Nguy hiểm khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ không đúng cách có nguy cơ để lại một số biến chứng như hôi miệng, viêm nướu, lệch khớp cắn… Trong đó, lệch khớp cắn có thể dẫn đến nhiều hậu quả gây khó chịu như đau nhức, giảm khả năng ăn nhai, loạn năng thái dương hàm… Vậy có biện pháp khắc phục nào không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân do đâu mà bọc răng sứ bị lệch khớp cắn?
Bọc răng sứ là phương pháp khắc phục hình dạng, kích thước và màu sắc của răng trong nhiều trường hợp như răng nhiễm màu, sứt, mẻ… Bạn rất phấn khích chờ đợi chiếc răng sứ mới, có một nụ cười khỏe mạnh và đẹp. Tuy nhiên, bạn cảm giác có cái gì đó khó chịu như:
- Một bên răng cảm giác cao hơn các răng còn lại: Dễ dàng cảm nhận thấy hoặc nhìn vào gương để quan sát.
- Răng đóng không khít: Khi cắn hàm trên và hàm dưới với nhau bạn thấy nó không được khít, hay chỉ kín một phần.
- Một chiếc răng khi cắn xuống thấy chạm trước các răng còn lại.
- Cảm thấy khó chịu hơn so với việc ăn nhai trước đây, thường sau 2 tuần bọc răng sứ, (mấy ngày đầu khó chịu là bình thường).
- Nghe thấy tiếng kêu lục cục trong khoang miệng.
Nhiều người lầm tưởng, những vấn đề này là do trục của răng bị lệch từ trước. Tuy nhiên không phải vậy, bởi phương pháp này có thể khắc phục các trường hợp răng lệch lạc nhẹ. Thực chất, bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể do một số nguyên nhân sau:
1.1. Mài răng không đúng cách
Nguyên nhân đầu tiên có thể gây ra tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là do mài răng không đúng cách.
Với mỗi một bác sĩ có kinh nghiệm bọc răng sứ khác nhau, tuy nhiên việc mài răng trong bọc sứ có những nguyên tắc nhất định mà bác sĩ phải bắt buộc làm theo. Ví dụ như mài theo trục của răng thật, khi cố tình mài răng theo ý muốn thì nguy cơ cao răng sứ được bọc bị lệch khớp cắn. Bên cạnh đó, tỷ lệ mài răng cũng phải đúng và đủ đảm bảo mão sứ gắn với răng thật hoàn hảo nhất.
Chính vì vậy, mỗi nha sĩ không chỉ được học về chuyên môn mà còn phải rèn luyện kĩ năng thực hiện, đòi hỏi phải thật sự khéo léo và chính xác trong khi bọc răng sứ.
1.2. Lấy dấu hàm bị sai
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể do lấy dấu hàm bị sai. Trước tiên để bọc sứ, bác sĩ phải làm sạch răng và tạo khuôn. Do bất cẩn nào đó mà khung hàm lấy để làm mão sứ lệch với răng thật. Lúc này, răng sứ được làm ra sẽ không phù hợp với cùi răng dẫn đến khi lắp vào không tương thích với nhau, gây lệch khớp cắn.
Nhiều trường hợp vôi răng bám dưới chân răng không được làm sạch trước khi lấy dấu hàm cũng có thể dẫn đến khung hàm bị sai. Điều này làm mão răng sứ không khít với răng thật.
Vì vậy mà trước khi gắn mão sứ với răng thật, bác sĩ cần giai đoạn kiểm tra để liệu có cần điều chỉnh khớp cắn hay không. Nếu trường hợp không khớp, nha sĩ phải điều chỉnh mão răng để chuẩn khớp cắn. Nếu nha sĩ bỏ qua bước quan trọng này thì nguy cơ bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là có.
1.3. Lắp răng sứ không chính xác
Để gắn răng sứ với cùi răng thật cần một lớp xi măng mỏng đảm bảo răng sứ không bị bong trong quá trình sử dụng, đặc biệt là lúc ăn uống, vệ sinh. Tuy nhiên, việc lắp răng sứ không chuẩn, dùng quá nhiều hay quá ít lớp keo dính có thể dẫn đến lệch khớp cắn gây cảm giác khó chịu vô cùng.
2. Tác hại nguy hiểm khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ giúp nụ cười rạng ngời nhưng nếu bị lệch khớp cắn có thể rất khó chịu do để lại những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
2.1. Đau nhức, khó chịu
Đây có lẽ là hậu quả dễ thấy nhất sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Bạn cảm giác thấy vướng víu, vô cùng khó chịu trong khoang miệng, đặc biệt là cảm thấy đau nhức trong khi ăn nhai. Răng sứ bị lệch khiến áp lực lên răng mất cân bằng, ảnh hưởng đến cơ hàm dẫn đến các cơn đau.
Một số răng này cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn như bị ê buốt, nhất là khi ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc nóng.
Ngoài ra, việc lệch khớp cắn có thể tạo thêm một áp lực khác lên răng bên cạnh khiến răng bị nứt, gãy hoặc lung lay sau khi bọc răng sứ.
☛ Đọc chi tiết: Nguyên nhân bọc răng sứ bị nhức và giải pháp khắc phục
2.2. Đau đầu thường xuyên
Răng có các dây thần kinh ở tuỷ, chúng được nối với các dây khác để cảm nhận nóng, lạnh… Do đó khi khớp cắn bị lệch có thể kích thích các dây thần kinh này ở tủy răng, tạo tín hiệu lên não bộ gây ra các cơn đau đầu.
2.3. Giảm khả năng ăn nhai
Răng chính là công cụ quan trọng đối với việc ăn nhai, giúp nghiền nát thức ăn và quá trình tiêu hoá trở nên thuận tiện hơn. Nhưng bọc răng sứ bị lệch làm giảm khả năng ăn nhai do bị đau. Từ đó, nhiều người ngại ăn uống và sụt cân.
Thức ăn không được nghiền kỹ cũng có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón…
☛ Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ bị hôi miệng do đâu?
2.4. Mão răng bị lung lay
Khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể tạo áp lực lên các răng khác làm mòn men răng, giảm chất lượng của răng sứ.
Lâu dần răng sứ có thể bị lung lay, lỏng lẻo, cảm giác như có tiếng kêu ở trong khoang miệng. Nếu cố tình ăn nhai trong trường hợp này có thể khiến mão răng sứ bị hỏng, không đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
2.5. Loạn năng khớp thái dương hàm
Biến chứng nguy hiểm nhất của bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng loạn năng thái dương hàm. Sọ nối với hàm dưới bằng khớp thái dương hàm, kết hợp với các cơ ở mặt tạo cân bằng cho cơ thể.
Khi lệch khớp cắn gây bất mài hòa khớp nhai, căng cơ hàm dẫn đến gia tăng áp lực lên khớp hàm gây loạn năng khớp thái dương hàm. Điều này dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như đau nhức hàm, khó mở miệng, mỏi cơ khi ăn nhai, đau nhức vùng cổ, gáy và cánh tay…
Ngoài ra, các răng bị lệch lạc còn dễ khiến thức ăn và các mảng bám sót lại vào kẽ dù chúng ta đã vệ sinh răng miệng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu…
☛ Có thể bạn quan tâm: Bọc răng sứ bị viêm lợi phải làm sao?
3. Khắc phục bọc răng sứ bị lệch khớp cắn như thế nào?
Nếu thấy những bất thường sau khi bọc răng sứ, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để khắc phục ngay tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào tình trạng bị lệch khớp cắn mà bác sĩ có những biện pháp điều trị thích hợp.
Điều đầu tiên là bác sĩ xác định những chiếc răng bị bọc sai bằng cách đo lường sự cân bằng và sức mạnh của khớp cắn cũng như các thông số đối xứng. Nha sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng và yêu cầu bạn cắn nó, di chuyển răng từ trái sang phải và ngược lại. Trong thời gian này, nha sĩ sẽ quan sát và phân tích các khớp cắn, tìm vị trí cần phải sửa lại, xây dựng kế hoạch thực hiện.
– Nắn chỉnh trong những trường hợp nhẹ:
Với tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn nhẹ, khách hàng thấy đau nhức ngay sau khi bọc răng sứ, bác sĩ có thể nắn chỉnh, định hình lại thân răng của bạn trong một khoảng thời gian. Dần dần răng sứ được cân đối về vị trí chuẩn để cải thiện được tình trạng này.
Hoặc nha sĩ có thể cạo bỏ vùng có vấn đề và trám bít những kẽ hở để tạo sự đối xứng cho khớp cắn. Tùy vào tình trạng, loại răng sứ mà việc định hình lại có thể dễ hay khó.
– Thay thế bằng mão răng mới:
Răng sứ được gắn với răng thật bằng một chất liệu xi măng nha khoa chuyên dụng. Nó một khi được gắn chặt vào răng thật thì chỉ có thể tháo ra bằng cách dùng các thiết bị chuyên dụng cắt thành miếng nhỏ. Vì vậy, trong những trường hợp lệch khớp cắn nặng với khu vực bị ảnh hưởng rộng phải tiến hành thay thế răng sứ mới. Lúc này bác sĩ sẽ phải cắt mão răng cũ, lấy dấu hàm và làm lại răng sứ.
Với biến chứng loạn năng khớp thái dương hàm, bác sĩ cần chụp x-quang sọ não, xác định mức độ tổn thương rồi xây dựng kế hoạch điều trị. Ban đầu có thể chườm nóng để giảm đau, kết hợp với việc dùng thuốc. Sau đó đeo máng nắn chỉnh khớp, di chuyển khớp cắn hàm trên khớp với hàm dưới là sẽ khỏi.
Thông thường sau khi gắn mão răng sứ mỗi nha khoa sẽ có chế độ bảo hành. Bạn nên quay lại Nha khoa mình thực hiện lần đầu để thuận tiện cho việc điều trị. Hoặc để chắc chắn hơn thì bạn nên lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín khác với bác sĩ có chuyên môn cao. Bạn có thể tham khảo Nha khoa Quốc tế Phú Hòa với hàng nghìn ca bọc răng sứ thành công. Với công nghệ cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo phục hình răng sứ với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết và tỉ mỉ giúp hạn chế tối đa việc mài răng thật.
- Mài răng đúng và đủ, giúp bảo tồn răng tối đa.
- Không gây tổn thương đến tủy răng.
- Thời gian phục hình nhanh chóng, chỉ trong 1 – 3 ngày.
- Bảo hành răng sứ dài hạn, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tối đa trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại nha khoa.
Trên đây là nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Điều quan trọng là nếu thấy đau nhức sau khi bọc răng sứ, bạn cần đến cơ sở nha khoa để khắc phục ngay, tránh để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm.