Trồng răng sứ nguyên hàm có chi phí phụ thuộc vào chất liệu và kỹ thuật trồng răng sứ nguyên hàm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được thông tin chính xác nhất nhé!
Mục lục
Các phương pháp trồng răng sứ nguyên hàm
Hàm giả tháo lắp
Phương pháp này xuất hiện từ lâu đời và được nhiều người ưa chuộng vì có chi phí rẻ, thời gian lắp răng nhanh chóng, linh hoạt trong khi tháo ra hay lắp vào. Chất liệu hàm và răng chủ yếu là từ nhựa, kim loại, sứ nên lành tính, ít gây ra kích ứng.

Tuy nhiên, răng giả tháo lắp không được chắc chắn, dễ bị lung lay và gây ra khó chịu, vướng víu cho người bệnh. Việc vệ sinh hàm giả tháo lắp cũng khá phức tạp và cần đến nhiều thời gian chăm sóc, nếu không thức ăn sẽ dính vào trong hàm và gây ra các bệnh lý về răng miệng.
☛ Đọc thêm: Trồng răng tháo lắp giá bao nhiêu tiền
Trồng răng Implant
Trong các phương pháp trồng răng hàm thì implant được đánh giá cao nhất, giúp phục hồi được khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ một cách tối ưu. Trước tiên, bác sĩ sẽ cấy trụ implant bằng titanium vào trong xương hàm, để thay thế cho chân răng bị mất trước đó. Đợi đến khi trụ implant tích hợp vào trong xương hàm và đáp ứng đủ các điều kiện lắp răng thì bác sĩ sẽ cho lắp răng implant. Quá trình này mất khoảng 3-4 tháng, đến khi người bệnh có được một hàm răng hoàn thiện. Răng được gắn trên các trụ implant nên rất chắc chắn, không bị trơn trượt, cùng với đó là khả năng ăn nhai như răng thật nên người bệnh có thể cảm nhận đầy đủ hương vị món ăn.
Đặc biệt, trồng răng implant còn cực kỳ an toàn đối với cơ thể, không xấm lấn đến các răng xung quanh, đồng thời không phải mài răng nên răng không bị mài mòn và yếu, quan trọng là ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm có thể xảy ra, bảo vệ được ổ xương răng nhờ trụ răng implant.
-
Trụ implant được cắm vào bên trong khung xương hàm giúp phục hình răng đã mất một cách tốt nhất
☛ Tìm hiểu kỹ: Trồng răng implant là gì? ưu, nhược điểm
Trồng răng nguyên hàm bao nhiêu tiền khi sử dụng hàm giả tháo lắp
Trong những phương pháp trồng răng nguyên hàm đang được sử dụng hiện nay. Hàm tháo lắp là phương pháp có mức giá thấp nhất.
Hàm giả tháo lắp được cấu thành từ 2 bộ phận chính là: nướu giả và răng giả. Trong đó, phần nướu được chế tạo từ nhựa nha khoa. Đây là loại nhựa có độ bền cao, an toàn với sức khỏe bệnh nhân và màu sắc tương đồng với nướu thật. Bên cạnh đó, khách hàng có thể lựa chọn giữa 2 lớp nền nướu là nhựa cứng hoặc nhựa dẻo.
Tiếp đến là bộ phận răng giả. Loại răng được được sử dụng trong hàm tháo lắp thường được làm từ nhựa cao cấp hoặc là sứ kim loại. Những chiếc răng giả sẽ được gắn chặt lên trên bề mặt nướu. Nó tạo thành một thể thống nhất giúp người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng.
-
Hàm giả gồm 2 phần chính là nướu nhựa và răng giả được ép chặt vào nhau
Để có thể chế tạo được hàm giả tháo lắp. Các bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu toàn bộ khung hàm của bệnh nhân. Sau đó, mẫu hàm sẽ được gửi đến nơi chế tạo để bắt đầu quá trình sản xuất cho bệnh nhân. Nhờ quy trình chế tạo đơn giản, cũng như việc tiến hành hướng dẫn bệnh nhân sử dụng không có quá nhiều phức tạp. Chi phí cho mỗi hàm cần bỏ ra cũng cực kỳ rẻ. Bạn có thể tham khảo qua bảng giá trồng răng nguyên hàm dưới đây.
Bảng chi phí trồng răng nguyên hàm bằng cách sử dụng hàm tháo lắp
Phương pháp sử dụng | Chi phí thực hiện |
Răng tháo lắp với hàm nhựa cứng | 4.000.000 – 7.500.000 đồng/hàm |
Răng tháo lắp với hàm nhựa dẻo | 7.000.000 – 11.000.000 đồng/hàm |
Trồng răng nguyên hàm bao nhiêu tiền bằng cấy ghép Implant
Trái ngược với mức giá thấp như của hàm tháo lắp. Chi phí trồng răng implant nguyên hàm cao hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, phương pháp này luôn chứng tỏ được rằng: “chất lượng, tính thẩm mỹ, tuổi thọ sử dụng của nó là đứng đầu thị trường.” Cũng như việc ngày càng có nhiều lựa chọn phương pháp này khi rơi vào tình trạng mất răng, thậm chí là mất toàn hàm.
Nếu bạn chỉ mất một vài răng thì chi phí thực hiện sẽ được tính bằng công thức sau:
Chi phí = (Giá trụ Implant+giá mão sứ)* số lượng răng bị mất
Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp mất răng toàn hàm. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp implant all on 4 hoặc là implant all on 6 tùy vào tình trạng và thể trạng của từng người.
-
Implant all on 4 phù hợp người có khung xương hàm yếu
Cấy ghép Implant all on 4
Được phát triển và phát minh bởi công ty Nobel Biocare Implant của Mỹ. Phương pháp này giúp khôi phục khả năng ăn uống bình thường của người mất toàn bộ hàm bằng hệ thống 4 trụ implant kết hợp với một chuỗi mão sứ được neo giữ bằng khớp nối abutment.
4 trụ implant này được đặt tại vị trí răng cửa. Với 2 trụ đặt thẳng theo khung hàm. 2 trụ còn lại được đặt nghiêng. Trong quá trình sử dụng, 4 trụ này sẽ thay chân răng thật đảm nhiệm chức năng chịu lực. Và phân bổ lực đều lên toàn bộ hàm răng.
☛ Đọc thêm: Cấy ghép implant all on 4 là gì? Trường hợp nào nên áp dụng?
Cấy ghép Implant all on 6
Cũng giống như phương pháp Implant all on 4. Tuy nhiên, trồng răng nguyên hàm bằng cách này sử dụng hệ thống 6 trụ implant thay vì 4 trụ. Trong đó có 2 trụ được đặt ở khu vực răng hàm. 4 trụ còn lại được đặt ở răng cửa giống như implant all on 4.
Nhờ được bổ sung thêm 2 trụ tại khu vực răng hàm. Phương pháp này giúp khôi phục khả năng ăn uống nhai nghiền lên đến 100%. Trong khi đó, implant all on 4 chỉ khoảng 85-95%.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể tiến hành thực hiện trồng răng sứ nguyên hàm bằng implant all on 6. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp xương hàm vẫn còn đủ, và có chất lượng tốt.
Trong trường hợp, xương hàm không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trồng implant all on 6. Cấy ghép implant all on 4 sẽ là sự lựa chọn khả thi hơn.
Để giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về chi phí cần bỏ ra khi thực hiện trồng răng implant nguyên hàm. Dưới đây là bảng giá tham khảo của từng phương pháp cấy ghép.
Bảng giá tham khảo cấy ghép Implant
Trụ+abutment | Chi Phí |
Trụ Dentium Implant(USA) | 20.000.000 đ/trụ |
Trụ Dentium Implant(Hàn Quốc) | 18.000.000 đ/trụ |
Trụ Osstem(Hàn Quốc) | 18.000.000 đ/trụ |
Trụ Tekka(Pháp) | 24.000.000 đ/trụ |
Trụ Straumann(Thụy Sĩ) | 40.000.000 đ/trụ |
Mão răng | |
Mão sứ kim loại thường | 1.000.000 đ/răng |
Mão sứ titan | 2.500.000 đ/răng |
Mão sứ không kim loại Cercon | 5.000.000 đ/răng |
Mão sứ không kim loại Nacera | 10.000.000 đ/răng |
Tổng chi phí cấy ghép Implant all on 4
Tổng chi phí cấy ghép Implant all on 6 |
86.000.000 – 250.000.000 đ/hàm
122.000.000 – 300.000.000 đ/hàm |
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá thực tế tại nha khoa có thể chênh lệch lên hoặc xuống tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Do có sự khác biệt về số lượng trụ implant được sử dụng trong quá trình cấy ghép. Như Implant all on 4 chỉ cần 4 trụ implant cùng 4 khớp nối abutment. Trong khi đó, Implant all on 6 cần đến 6 trụ và 6 khớp nối.Vì thế mà mức chi phí cần phải bỏ ra cũng sẽ cao hơn do số lượng trụ được dùng nhiều hơn.
-
Hình ảnh trước sau khi trồng răng implant tại Phú Hòa
Trồng răng nguyên hàm nên lựa chọn phương pháp nào?
Nhiều người sau khi xem xong bảng giá sẽ cho rằng trồng răng implant quá là tốn kém. Tuy nhiên, khi so sánh với những gì mà cấy ghép implant đem lại thì mức giá trên là hoàn toàn hợp lý.
- Trồng răng sứ giả nguyên hàm cải thiện tình trạng mất răng, răng thưa…
Khôi phục khả ăn uống bình thường
Với trồng răng implant all on 6. Khả năng khôi phục ăn uống của bạn đạt 100% như khi còn răng gốc. Implant all on 4 cũng khoảng từ 85-95%. Trong khi đó, với hàm tháo lắp, khả năng ăn uống chỉ khôi phục khoảng 20-30 % mà thôi.
Sự thuận tiện trong sử dụng
Trồng răng nguyên hàm bằng hàm tháo lắp sau khoảng 1-2 năm. Lớp nướu nhựa bắt đầu có tình trạng lỏng, gião. Do buộc phải phải tháo hàm ra để vệ sinh. Điều này khiến đôi khi, hàm bị rơi ra khỏi vị trí. Gây lên sự khó chịu trong sử dụng.
- Stylist Thuận Nguyễn rất hài lòng khi trồng răng tại Phú Hòa
Cùng lúc đó, với cấy ghép implant được gắn cố định trên xương hàm. Bạn có thể thoải mái vệ sinh răng miệng như bình thường. Mà không phải lo lắng tình trạng rơi, sút trong khi sử dụng.
Độ bền cao có thể đạt vĩnh viễn
Những người sử dụng hàm tháo lắp sau khoảng 5-7 năm đều phải tiến hành thực hiện thay đổi hàm tháo lắp để có thể sử dụng tiếp. Do sử dụng hàm tháo lắp, tình trạng tiêu xương sẽ tiếp tục diễn ra. Chính vì vậy, cấu trúc xương của bạn cũng sẽ thay đổi. Điều này khiến cho chi phí thay thế sau mỗi lần đều cao hơn lần trước.
Ngoài ra, những người không chăm sóc hàm tháo lắp cẩn thận. Tuổi thọ của hàm tháo lắp có thể bị rút ngắn lại chỉ còn 3-4 năm mà thôi.
Trong khi đó, cấy ghép implant chỉ cần thực hiện một lần. Độ bền của hàm hoàn toàn có thể đạt đến vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc chúng như răng thật vậy.
Một số cách chăm sóc răng hàm sau khi trồng
Việc vệ sinh răng miệng cực kỳ quan trọng, răng của người bệnh sau khi trồng có kéo dài được tuổi thọ hay không, có đảm bảo chắc khỏe, không bị mắc bệnh lý hay không đều phụ thuộc vào điều này.
Do đó, hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa flour. Sau khi ăn xong, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc chuyên dụng.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…nhằm bảo vệ răng miệng một cách tối đa, bởi nếu bạn vẫn duy trì thói quen xấu này thì có thể khiến cho trụ răng bị phá vỡ, đào thải ra ngoài, bong sứ, thậm chí là gãy răng trồng.
Một điều quan trọng nữa đó là đi khám bác sĩ theo định kỳ để được theo dõi tình hình và đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo.
☛ Tham khảo bài viết: Cách chăm sóc răng sau khi trồng răng chuẩn nha khoa
Tôi bị mất 2 răng hàm, muốn trồng lại thì như thế nào?
Chào anh Tiến, Với trường hợp mất 2 răng hàm như anh thì phương pháp cấy ghép implant tương đối phù hợp. Tuy nhiên, anh nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ càng hơn. Dựa vào kết quả thăm khám,...[Xem thêm]
Mẹ tôi 75 tuổi, răng bị rụng gần hết, giờ nên trồng răng implant hay dùng hàm tháo lắp thì phù hợp hơn?
Chào bạn! Trồng răng implant hay hàm giả tháo lắp đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với nhóm đối tượng nhất định. Muốn biết hiện tại mẹ bạn phù hợp với phương pháp nào, bạn cần đưa mẹ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra,...[Xem thêm]
Sử dụng hàm giả tháo lắp thì khả năng ăn nhai đạt khoảng bao nhiêu phần trăm so với hàm răng thật?
Chào bạn! Hàm giả tháo lắp có ưu điểm là chi phí rẻ, ít xâm lấn và can thiệp lên các răng còn lại và xương hàm nhưng chức năng ăn nhai của loại hàm này lại không cao, chỉ khoảng 30-40% so với răng thật, nếu bác sỹ tay...[Xem thêm]
Bình luận của bạn đã được gửi thành công.
Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.