là trường hợp thường gặp khi niềng răng. Để cải thiện sự cố này, bạn có thể bôi sáp nha khoa lên chúng để giảm sự tiếp xúc.
Sụt cân, hóp má sẽ xảy ra trong những tháng đầu khi răng đau làm bạn không ăn được nhiều. Lời khuyên ở thời gian này là bạn nên tiêu thụ thực phẩm mềm như cháo, súp, thịt được hầm nhừ,… Thực đơn mỗi ngày cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để tránh bị suy nhược cơ thể dẫn đến sụt cân.
2. Lưu ý trong quá trình đeo niềng răng
Mọi hành động mà bạn thực hiện trên răng miệng trong quá trình niềng răng đều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ chỉnh nha của bản thân. Hãy lướt xuống phần thông tin bên dưới để có cho mình những lưu ý quan trọng trong khi niềng răng nhé!
2.1. Ăn uống đúng cách
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp giúp cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cứng, khó nhai vì chúng sẽ làm bung, gãy, rớt mắc cài và dây cung trong thời gian chỉnh nha.

Những ngày đầu siết răng, răng còn đau vì chưa làm quen với lực siết và mắc cài, bạn nên ưu tiên các thực phẩm chín mềm, thực phẩm từ trứng, sữa trong thực đơn hàng ngày. Các thực phẩm cần kiêng khi chỉnh nha bao gồm: thực phẩm dai (bánh dày, bánh nếp, bánh mì,…), thực phẩm dính (kẹo dẻo,…), thức ăn cứng (chân gà, kẹo cứng, các loại hạt,…), thức uống có gas, rượu, bia,….
Để ăn uống trở nên dễ dàng hơn trong quá trình niềng răng, bạn có thể cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ. Điều này sẽ giúp giảm áp lực nhai và hạn chế tình trạng đau buốt răng. Ngoài ra trong lúc ăn, bạn nên ăn chậm và nhai đều hai bên để tránh mắc cài tiếp xúc vào má, môi gây nhiệt miệng. Cắn trực tiếp thức ăn bằng răng cửa theo nhiều hướng sẽ làm răng dễ bị xô lệch. Vì vậy bạn nên hạn chế cắn xé thức ăn trong quá trình niềng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng có phun môi được không?
2.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu nhất, việc chăm sóc răng miệng đúng cách trong quá trình niềng rất cần được chú trọng. Khi niềng răng, răng dịch chuyển tạo nên những kẽ hở. Điều này làm thức ăn và mảng bám dễ dàng đọng lại và gây sâu răng.
Bạn nên chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng. Nên ưu tiên kết hợp sử dụng bàn chải điện và tăm nước sau mỗi bữa ăn để tăng khả năng loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, sử dụng bàn chải kẽ răng cho răng niềng sau khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Chỉ nha khoa và nước súc miệng cũng là những cách chăm sóc niềng răng mang lại hiệu quả làm sạch cao.
Gợi ý: 9 loại bàn chải tốt cho người niềng răng
2.3. Xử lý sự cố khi niềng răng
Sự cố xảy ra trong quá trình niềng răng là điều thường gặp với các đồng niềng. Dưới đây là những cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng trong một số trường hợp xảy ra các sự cố sau:
Dây cung tuột: Đối với niềng răng mắc cài kim loại, dây cung luôn được bác sĩ gắn cố định trong rãnh mắc cài. Vì vậy, thông thường bạn sẽ bị tuột dây cung nếu mắc cài kim loại tự buộc bị gãy chốt tự đóng. Lúc này, bạn nên đến thăm khám nha khoa để được bác sĩ khắc phục vấn đề nhé.
Tuột dây thun: Thun là các vòng cao su nhỏ để tạo thêm lực kéo cho răng bên cạnh dây cung. Nếu dây thun bị tuột hoặc rơi ra ngoài, bạn hãy thay dây thun mới rồi đưa nó về vị trí cũ bằng nhíp đã được khử trùng.

Dây cung nhô ra ngoài: Khi lực siết từ dây cung lên răng đủ mạnh, răng sẽ dịch chuyển đến vị trí khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Từ đó khiến dây cung nhô ra và đâm vào má gây chảy máu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng đầu tăm bông rồi nhẹ nhàng uốn lại dây cung ôm sát vào răng. Ngoài ra, bạn có thể dùng sáp nha khoa thoa lên phần dây cung thừa để giảm cảm giác khó chịu.
Lưu ý rằng các cách trên chỉ mang tính chất tạm thời. Bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ cắt bỏ đoạn dây cung thừa, phù hợp với độ dài của hàm.
Nhiệt miệng: Bị nhiệt miệng trong quá trình niềng răng là sự cố thường gặp. Tuy nhiên sẽ rất khó chịu nếu các mắc cài và dây cung ma sát với vết nhiệt khiến chúng tệ hơn. Bạn có thể giảm nhẹ cảm giác đau bằng cách bôi Oracortia lên vùng bị nhiệt. Hãy uống nhiều nước, tiêu thụ rau xanh và hạn chế ăn đồ ăn có tính nóng để tình trạng nhiệt miệng cải thiện nhanh hơn.
Rơi mắc cài: Rơi mắc cài sẽ xảy ra nếu bạn nhai thức ăn cứng hoặc xảy ra các va chạm mạnh. Nếu gặp sự cố này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ khử trùng mắc cài và gắn chúng vào răng bằng keo dán đặc biệt nhé.
Nuốt mắc cài: Nếu chẳng may lỡ nuốt mắc cài trong quá trình ăn, bạn nên thực hiện theo 3 bước xử lý sau:
- Hãy giữ tâm lý bình tĩnh, không nên lo lắng hay mất bình tĩnh. Vì những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến dạ dày và đường ruột co bóp nhiều hơn gây xước niêm mạc dạ dày.
- Kiểm tra lại dây cung và số lượng mắc cài trên răng. Nếu mắc cài bị rơi ra ngoài thì các khí cụ khác sẽ bị ảnh hưởng, lỏng lẻo và có thể rơi ra. Vì vậy bạn nên kiểm tra lại tình trạng mắc cài và dây cung ngay khi vừa phát hiện nuốt mắc cài.
- Đến phòng khám nha khoa/ bệnh viện sớm nhất có thể. Các bác sĩ sẽ thay mắc cài mới và giúp cố định lại dây cung, mắc cài, tránh tình trạng rơi rớt.
2.4. Tái khám định kỳ đúng lịch hẹn
Sau mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám định kỳ từ 1 tuần – 1 tháng tùy tình trạng và giai đoạn niềng răng. Điều này nhằm mục đích theo dõi và kịp thời thực hiện các kỹ thuật theo phác đồ điều trị.
Nếu bạn trễ hẹn tái khám quá lâu, bác sĩ sẽ không thể sát sao cũng như kiểm soát được những dịch chuyển không mong muốn. Hậu quả là kéo dài thời gian chỉnh nha và xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Thế nên, bạn hãy sắp xếp thời gian và chủ động tái khám đúng hẹn để hiệu quả chỉnh nha được đảm bảo tối ưu nhất.
3. Lưu ý cần nắm sau khi tháo niềng răng
Thực tế rằng nhiều người chỉ cẩn trọng trong khi niềng răng mà quên mất răng cũng cần chăm sóc kỹ càng sau khi tháo niềng. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn duy trì hàm răng đều đặn với khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn.
3.1. Chế độ ăn uống
Sau khi tháo niềng răng, bạn nên duy trì chế độ ăn như trong quá trình niềng: ăn các thực phẩm mềm và hạn chế đồ ăn cứng, thức uống có gas,… Vì lúc này chân răng còn yếu, chưa được chắc chắn, va chạm mạnh sẽ khiến răng dễ bị lệch khỏi vị trí chuẩn và ảnh hưởng đến nướu.
3.2. Đeo hàm duy trì đúng đủ thời gian
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng bằng khí cụ chỉnh nha, thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên đeo hàm duy trì đúng đủ thời gian. Vì trải qua khoảng thời gian siết răng mạnh mẽ, răng, xương hàm và các mô mềm đều yếu và chưa điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Đồng thời, việc nhai thức ăn hàng ngày cũng sẽ khiến vị trí của răng bị dịch chuyển.
Do đó, bạn nên đeo hàm duy trì từ 6 tháng đến 1 năm. Điều này sẽ giữ cho răng ổn định tại vị trí mới, không dễ bị dịch chuyển cho đến khi xương, nướu, các mô mềm được thích nghi với sự thay đổi mới.

3.3. Sau 3 – 6 tháng mới nên tẩy trắng răng
Bạn nên hạn chế thực hiện tẩy trắng răng khi vừa mới tháo khí cụ niềng răng. Khoảng thời gian hợp lý để tiến hành thủ thuật này là sau 3 – 6 tháng gỡ niềng. Nguyên nhân là vì sau khi chịu lực siết mạnh suốt 1 – 2 năm, men răng và các mô nướu còn yếu và chưa được ổn định. Các hoạt chất trong tẩy trắng răng sẽ gây tổn thương răng và nướu. Đặc biệt là dẫn đến các biến chứng như ê buốt và đau nhức răng kéo dài, viêm lợi, mòn men răng,…
Với những thông tin về Những lưu ý trước và sau niềng răng mà bạn cần biết cũng như các phương pháp xử lý sự cố trong quá trình niềng răng, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa hi vọng bạn sẽ có một quá trình niềng răng an toàn, hiệu quả và tự tin nhé!
Bao lâu thì nên đến nha khoa để siết răng 1 lần ạ? Tôi 1 tháng đến 1 lần là bị nhanh hay châm?
“Chào bạn Thông thường thời gian tái khám chỉnh nha là 1 tháng/ lần. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn mà bác sỹ yêu cầu bệnh nhân đến sớm hoặc muộn hơn Thân ái!”