Hiện nay, niềng răng được xem là một trong những giải pháp hàng đầu để có một khuôn hàm thẳng, đẹp và khỏe mạnh. Bên cạnh chi phí, thời gian đeo niềng là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Phải đeo niềng trong thời gian tối thiểu bao lâu? Khi có nhu cầu thì có nên tháo niềng răng sớm hay tháo niềng răng tạm thời được không?
Mục lục
1. Thời gian đeo niềng tối thiểu là bao lâu?
Thời gian niềng răng trung bình từ 1.5 – 2 năm. Đối với các trường hợp chỉnh nha đơn giản: răng lệch nhẹ, không cần phải nhổ răng hoặc răng thưa, chỉ niềng các khe răng thì thời gian đeo niềng sẽ rất ngắn, chỉ trong khoảng 1 – 1.5 năm. Tuy nhiên, có những trường hợp nặng, cần phải nắn chỉnh nhiều thì thời gian đeo niềng sẽ tăng lên 2 năm, 3 năm, thậm chí lâu hơn.
Thông thường, quá trình niềng răng được chia làm 4 giai đoạn tương ứng với 4 khoảng thời gian khác nhau:
- Giai đoạn 1 ( 2 – 6 tháng): Sắp xếp, dàn đều vị trí răng trên cung hàm.
- Giai đoạn 2 ( 3 – 6 tháng): Điều chỉnh trục răng.
- Giai đoạn 3 ( 6 – 9 tháng): Điều chỉnh khớp nhai, khớp căn, di chuyển vị trí răng cho cân bằng.
- Giai đoạn 4 ( 3 – 6 tháng): Đeo hàm duy trì, giữ vị trí răng, các khớp cắn ổn định và cố định.
Xem chi tiết: Các giai đoạn của quá trình niềng răng
2. Có nên tháo niềng răng sớm?
Có nên tháo niềng răng sớm? Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Vì tháo niềng sớm có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quá trình chỉnh nha. Cụ thể:
- Trường hợp 1: Tháo mắc cài tạm thời, lúc này có thể khớp cắn của bạn chưa được hoàn chỉnh dẫn đến việc nhai, nghiền thức ăn khó khăn. Điều này không chỉ gây cảm giác chán ăn, dẫn đến sụt cân mà còn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn hàm.
- Trường hợp 2: Trong trường hợp khuôn hàm bạn cần một thời gian nữa mới có thể nắn về đúng vị trí, việc tháo niềng sớm có thể làm vị trí răng bị xô lệch, ảnh hưởng nhiều đến kết quả chỉnh nha.
- Trường hợp 3: Bạn tháo niềng răng sớm nhưng không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa cũng có thể làm tăng nguy cơ lệch hàm, sai khớp cắn, thậm chí có trường hợp bị biến dạng khuôn mặt.
Nhiều trường hợp chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị đã tự ý tháo niềng dẫn đến tình trạng vị trí răng chưa hoàn chỉnh, thậm chí xô lệch hơn lúc đầu. Khi đó, không những không đạt được kết quả chỉnh nha mong muốn mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng, gây lệch hàm. Hơn nữa, để điều trị lần 2 chắc chắn sẽ tốn kém và khó khăn hơn lần 1 rất nhiều.

Nếu bắt buộc phải tháo niềng sớm, bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:
- Răng của bạn sau khi mới tháo niềng sẽ còn yếu và chưa vững chắc trên cung hàm. Do vậy cần cẩn thận trong việc ăn uống để tránh tình trạng phải sử dụng lực nhai lớn gây ảnh hưởng vị trí răng. Ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn mềm nhưng đảm bảo dinh dưỡng. Trong trường hợp cần thiết có thể xay nhuyễn thức ăn để quá trình nhai nghiền diễn ra dễ dàng hơn.
- Giữ chế độ vệ sinh răng miệng cẩn thận như khi đeo niềng. Lựa chọn bàn chải đánh răng một cách cẩn thận để tránh gặp phải các tình trạng không mong muốn.
- Tái khám răng định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Đừng vội mừng khi nghĩ rằng bạn không cần phải tái khám thường xuyên nữa. Bạn vẫn cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng và lắng nghe phác đồ điều trị trong giai đoạn tiếp theo.
Việc tháo niềng răng sớm hay không cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ nha khoa. Trong trường hợp bạn buộc phải tháo niềng sớm phải tuân thủ tuyệt đối các lưu ý và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có tình huống phát sinh bất ngờ, cần báo cho bác sĩ điều trị ngay, không nên tự ý xử lý ở nhà. Ngoài ra, các bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, chú ý chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng để đạt kết quả chỉnh nha tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Đang niềng răng có đi bộ đội được không?
3. Tháo niềng răng tạm thời được không?
Trong quá trình chỉnh nha, tốt nhất là bạn nên đeo niềng liên tục nhưng nếu có sự kiện quan trọng hoặc các lý do bắt buộc thì bạn có thể tháo niềng răng tạm thời một vài ngày.
Trước khi quyết định tháo niềng tạm thời, bạn cần nói chuyện và tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng tình trạng răng hiện tại của bạn đủ điều kiện để tháo niềng. Nếu bác sĩ đồng ý thì sẽ tiến hành gỡ bỏ mắc cài tạm thời và sau đó sẽ phải bắt đầu lại quy trình lắp niềng. Dĩ nhiên sẽ tốn kém thời gian và chi phí hơn phác đồ điều trị trước đó.
Người đeo niềng không nên tự ý tháo niềng mà chưa có sự cho phép của bác sĩ nha khoa vì dễ dẫn đến tình trạng xô lệch răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chỉnh nha sau này.
Một số lưu ý bạn có thể tham khảo nếu quyết định tháo niềng răng tạm thời:
- Trong thời gian tháo niềng răng tạm thời, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì để giúp giữ chắc xương răng ở vị trí mới, cố định răng tránh tình trạng xô lệch trở lại.
- Chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Sau thời hạn tháo niềng tạm thời, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được gắn mắc cài và tiếp tục quá trình đeo niềng chỉnh nha.

4. Làm sao để có thể rút ngắn thời gian đeo niềng?
Thời gian tháo niềng thường được bác sĩ nha khoa tính toán kỹ càng trong phác đồ điều trị. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi sớm hoặc muộn hơn khoảng 1 đến 2 tháng tùy vào tình trạng sức khỏe răng của người điều trị. Vì vậy, không phải có mong muốn tháo niềng là sẽ được tháo ngay.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về điều trị tăng tốc: Những phương pháp điều trị gia tốc được thiết kế giúp điều chỉnh vị trí răng nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định lựa chọn những phương pháp này.
Tái khám đúng lịch hẹn: Bạn nên thăm khám răng theo lịch hẹn của bác sĩ chỉnh nha để đảm bảo rằng việc căn chỉnh răng thực hiện theo đúng phác đồ đã định, kịp thời xử lý các vấn đề như bung tuột mắc cài, dây cung, giúp bạn có thể chia tay niềng răng sớm hơn. Nếu bạn bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào trong quá trình này sẽ có thể làm kéo dài hơn thời gian điều trị.
Chú ý đến chế độ ăn uống trong thời gian chỉnh nha: Các bạn nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, ít đường nhưng đầy đủ dinh dưỡng như: thịt, cá, rau củ, trái cây, sinh tố, nước ép… Để hạn chế cơ hàm hoạt động quá nhiều ảnh hưởng đến mắc cài, bạn có thể xay nhuyễn hoặc xé nhỏ thức ăn. Người niềng răng nên kiêng các loại đồ ăn cứng, dai, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh khiến quá trình nhai – nuốt diễn ra khó khăn.
Xem chi tiết: Thực đơn ăn uống khoa học khi chỉnh nha
Chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách: Chăm sóc tốt cho răng miệng có thể giúp rút ngắn thời gian niềng răng. Điều quan trọng là bạn nên đánh răng thường xuyên và định kỳ hằng ngày. Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý làm sạch răng miệng sau mỗi lần ăn. Điều này không những giúp các bạn đeo niềng tránh các bệnh về nướu, răng mà còn đảm bảo kết quả chỉnh nha có hiệu quả. Nhiều người sau khi tháo niềng lại xuất hiện các đốm trắng trên răng, đó là lý do bạn nên kiểm tra răng định kỳ trong thời gian niềng.

4. Invisalign – Ưu thế chỉnh nha vượt trội và thẩm mỹ cao
Hiện nay công nghệ niềng răng phát triển mạnh mẽ, đi kèm đó là những phương pháp niềng răng mới với kỹ thuật hiện đại và tân tiến hơn. Một trong những giải pháp niềng răng mới được nhiều người lựa chọn sử dụng chính là Invisalign, loại niềng răng có thể khắc phục tất cả các nhược điểm của niềng mắc cài.
Niềng răng Invisalign hay còn gọi là niềng răng trong suốt. Dựa trên cấu trúc khuôn hàm của người chỉnh nha, bác sĩ sẽ thiết kế các khay niềng trong suốt để điều chỉnh vị trí của răng sao cho thẩm mỹ hơn.
Khay niềng sẽ được thay đổi phù hợp với từng giai đoạn điều trị. Các khay này sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến khay cuối cùng. Trung bình một người đeo niềng sẽ sử dụng một khay trong 2 tuần. Sau mỗi lần sử dụng khay như thế răng có thể thay đổi khoảng 0,25 mm tới vị trí mong muốn. Và cứ tiếp tục thay đổi khuôn niềng như vậy cho tới khi kết thúc quá trình chỉnh nha.
Khách hàng thường sẽ sử dụng khoảng 20 – 40 khay niềng Invisalign trong suốt quá trình chỉnh nha phụ thuộc vào độ lệch ban đầu của răng. Thời gian đeo tối thiểu 22h/ngày.
Niềng răng Invisalign vừa có tính thẩm mỹ cao vừa tiện lợi khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống. Và tất nhiên, nếu như bạn cần tháo niềng tạm thời vì một lý do nào đó quan trọng ví dụ như chụp ảnh cưới chẳng hạn thì bạn sẽ không phải lo lắng giống như niềng răng mắc cài.
Nếu niềng răng mắc cài, bạn cần khám bác sĩ định kỳ sau 3 – 4 tuần thì đối với Invisalign, bạn chỉ cần ghé phòng khám 6 – 8 tuần một lần.
Trước đây, Invisalign chỉ được sử dụng cho những ca niềng răng chỉnh nha nhẹ như răng ít lệch, chỉnh khe thưa, không cần nhổ răng. Hiện nay, với sự phát triển vượt trội của công nghệ, Invisalign đã được cải tiến và áp dụng cho những trường hợp phức tạp hơn. Theo những nghiên cứu trước đó, với những trường hợp chỉnh nha đơn giản, phương pháp Invisalign có hiệu quả tốt như mắc cài và thời gian điều trị rút ngắn hơn 30%.
Tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa, chi phí niềng răng Invisalign từ 110 – 150 triệu đồng. Xem chi tiết DỊCH VỤ NIỀNG RĂNG INVISALIGN tại nha khoa QT Phú Hòa
e muốn tháo niềng tạm khaong 1 tuần để cưới và đi trăng mật có dk ko bs, tháo ra lắp lại có tốn thêm tiền ko
Chào bạn Trường hợp này, bạn nên tới cơ sở chỉnh nha đang thực hiện để được bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé. Thường thì, tháo niềng và lắp lại sẽ mất thêm phí, nhưng cụ thể là bao nhiêu tùy thuộc vào chính sách của mỗi nha khoa....[Xem thêm]
lắp niềng răng mắc cài có lâu không ạ.
Chào bạn Thao tác gắn mắc cài trên răng kéo dài từ 30 – 60 phút, không gây đau hay ê buốt khi thực hiện. Để được tư vấn thêm về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0962091936 nhé. Thân ái!