Trong văn hóa người Việt, răng khểnh đại diện cho “nét duyên ngầm” mà không phải cô gái nào cũng có. Bởi vậy, khi Nha khoa thẩm mỹ phát triển, không ít chị em lựa chọn trồng răng khểnh để sở hữu nụ cười duyên dáng trong mơ. Vậy trồng răng khểnh diễn ra như thế nào và có nên hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Răng khểnh là gì?
Về bản chất, răng khểnh là răng nanh (hay răng số 3) bị mọc lệch so với quỹ đạo của cung hàm. Thay vì mọc thẳng và song song với những răng khác thì răng khểnh có xu hướng mọc chếch ra phía ngoài hoặc trong từ 5 – 10 độ.
Một chiếc răng khểnh đẹp cần phải mọc cân đối, kích thước vừa phải, không quá nhọn hoặc nhô lên khỏi khuôn miệng. Trường hợp răng khểnh mọc quá chếch lên cao, mọc lệch hẳn vào trong, gây mất cân đối trục giữa hàm răng hay mọc chen chúc sẽ làm mất tính thẩm mỹ, khiến khuôn mặt kém duyên đi.

Mỗi người có thể mọc từ 1 – 2 răng khểnh trong độ tuổi từ 12 – 13 tuổi. Nhiều người coi răng khểnh là nét duyên ngầm nhưng trong nha khoa chúng lại được xếp vào một dạng lệch, sai khớp cắn gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng nướu.
Mặc dù vậy, không ít người vẫn mong muốn sở hữu một chiếc răng khểnh dễ thương, duyên dáng. Trường hợp này, bạn cần tìm tới những cơ sở nha khoa uy tín, lựa chọn bác sĩ giỏi để có thể sở hữu một chiếc răng khểnh đẹp mà hạn chế tối đa các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
2. Trồng răng khểnh có những phương pháp nào?
Để tạo ra một chiếc răng khểnh đẹp, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của răng số 3 trên cung hàm. Cụ thể:
Đắp composite tạo hình răng khểnh
Phương pháp đắp composite tạo hình răng khểnh từ răng số 3 (răng nanh) được áp dụng cho những người có răng nanh khỏe mạnh, mọc đúng đúng quỹ đạo trong cung hàm. Các bác sĩ sẽ sử dụng composite đắp trực tiếp lên bề mặt răng nanh để tạo ra độ chếch hài hòa với khuôn môi và gương mặt.

Quá trình tạo hình răng khểnh bằng đắp composite lên răng số 3 được thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh khoang miệng và vùng răng cần đắp composite
- Bước 2: Đắp composite và tiến hành tạo hình cho răng số 3 giống răng khểnh, đạt được độ hài hòa cao nhất với gương mặt.
- Bước 3: Chiếu laser hóa cứng composite
Quá trình tạo hình răng khểnh bằng đắp composite diễn ra nhanh chóng, không gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh. Bạn chỉ cần từ 20 – 30 phút là có thể sở hữu một chiếc răng khểnh giả đẹp, tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như: dễ tạo mảng bám thức ăn gây sâu răng thật, tuổi thọ chỉ từ 2 – 3 năm và độ bền kém, dễ bị rơi, vỡ khi có lực tác động.
Bọc sứ tạo răng khểnh
Phương pháp bọc sứ tạo răng khểnh có thể áp dụng cho những người có răng nanh khỏe mạnh hoặc mọc lệch không đáng kể trong cung hàm. Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng nanh đi sau đó bọc lại bằng 2 mão sứ. Trong đó, mão sứ 1 chụp lên cùi răng và mão thứ hai được tạo hình giống răng khểnh bọc trực đè lên mão sứ 1.

Quá trình bọc sứ tạo răng khểnh như sau:
- Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh răng làm sạch răng số 3, sau đó mài nhỏ răng và lấy dấu răng.
- Bước 2: Dựa theo dấu răng lấy được, các kỹ thuật viên chế tạo 2 mão răng. Trong đó, một mão răng chụp lên răng thật và một mão răng khểnh giả có độ lệch, bề dày và chiều cao phù hợp với gương mặt.
- Bước 3: Dán hai mão răng lên răng số 3 là hoàn tất quá trình tạo răng khểnh.
Phương pháp bọc răng sứ tạo răng khểnh có tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao, có thể kéo dài từ 10 – 15 năm, thậm chí là trọn đời nếu chăm sóc tốt. Chiếc răng này cũng rất vững chắc, có thể hoạt động ăn nhai linh hoạt, bình thường như răng thật.
Tuy nhiên, quá trình mài răng khiến răng thật tổn hại và trở nên nhạy cảm hơn, chi phí cũng cao hơn nên bạn có thể cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
Dán sứ siêu mỏng tạo răng khểnh
Dán sứ tạo răng khểnh là phương pháp được áp dụng cho những người có răng nanh mọc bình thường muốn trồng răng khểnh. Phương pháp này sử dụng một miếng dán sứ mỏng được tạo hình giống răng thật dán trực tiếp lên bề mặt răng số 3.

Quy trình dán sứ tạo răng khểnh như sau:
- Bước 1: Khám tổng quát răng miệng, vệ sinh răng cần dán sứ, sau đó tiến hành mài mỏng lớp men răng (khoảng 0.2 – 0.5mm).
- Bước 2: Bác sĩ lấy dấu răng để tạo hình miếng dán sứ giống răng khểnh phù hợp với khuôn môi và gương mặt người bệnh.
- Bước 3: Gắn cố định miếng dán sứ lên bề mặt răng và hướng dẫn người bệnh chăm sóc sau đó.
Ưu điểm của phương pháp dán sứ là thời gian thực hiện nhanh, ít gây tổn hại răng và không gây đau đớn khi thực hiện. Bên cạnh đó, miếng dán sứ mỏng tạo hình tự nhiên cho tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, sau khi dán sứ bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ càng để tránh hình thành mảng bám thức ăn gây hôi miệng, viêm lợi,…
Cấy ghép implant tạo răng khểnh
Phương pháp cấy ghép implant tạo răng khểnh được áp dụng cho những người bị hư hỏng hoặc mất hẳn răng số 3. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép một răng giả hoàn toàn mới có độ nghiêng phù hợp, giả như một chiếc răng khểnh.

Quy trình cấy ghép implant tạo răng khểnh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bác sĩ kiểm tra, đánh giá và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có)
- Bước 2: Cắm trụ implant với góc nghiêng phù hợp và đợi trụ tích hợp với xương hàm.
- Bước 3: Gắn khớp nối abutment và mão răng sứ để tạo thành răng khểnh giả.
Răng khểnh được tạo ra bằng phương pháp cấy ghép implant có độ chắc chắn cao, hoạt động linh hoạt và tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên, trồng implant có chi phí cao nên bạn cần tìm hiểu kỹ.
2. Trồng răng khểnh giá bao nhiêu?
Chi phí của các phương pháp trồng răng khểnh sẽ dao động ở khoảng giá khác nhau do các yếu tố về: nguyên vật liệu, kỹ thuật thực hiện, thời gian thực hiện và máy móc hỗ trợ. Dưới đây là mức giá của các phương pháp trồng răng khểnh tại Nha khoa Phú Hòa để bạn đọc tham khảo.
Đắp Composite tạo răng khểnh
Đây là phương pháp có chi phí rẻ nhất do quá trình thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 500.000 đồng là có thể tạo hình được một chiếc răng khểnh như ý muốn. Trường hợp muốn đính đá lên răng khểnh, bạn cần chuẩn bị sẵn đá và có thể mất thêm một chút chi phí đính đá.
Bọc – Dán sứ tạo răng khểnh
Chi phí cho răng khểnh bọc sứ chênh lệch chủ yếu do chất liệu chế tạo mão răng. Tại Nha khoa Phú Hòa, răng khểnh bọc sứ có mức giá dao động từ 1.000.000 – 10.000.000 đồng/ răng. Cụ thể:
- Răng sứ kim loại thường (Ni, Cr): 1.000.000 đồng/ răng.
- Răng sứ Vivadent France (Cr, Co): 1.200.000 đồng/ răng.
- Răng sứ Jelenko USA (Cr, Co): 1.500.000 đồng/ răng
- Răng sứ Titan: 2.500.000 đồng/ răng
- Răng sứ không kim loại Cercon: 5.000.000 đồng/ răng (BH 5 năm)
- Răng sứ không kim loại Emax Nanoceramics: 6.000.000 đồng/ răng (BH 15 năm)
- Răng sứ không kim loại Zir Press: 8.000.000 đồng/ răng (BH 20 năm)
- Răng sứ không kim loại Nacera: 10.000.000 đồng/ răng (BH trọn đời)
Cấy ghép implant tạo răng khểnh
Chi phí trồng răng khểnh implant dao động chủ yếu do chất liệu trụ implant. Dưới đây là mức giá của một số loại trụ implant để bạn tham khảo:
- Dentium Implant (USA): 25.000.000 đồng/ trụ.
- Dentium Implant (Hàn Quốc): 20.000.000 đồng/ trụ.
- Ostem (Hàn Quốc): 20.000.000 đồng/ trụ.
- JD (Ý): 25.000.000 đồng/ trụ.
- Straumann (Thụy Sỹ): 41.700.000 đồng/ trụ.

3. Có nên trồng răng khểnh hay không?
Hiện nay, việc can thiệp tạo ra một chiếc răng khểnh là hoàn toàn không khó. Thế nhưng, do cấu trúc sai lệch với các răng trong hàm, trong và sau quá trình trồng răng khểnh, người bệnh có thể đối diện với những vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy nên, biện pháp này không được các bác sĩ khuyến khích.

Trường hợp bị gãy, mất răng nanh thì việc cấy ghép phục hình răng đảm bảo chức năng ăn nhai là điều cần thiết. Tuy nhiên, theo các bác sĩ bạn không nên cố tình tạo hình thành dáng răng khểnh, thay vào đó hãy lựa chọn trồng răng bình thường để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Như vậy, việc trồng răng khểnh là không cần thiết và không được các bác sĩ Nha khoa khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn sở hữu nét duyên này, hãy tìm đến những cơ sở uy tín, bác sĩ có trình độ cao và tay nghề giỏi để hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro.