Trám răng thẩm mĩ là gì?
– Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật không chỉ phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai mà còn trả lại cho răng màu sắc tự nhiên, hơn nữa có thể che đậy những khuyết điểm của men răng. Phương pháp này sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt răng, giúp cải thiện tình trạng sâu răng, đưa răng trở về tình trạng ban đầu và hạn chế sâu răng quay lại. Phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng cũng như hàm mặt, vì không cần mài cùi hay chụp răng.
Mục lục
1. Trám răng được chỉ định trong những trường hợp:
- Sâu răng:
Bác sĩ dùng vật liệu trám lên các lỗ sâu trên răng, ngăn không cho thức ăn thừa và vi khuẩn xâm nhập vào những lỗ này hủy hoại tủy răng.
- Trám răng cho răng sâu
- Mòn răng:
Rất nhiều người thường có thói quen đánh răng rất mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng khiến cho lớp men răng bị mòn dần và lộ lớp ngà răng dẫn đến răng rất dễ bị nhạy cảm bởi các thức ăn nóng hoặc lạnh. Do vậy, trám những vết mòn này là giải pháp tối ưu bảo vệ lớp ngà răng.
- chấn thương:
Trong nhiều trường hợp do bị chấn thương mà các răng bị vỡ, mẻ trám răng giúp phục hình hình dáng ban đầu, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai của răng.
- nhu cầu thẩm mỹ:
Khi răng bị xỉn màu kém thẩm mỹ thì bạn có thể sử dụng vật liệu trám răng có màu sáng đẹp như màu răng thật để bọc lên bề mặt răng, “ thay áo mới” cho răng.
- khắc phục khiếm khuyết của răng:
Rất nhiều bệnh nhân bẩm sinh răng bị thưa, đặc biệt là răng cửa thì càng khiến chủ nhân thiếu tự tin. Trám răng là phương pháp đơn giản và nhanh chóng đem lại một hàm răng toàn diện.
2. Các phương pháp trám răng phổ biến hiện nay:
- Trám răng bằng vật liệu composite
- Trám răng bằng vật liệu amalgam
- Trám răng bằng vật liệu gic
- Trám răng bằng vật liệu vàng và quý kim
- Trám răng bằng vật liệu sứ inlay/onlay
3. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp trám răng thẩm mĩ
1. Trám răng bằng vật liệu Composite
Composite là một loại chất liệu được sử dụng trám răng thẩm mỹ hiện đại có nhiều ưu điểm nhất hiện nay. Vì nó có nhiều tính năng vượt trội hơn các vật liệu truyền thống khác.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, màu giống răng tự nhiên
- Đa dạng màu sắc phù hợp với màu răng của từng người
- Độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cao.
- Ít phá hủy cấu trúc của răng.
- Chi phí không cao
Nhược điểm
- Miếng trám sẽ đổi màu sau vài năm
- Hạn chế nhai đồ cứng với lực mạnh vì miếng trám có thể bong tróc.
2. Trám răng bằng vật GIC
Đây là loại xi măng trám ra đời sau amalgam và được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, dùng để trám các lỗ xoang lớn và có màu trắng bột
Ưu điểm
- Tuổi thọ của miếng trám kéo dài là 10 đến 15 năm.
- Có thể chịu được lực nhai mạnh.
- Chi phí thấp hơn so với các chất trám tổng hợp khác.
Nhược điểm
- Có màu không trùng khớp với màu răng nên tính thẩm mĩ không cao.
- Phá hủy cấu trúc của răng nhiều hơn: lỗ sâu được khoan đủ lớn để có thể lưu giữ được miếng trám.
- Một số ít trường hợp có phản ứng dị ứng với mặt thủy ngân trong hỗn hợp trám răng.
3. Trám răng bằng vật liệu vàng và quý kim
Đây là loại hợp kim bằng vàng, hoặc một số kim loại quý khác như bạc, hơn nữa giúp tăng tính cứng chắc cho miếng trám. Dùng phổ biến để trám cho răng hàm do màu sắc quá chênh lệch với răng thật
Ưu điểm:
- Độ thẩm mỹ cao hơn amalgam, những vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
- Trong hỗn hợp có chứa flour chống sâu răng.
- Màu sắc gần giống với răng thật.
- Chi phí thấp.
Nhược điểm:
- Độ bền không cao.
- Khả năng chịu lực và chống mòn kém.
4. Trám răng bằng vật liệu sứ inlay/onlay
Hiện nay, trám răng sứ inlay/onlay cũng là một kỹ thuật phục hình cho răng 1 cách hiệu quả bằng cách chế tạo ra một miếng trám bằng vật liệu sứ nha khoa cao cấp đảm bảo phục hình như răng thật. Nó phù hợp với trường hợp sứt mẻ lớn, tuy nhiên đòi hỏi thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn và thường áp dụng chủ yếu cho răng hàm.
Ưu điểm:
- Có độ bền cao, kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm, không ăn mòn.
- Chịu lực tốt, chịu lực nhai bình thường.
- Về mặt thẩm mỹ, ánh vàng nhìn dễ chịu hơn so với ánh trám bạc.
Nhược điểm:
- Màu sắc không giống răng tự nhiên
- Chi phí cao
- Mất thời gian, bệnh nhân phải đến phòng nha ít nhất 2 lần.
- Có thể gây ra hiện tượng sốc mạ, tức bị đau nhói, tuy nhiên hiện tượng này rất hiếm xảy ra.
Bảng giá
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Trám tạm Eugenate | 1 răng | 100,000 |
Trám bít hố rãnh | 1 răng | 200,000 |
Trám răng sữa | 1 răng | 200,000 |
Trám GIC (Glass Inomer Cement) (Trám Fuji) | 1 răng | 250,000 |
Trám cổ răng | 1 răng | 300.000 |
Trám composite | 1 răng | 300.000 |
Trám răng thẩm mỹ LASER TECH | 1 răng | 500,000 |
Trám Inlay – Onlay sứ | 1 răng | 4,000,000 |