Nhiều người gửi câu hỏi cho Nha khoa Quốc tế Phú Hoà thắc mắc rằng: Răng sứ zirconia có tốt không? Giá bao nhiêu? Để giải đáp các câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Răng sứ Zirconia là gì?
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành nha khoa đã cho ra đời nhiều dòng răng sứ với các vật liệu khác nhau từ kim loại thường (niken, crom, coban), kim loại quý (titan, vàng, paladi…) đến toàn sứ Zirconia, khối sứ thủy tinh Lithium Disilicate… Các loại răng sứ sau dần dần khắc phục được những nhược điểm của dòng răng sứ trước, đặc biệt là răng sứ làm từ Zirconia có nhiều đặc điểm nổi trội.
Răng sứ Zirconia là tên gọi chung của răng sứ không kim loại cấu tạo từ vật liệu sứ Zirconia dioxide – được phát minh bởi nhà khoa học người Đức M. H Klaproth vào năm 1789. Trước khi biết đến để làm răng sứ, Zirconia được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong tàu con thoi, đĩa phanh của porsche… Răng sứ được làm bằng Zirconia đảm bảo độ ổn định, chống mài mòn và khó nứt vỡ. Vì vậy nó được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng.
Răng sứ Zirconia gồm 2 dạng phổ biến là:
- Dạng rắn (nguyên bản): Có cấu tạo như một chiếc răng thật, gồm khung sườn Zirconia bên trong và các lớp men sứ bên ngoài.
- Dạng lớp (layered): Được cải tiến từ dạng rắn, nó là các lớp răng mỏng được dán cố định bên ngoài bề mặt của răng.
Sứ Zirconia có thể được sử dụng trong hầu hết các trường hợp cần bọc răng sứ như:
- Răng bị sứt, mẻ, hô, móm.
- Răng bị thiếu hoặc mất.
- Răng bị lỗ sâu lớn không thể hàn hay trám được.
- Bất thường về hình dạng răng như răng quá nhỏ, quá to…
- Răng bị xỉn màu do hút thuốc lá, uống nhiều tetracyclin… mà các phương pháp tẩy trắng răng khác không giúp đem lại hiệu quả như mong muốn.
2. Phân loại răng sứ Zirconia?
Bất cứ chiếc răng sứ nào được làm từ vật liệu Zirconia đều có thể gọi là răng sứ Zirconia. Vì vậy mà trên thị trường hiện nay, với mỗi thương hiệu như Emax, Cercon… đều có các dòng răng sứ loại này.
2.1. Răng sứ Zirconia Katana
Đây là dòng răng sứ thế hệ mới có nguồn gốc từ Nhật Bản được làm từ 100% phôi sứ, không pha lẫn tạp chất. Một số đặc điểm của dòng răng sứ Zirconia Katana như sau:
- Đ mộ cứng cao với độ bền uốn từ 1000 – 1200mpa.
- Không gây kích ứng khi sử dụng.
- Dòng răng sứ có kết cấu 4 lớp với 16 màu theo tiêu chuẩn VITA.
- Giá mỗi chiếc răng sứ Zirconia Katana khoảng 3 – 4 triệu đồng.
2.2. Răng sứ Zirconia Venus
Răng sứ Zirconia Venus là dòng răng sứ nguyên khối có nguồn gốc từ Đức, Mỹ với nhiều ưu điểm hơn răng sứ bằng kim loại. Một số đặc điểm của dòng răng này như sau:
- Độ bền uốn khoảng 300 – 400 mpa gấp khoảng 2 lần răng thật.
- Không gây đen viền nướu hay có ánh đen khi ánh sáng chiếu vào.
- Tuổi thọ từ 10 – 12 năm, có thể kéo dài hơn nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt.
- Chi phí cho mỗi chiếc răng sứ từ 3 – 4,5 triệu đồng.
Răng sứ Zirconia Venus có 2 loại chính là:
- Venus Diamond: Công thức được cải tiến giúp răng sứ có độ bóng râm cao làm tăng tính thẩm mỹ, nên có thể phục hình bất cứ loại răng sứ nào.
- Venus Pearl I: Phục hình tốt các răng cơ bản như răng cửa, răng nanh… cho màu với độ sáng như kem cùng dải màu từ A đến D giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
2.3. Răng sứ Zirconia Cercon
Răng sứ Zirconia Cercon là dòng răng sứ toàn sứ được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Dentsply của Đức. Nó có một số đặc điểm như sau:
- Độ bền từ 750 – 1200mpa giúp phục hình răng đẹp, giải quyết các vấn đề về răng hiệu quả.
- Độ bền của dòng răng sứ này khoảng 5 năm.
- Chi phí bọc răng sứ Zirconia Cercon từ 4 – 6 triệu đồng.
2.4. Răng sứ Emax Zir CAD
Răng sứ Emax Zir CAD được sản xuất bởi tập đoàn nha khoa nổi tiếng hàng đầu thế giới là Ivoclar vivadent – Ý. Khác với các dòng răng sứ Zirconia thông thường, loại răng sứ này có phủ một lớp nano bên ngoài tạo hiệu ứng quang học như răng thật. Bên cạnh đó, nó được chế tác bởi kỹ thuật nhuộm màu sườn đem đến tính thẩm mỹ cao.
- Độ bền uốn của răng sứ Emax Zir CAD từ 950 – 12000mpa, không lo sứt, mẻ…
- Không bị xỉn màu, xuất hiện ánh đen khi sử dụng.
- Tính tương thích sinh học cao, không gây dị ứng trên bất cứ người dùng nào.
- Chi phí làm răng sứ loại này từ 4 triệu – 6,5 triệu đồng/răng.
2.5. Răng sứ Zirconia Ceramill
Răng sứ Zirconia Ceramill là dòng răng sứ không kim loại được sản xuất bởi tập đoàn Amann Girrbach Germany của Đức. Nó giúp phục hình tốt các vấn đề của răng như xỉn màu, thưa, sứt mẻ… Hiện nay có 2 dòng được sử dụng phổ biến là Ceramill Zolid và Ceramill Zi.
Đặc điểm của loại răng sứ Zirconia Ceramill như sau:
- Có 16 tone màu phù hợp với mọi loại răng của khách hàng.
- Độ bền uốn cao lên đến 1300 mpa tức là gấp 5 lần răng thật đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
- Tuổi thọ của răng sứ lên đến 15 năm, đa số mọi người không cần tiến hành bọc răng sứ lần 2.
- Chi phí làm răng sứ Ceramill từ 7 – 8 triệu đồng/răng.
2.6. Răng sứ Zirconia Nacera
Đây được xem là một trong những dòng răng sứ tốt nhất hiện nay được sản xuất từ vật liệu Zirconia. Nó được sản xuất bởi công ty Doceram Medical Caramic GmbH của Đức. Răng sứ này được chế tác từ phôi sứ thuần khiết không chứa tạp chất, có tính thẩm mỹ cao và độ bền vượt trội.
Hiện nay có nhiều dòng răng sứ Nacera khác nhau đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng như Nacera pearl 1, Nacera pearl shaded 16+2, Nacera shell, Nacera pearl multi-shade, Nacera pearl Q3 multi-shade và Nacera pearl natural.
Một số đặc điểm nổi bật của dòng răng sứ này như sau:
- Độ trong mờ cao từ 44 – 51%, có phủ các dung dịch chuyên dụng tạo độ trong, vân răng giống như răng thật.
- Tính thẩm mỹ cao với 16 tone màu, thậm chí có thêm 2 tone tẩy trắng giúp khách hàng thoải mái lựa chọn màu sắc phù hợp nhất với răng mình.
- Độ bền uốn từ 1000 – 12000mpa gấp khoảng 4 – 5 lần răng thật, đảm bảo ăn nhai như bình thường.
- Ngoài CAD/CAM, nó còn được thực hiện chế tác bởi công nghệ I.F.P đảm bảo độ chính xác cao lên đến 4 chữ số thập phân.
- Tuổi thọ răng sứ thuộc hàng lâu bền nhất hiện nay, hơn 20 năm. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao và khách hàng chăm sóc răng miệng tốt, nó có thể sử dụng tốt mà không sợ sứt, mẻ…
3. Răng sứ Zirconia có tốt không?
Để trả lời câu hỏi: “Răng sứ Zirconia có tốt không?”, chúng ta hãy cùng nhau xem xét qua nhiều yếu tố khác nhau như tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền, tính tương thích hệ thống… so với các vật liệu làm răng sứ khác là kim loại và sứ thuỷ tinh.
3.1. Về tính thẩm mỹ
Nếu như răng sứ kim loại có tính thẩm mỹ thấp nhất thì các dòng răng sứ được sản xuất bởi thủy tinh hay sứ Zirconia đem lại vẻ đẹp ưu việt hơn.
– Răng sứ bằng kim loại: Do phần khung sườn được làm bằng kim loại nên có ánh đen khi ánh sáng chiếu vào. Dùng lâu ngày có thể gây tụt nướu, đen viền nướu làm mất tính thẩm mỹ. Ngoài ra, dù lớp ngoài được phủ một lớp sứ nhưng nó vẫn không tạo cảm giác tự nhiên giống răng thật, người khác có thể nhận ra bạn đang bọc răng sứ.
– Răng sứ thủy tinh: Được đánh giá là dòng răng sứ với tính thẩm mỹ cao. Nó có màu trắng trong, không gây đen viền nướu, không xuất hiện ánh đen. Vì vậy, nó thích hợp cho răng sứ có cùi răng đẹp, răng trắng trong.
– Răng sứ Zirconia giúp phục hình răng sứ tốt, không gây đen viền nướu, không có ánh đen. Bạn có thể lựa chọn được màu sắc giống răng thật của mình trong bảng màu chuẩn VITA cộng với các sắc thái tẩy trắng có sẵn, giúp phục hình răng sứ hiệu quả.
Vật liệu Zirconia có độ trong mờ cao nên phù hợp với những trường hợp răng màu trắng ngà. Bên cạnh đó, răng sứ Zirconia được đánh bóng tốt nên rất mịn, không gây biến dạng nên duy trì hình dạng ban đầu trong suốt quá trình sử dụng.
3.2. Về độ bền uốn, độ cứng
Một trong những ưu điểm nổi bật của răng sứ Zirconia là độ cứng cao. Độ bền uốn thường từ 900 – 1200 mpa tương đương với 3 – 5 lần răng thật. Con số này cũng bằng với răng sứ được làm bằng Lithium Disilicate. Vì vậy mà bạn có thể ăn nhai như bình thường, không lo sứt mẻ.
Răng sứ Zirconia có độ cứng lớn là một lợi ích trong hầu hết trường hợp nhưng đôi khi nó có thể là bất lợi vì khó chế tác thành các cầu răng đòi hỏi độ đàn hồi cao. Bên cạnh đó, nó có thể tạo lực ăn nhai lớn gây mài mòn các răng đối diện.
3.3. Về công nghệ sản xuất
Trước kia khi làm răng sứ kim loại bạn phải mất 3 – 5 buổi hẹn để hoàn tất phục hình răng, bao gồm các khâu lấy mẫu, kỹ thuật viên chế tác, nung và đúc, thử răng và điều chỉnh. Bên cạnh đó, việc lấy dấu răng bằng cao su và vận chuyển nó từ phòng nha đến nơi chế tác cũng ảnh hưởng đến độ chính xác ít nhiều. Sau này, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thiết kế và sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính CAD/CAM ra đời để chế tác sứ Zirconia và sứ thuỷ tinh đã giải quyết được những vấn đề này. Răng sứ Zirconia được kiểm soát bởi công nghệ CAD/CAM giúp tăng tốc độ chế tạo, chỉ cần 1 buổi hẹn là khách hàng có thể hoàn tất quy trình bọc răng sứ.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn mang đến độ chính xác cực cao. Kỹ thuật viên sử dụng một máy phay nha khoa để thiết kế ra răng sứ có độ chính xác cao đến 4 chữ số thập phân, phù hợp cho từng đối tượng. Vì vậy, răng sứ Zirconia vừa khít với răng thật, không có khoảng trống giữa hai răng. Do đó tránh thức ăn bám dính vào răng sứ, ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…
3.4. Về tính tương thích sinh học
Zirconia oxyd đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phục hình y tế như thay thế khớp từ năm 1960. Sau đó 30 năm, nó được ứng dụng vào ngành nha khoa để làm trụ nội nha. Mão sứ, veneer được bán trên thị trường từ năm 2010. Như vậy, sứ Zirconia có một lịch sử sử dụng lâu dài trong cơ thể con người nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng.
Với những người có cơ địa nhạy cảm sẽ nguy cơ cao bị phản ứng với một số kim loại làm răng sứ như coban, crom… Dị ứng khiến bạn cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu, vùng nướu bị sưng lên… gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ răng miệng. Vấn đề này hoàn toàn được giải quyết bởi vật liệu Zirconia – nó là một trong những vật liệu mà cơ thể không nhận là vật lạ và đào thải ra ngoài.
3.5. Về khả năng bảo tồn răng thật
Zirconia là vật liệu cực kỳ bền chắc nên khi sử dụng các khí cụ để chế tác nó có thể tạo ra được các răng sứ mỏng. Điều đó nghĩa là các bác sĩ nha khoa có thể giảm tối đa lượng men răng cần mài mòn. Vì vậy, người dùng có cảm giác ăn nhai như thật, không thấy cộm khó chịu như răng sứ kim loại.
Theo tiêu chuẩn mài răng trong bọc răng sứ, các góc và cạnh sắc của răng phải được mài tròn. Lề của lợi yêu cầu độ sâu tối thiểu là 0,6mm. Thành trục răng có độ sâu tối thiểu 1mm với độ giảm khớp cắn giải phẫu là 1,5mm. Quy trình mài răng này cũng đúng với tiêu chuẩn để làm răng sứ thuỷ tinh, sứ Zirconia. Thực tế, nếu bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao và tuỳ thuộc vào độ dày của răng sứ, tỷ lệ mài răng có thể đạt mức tối thiểu mà vẫn cho răng với độ bền tốt.
Trong khi đó, răng sứ kim loại có độ cứng kém hơn nên phải cẩn thận trong việc chế tác, các răng sứ nguyên bản hoặc miếng dán dễ bị dày hơn. Vì vậy mà các bác sĩ nha khoa phải mài răng nhiều hơn để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho răng sứ.
3.6. Về tuổi thọ
Mỗi thương hiệu thường có công thức riêng, kết hợp các thành phần khác nhau để giúp tăng tuổi thọ của răng sứ Zirconia.
Thông thường, răng sứ bằng kim loại chỉ được các đơn vị nha khoa bảo hành trong 1 – 2 năm, thậm chí có những cơ sở không bảo hành. Trong khi đó, do được làm bằng sứ Zirconia nguyên khối nên răng sứ chế tác bởi vật liệu này tồn tại ít nhất trong 5 năm, có những loại được bảo hành 10 – 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn (với dòng Nacera). Còn với răng sứ thuỷ tinh thường là 15 năm.
3.7. Về giá thành
Tùy từng loại răng sứ Zirconia khác nhau mà chi phí dao động từ 3 – 12 triệu đồng/răng. So với răng sứ bằng kim loại thì giá thành của nó đắt hơn nên nhiều đối tượng khách hàng cân nhắc suy nghĩ. Một số loại răng sứ Zirconia như Cercon, Ceramill… có giá thành bằng răng sứ thủy tinh, khoảng 6 – 8 triệu đồng/răng.
Như vậy, răng sứ Zirconia có nhiều ưu điểm vượt trội như tính thẩm mỹ cao, độ bền, tuổi thọ, tính tương thích sinh học, khả năng bảo tồn răng thật… so với răng sứ bằng kim loại. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm đáng chú ý là giá thành cao hơn nhiều. Ngoài ra, sứ thủy tinh thích hợp với răng thật màu trắng trong thì sứ Zirconia phù hợp hơn với răng sứ màu trắng ngà.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/what-you-need-to-know-about-dental-crowns-made-from-zirconia