Trong quá trình niềng răng, để tăng lực nắn chỉnh răng, các bác sĩ cần phải nhờ tới sự hỗ trợ của rất nhiều loại khí cụ khác nhau, trong đó band niềng răng. Ở bài viết này, mời các bạn tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, chức năng và các vấn đề lưu ý khác khi gắn band niềng răng.
Mục lục
Band niềng răng là gì?

Band niềng răng còn được gọi là khâu niềng răng hoặc khâu chỉnh nha. Band niềng răng là một vòng ôm kim loại hình dạng tròn hoặc hơi vuông, thường làm bằng thép không gỉ, có độ bền bỉ nhất định, có độ đàn hồi và chịu lực tốt. Band được thiết kế với nhiều nhiều kích cỡ khác nhau để ôm vừa khít với hàm răng người niềng.
Phía mặt ngoài của band thường có các móc để móc chun hoặc lò xo, các ống phía má để luồn dây cung, dây cung phụ. Phía mặt trong của band (tương ứng với mặt trong của răng – mặt lưỡi) có các ống để gắn khí cụ nong hàm hoặc loại khí cụ khác tùy theo mục đích của bác sĩ.
Band niềng răng thường gắn vào vị trí răng số 6 hoặc số 7, là vị trí của các răng cối lớn. Ở vị trí này, band niềng răng sẽ cố định, gắn chặt, có vai trò như điểm tựa tạo lực để kéo lùi răng, đánh lún hoặc nong hàm hiệu quả. Nếu chỉ sử dụng mắc cài cho những trường hợp này mà không thay thế bằng band thì mắc cài có thể bị bung khi lực kéo quá mạnh.
Trường hợp nào phải gắn band niềng răng?
Band niềng răng giúp tạo lực kéo mạnh hơn cho dây cung, mắc cài… do đó giúp giảm thời gian niềng răng. Dưới đây là các trường hợp thường được chỉ định sử dụng loại khí cụ này:
- Cấu trúc răng phức tạp như: cung hàm hẹp, thiếu khoảng trống, hàm trên hẹp… Các trường hợp niềng răng này đòi hỏi cần sử dụng kèm các dụng cụ như hàm nong, cung khẩu cái, cung lưỡi, khí cụ di xa…
- Khớp cắn sâu, thân răng ngắn: cấu trúc răng dễ trơn tuột gây bong mắc cài do điểm tựa nhỏ. Khi đó, gắn band niềng răng vừa giúp tạo lực tác động lớn vừa hỗ trợ gắn các mắc cài được chắc chắn, đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Phần răng hàm có răng bọc sứ giúp bám dính tốt hơn thay vì dùng mắc cài.

Trường hợp nào không cần gắn band niềng răng?
- Đối tượng trong quá trình niềng răng cần neo giữ ít, không sử dụng thêm các khí cụ khác.
- Thân răng cao, lớn đạt kích thước chuẩn, có thể thay thế band bằng mắc cài.
- Tình trạng răng mọc ít bị sai lệch, cấu trúc cung hàm ít phức tạp, không phải sử dụng thêm khí cụ kéo răng.
Gắn band niềng răng có đau không?
Thao tác gắn band niềng răng niềng răng hoàn toàn không đau hay khó chịu, bác sĩ sẽ dùng xi măng nha khoa chuyên dụng bôi vào mặt bên trong của band – vùng tiếp xúc với các bề mặt của răng để cố định nó.
Việc gắn band sẽ dễ dàng hơn khi khoảng cách giữa các răng hàm đủ lớn để đặt band vào. Những người có răng hàm thưa thì quá trình gắn band được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm, hầu như tất cả mọi người có răng hàm sát khít nhau, nên trước khi gắn band đều phải trải qua một bước trung gian khác gọi là đặt thun tách kẽ. Đây có thể coi là một trong những giai đoạn đau và khó chịu nhất khi niềng răng.
Thun tách kẽ là những vòng cao su hình tròn hoặc những thanh kim loại chữ L đặt vào giữa các kẽ răng cối lớn (5,6,7) để nới rộng khoảng cách giữa các răng này giúp cho việc đặt band thuận lợi hơn.
Thời gian đặt thun tách kẽ thường là khoảng 1 – 2 tuần. Lúc này, bạn sẽ luôn cảm thấy cộm vướng và đau nhức tại vùng răng hàm giống như có một miếng thịt lớn giắt trong kẽ răng.
Trong suốt quá trình đeo band niềng răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nữa, tuy nhiên trên bề mặt của band có gắn hệ thống đặc biệt để neo giữ các khí cụ khác nên nó có thể cọ sát vào má và lưỡi. Nếu bạn cảm thấy khó chịu thì nên dùng sáp nha khoa để phủ lên những phần này và bôi thuốc nhiệt miệng lên vùng bị loét.
Một hạn chế của việc sử dụng band niềng răng là nó làm tăng nguy cơ sâu răng. Vì band bao phủ hoàn toàn răng nên việc chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa sẽ khó khăn hơn nhiều. Sâu răng có thể xảy ra nếu thức ăn bị mắc kẹt giữa kẽ răng và band niềng răng. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hầu hết các bác sĩ chỉnh nha sử dụng keo có fluor để giảm nguy cơ sâu răng.
Gắn band niềng răng trong bao lâu?

Khác với nhiều khí cụ chỉnh nha, thời gian đeo band niềng răng đồng thời là thời gian niềng răng của bệnh nhân. Do đó, khi nào hoàn tất quá trình niềng răng, khi đó mới có thể tháo khâu chỉnh nha.
Sau khi tháo band chỉnh nha, bác sĩ sẽ lắp lại hệ thống mắc cài dây cung đầy đủ để kéo khít các khoảng trống do gắn band lúc trước gây ra.
Xem thêm: Các giai đoạn của quá trình chỉnh nha
Quy trình gắn band niềng răng
Gắn band cần được thực hiện kỹ càng nhằm đảm bảo an toàn, bền lâu do band đồng hành cùng người niềng răng trong suốt thời gian chỉnh nha. Quy trình gắn band gồm các bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch răng miệng
Bước 3: Thử band niềng răng
- Do band có nhiều loại và kích thước đáp ứng nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, bác sĩ cần thử và lựa chọn cho khách hàng band răng phù hợp nhất.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra độ ôm khít, chiều cao sao cho vừa vặn nhất với kích thước răng của khách hàng.
- Tiến hành hoàn thiện các mắc cài, ống nhỏ… nếu trên band niềng răng chưa có sẵn.
Bước 3: Đặt thun tách khe (Áp dụng cho tình huống khách hàng có khoảng trống răng hẹp.)
- Xâu thun qua 1 đoạn chỉ nha khoa
- Gập đôi đoạn chỉ nha khoa đã xâu thun lại
- Chèn đoạn chỉ nha khoa đó vào giữa khe răng cần đặt thun
- Kéo chỉ nha khoa lại cho tới khi chun tách kẽ nằm giữa hai răng
- Rút chỉ nha khoa ra khỏi răng.

Khoảng thời gian đặt thun kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Khi khoảng trống đã đạt đủ yêu cầu, bác sĩ sẽ lấy thun tách kẽ ra khỏi vị trí đặt.
Bước 4: Gắn band niềng răng
- Đánh bóng bề mặt răng trước khi gắn band.
- Band cần được cẩn thận, tỉ mỉ gắn vào thân răng đã xác định trước đó của người sử dụng.
- Chất liệu gắn band thường dùng là xi măng nha khoa chuyên dụng (GIC). Loại nguyên liệu này có độ bền chắc nhất định, đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình đeo band.
- Sau khi band răng gắn thành công, các bác sĩ tiếp tục hoàn thiện quá trình niềng răng bằng bổ sung các khí cụ cần thiết.
Lưu ý sau khi gắn band niềng răng
Thứ nhất: Trong quá trình gắn thun tách khe, bạn nên ăn uống thật nhẹ nhàng, tránh ăn các đồ dai cứng, dễ giắt răng.
Xem thêm: Những lưu ý chi tiết về vấn đề ăn uống khi niềng răng
Thứ hai: Band thường được sử dụng lâu dài trong suốt quá trình chỉnh nha, tuy nó không gây đau đớn nhưng lại là vì trí dễ tích tụ thức ăn thừa và mảng bám. Do đó, bạn nên dùng máy tăm nước để làm sạch vùng răng này.

Thứ 3: Khi ở nhà bạn cần thường xuyên theo dõi vị trí gắn band, nếu như thấy band lỏng lẻo, các hệ thống gắn trên band bị gãy hoặc gây viêm lợi, đau nhức răng thì cần đến nha khoa ngay để bác sĩ xử lý kịp thòi.
Thứ 4: Tái khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên đây cung cấp thông tin đến bạn đọc về band niềng răng và một số lưu ý khi gắn band răng. Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình thẩm mỹ nha khoa của mình.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/braces-rubber-bands
https://www.labbefamilyortho.com/patient-zone/our-blog/2018/10/orthodontic-bands-what-they-are-and-how-they-work/
Em gắn band được 2 hôm thấy sưng và đau nhiều, không ăn được, như vậy có sao không ạ?
Chào bạn! Sau khi gắn band niềng răng thường sẽ có cảm giác đau nhẹ và khó chịu khi ăn uống. Tuy nhiên sau 1-2 ngày tình trạng này sẽ chấm dứt, bạn sẽ dần quen với band niềng. Nhưng nếu thấy các cơn đau ngày càng tăng, kèm theo...[Xem thêm]
Em gắn band được 2 hôm thấy sưng và đau nhiều, không ăn được, như vậy có sao không ạ?
Chào bạn! Sau khi gắn band niềng răng thường sẽ có cảm giác đau nhẹ và khó chịu khi ăn uống. Tuy nhiên sau 1-2 ngày tình trạng này sẽ chấm dứt, bạn sẽ dần quen với band niềng. Nhưng nếu thấy các cơn đau ngày càng tăng, kèm theo...[Xem thêm]
Có phải band gắn đến hết quá trình niềng mới được tháo không?
Chào bạn! Không giống như những khí cụ chỉnh nha khác chỉ đeo trong một thời gian nhất định, band niềng răng sẽ đeo cho đến khi hoàn tất quá trình chỉnh nha mới tháo. Khoảng trống sau khi tháo band sẽ được bác sĩ dùng hệ thống mắc cài...[Xem thêm]
Mình răng thưa nhẹ, niềng răng được 6 tháng rồi nhưng không thấy nha khoa găn band, như vậy có ổn không?
Chào bạn! Không phải trường hợp niềng năng nào cũng phải gắn band niềng. Nha khoa không gắn band cho bạn có thể là bạn thuộc trường hợp không cần gắn band niềng răng như: răng không cần neo giữ nhiều; có thể thay thế band bằng mắc cài; răng...[Xem thêm]
Bình luận của bạn đã được gửi thành công.
Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.