Phục hình răng sứ trên implant là công đoạn cuối cùng để mang lại cho bạn một chiếc răng implant chắc khỏe và tự nhiên như răng thật. Đây là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Bạn có thể tìm hiểu rõ quy trình phục hình răng sứ trên implant trong nội dung dưới đây.
Mục lục
1. Phục hình răng sứ trên implant là gì?
Phục hình răng sứ trên implant có thể hiểu đơn giản là kỹ thuật lắp ghép mão răng sứ vào trụ implant thông qua khớp nối Abutment. Quá trình phục hình răng sứ thường được thực hiện sau 3 – 6 tháng kể từ khi trụ implant được cấy vào xương hàm. Lúc này, trụ implant đã được tích hợp và đóng vai trò như một chân răng thật.

Việc phục hình răng sứ trên implant có thể đem lại nhiều lợi ích như:
- Hoàn thiện cấu trúc răng hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu ăn nhai của người bệnh.
- Giải quyết vấn đề thẩm mỹ, giúp người bệnh rạng rỡ và tự tin hơn khi giao tiếp.
- Tăng tính ổn định và thống nhất cấu trúc của răng implant, nhờ đó tăng khả năng chịu lực giúp răng có độ bền cao và tuổi thọ vĩnh viễn.
2. Quy trình phục hình răng sứ trên implant
Phục hình răng sứ implant nằm là một kỹ thuật độc lập được thực hiện sau khi người bệnh cấy implant thành công. Quy trình cụ thể diễn ra như sau:
2.1 Khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành khám vết thương tại vùng cấy implant đã lành chưa, đồng thời kiểm tra các bệnh lý răng miệng hiện tại. Sau đó, người bệnh được chỉ định chụp X – quang hoặc chụp CT nhằm xác định mức độ tích hợp của trụ implant vào xương hàm.

2.2 Gắn trụ lành thương (healing cap hay healing abutment)
Nếu kết quả thăm khám cho thấy người bệnh khỏe mạnh, trụ implant đã tích hợp hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành gắn trụ lành thương. Trụ lành thương là một thiết bị trung gian kết nối trụ implant và môi trường miệng, tạo hình này giúp thân răng có thể ôm khít lợi như răng thật.

Trụ lành thương được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên cấu tạo hoặc chất liệu. Sau khi thăm khám implant, bác sĩ sẽ tư vấn loại trụ lành thương phù hợp với trụ implant, tình trạng mô nướu và điều kiện tài chính của người bệnh.
2.3 Lấy dấu răng
Quá trình phục hình răng sứ được thực hiện sau khoảng 3 – 5 ngày khi các mô nướu phát triển ổn định quanh trụ lành thương. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành lắp khớp nối Abutment lên trụ implant và lấy dấu răng để chế tác mẫu răng sứ.

Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ lựa chọn và tư vấn cho bạn màu răng tự nhiên, phù hợp với màu răng thật cũng như màu da. Nếu người bệnh có yêu cầu đặc biệt về màu răng cũng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
2.4 Phục hình răng sứ
Các thông tin về dấu răng, màu sắc, kích thước và hình dáng răng sẽ được chuyển về phòng Labo để chế tác răng sứ. Sau khi mão răng được chế tác, các bác sĩ sẽ lắp thử nghiệm trên cấu trúc mô phỏng hàm của người bệnh để kiểm tra khớp cắn và tính thẩm mỹ của mão răng mới.

Nếu tất cả yếu tố đều đạt chất lượng, bác sĩ sẽ sử dụng ốc vặn hoặc ciment chuyên dụng để lắp mão răng lên trụ implant thông qua khớp nối Abutment. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hẹn lịch để người bệnh tái khám định kỳ nhằm kiểm tra chức năng ăn nhai và khắc phục những vấn đề người bệnh gặp phải khi sử dụng răng mới.
Xem đầy đủ: Quy trình trồng răng giả implant gồm mấy bước
3. Nên dùng loại mão sứ nào cho implant?
Nếu như khi chọn trụ implant cần quan tâm đến tuổi thọ và khả năng tích hợp xương hàm thì với mão sứ, người bệnh thường chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ và độ bền của răng.
Mão sứ sử dụng trong cấy răng implant được chia làm 2 loại, gồm:
- Mão sứ kim loại: Được thiết kế với phần bên khung bên trong làm từ kim loại và phủ lớp sứ ở bên ngoài. Chất liệu kim loại được sử dụng phổ biến như: Cr, Co, Ni, Titan, vàng, bạc…
- Mão toàn sứ: Toàn bộ chất liệu từ sứ, không chứa kim loại.
Xét về ưu – nhược điểm của từng loại mão sứ, có thể nhận thấy như sau:
- Mão sứ kim loại
Mão sứ kim loại có khả năng chịu lực tương đương răng thật (khoảng 360Mpa) và chi phí thấp hơn mão toàn sứ. Nếu không sử dụng kim loại quý như vàng thì giá thường dao động ở mức 1.000.000 – 3.000.000 đồng/ răng.

Tuy nhiên, tính thẩm mỹ kém, dễ bị đổ bóng đen khi có ánh sáng chiếu vào, màu sắc thiếu tự nhiên nên dễ dàng nhận ra răng giả. Sau khoảng 3 – 5 năm sử dụng, phần kim loại có hiện tượng oxy hóa gây đen chân răng. Thậm chí, phần đen có thể lan xuống khiến nướu bị ố màu, rất khó để khắc phục sau này.
→ Xem chi tiết về ưu – nhược điểm của mão sứ kim loại
- Mão toàn sứ
Vì không có khung kim loại nên mão toàn sứ có màu sắc đẹp, trong và lên màu tự nhiên như răng thật. Bên cạnh đó, mão toàn sứ hoàn toàn an toàn với cơ thể, không gây kích ứng hay có hiện tượng oxy hóa nên sẽ không bị đen nướu hay chân răng.

Khả năng chịu lực của mão toàn sứ có thể lên đến 900 Mpa, tức là gấp 4 – 5 lần răng thật. Mão sứ cũng có độ bền và tuổi thọ cao hơn hẳn mão sứ kim loại, khoảng 15 – 25 năm. Tuy nhiên, chi phí của mão răng toàn sứ cũng cao hơn hẳn, thường dao động ở mức 5.000.000 – 10.000.000 đồng/ răng.
→ Xem chi tiết về ưu – nhược điểm của răng sứ toàn sứ
3. Phục hồi răng sứ trên implant giá bao nhiêu?
Chi phí cụ thể cho việc phục hồi răng sứ trên implant sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc chủ yếu vào chất liệu răng sứ. Tại Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, bạn có thể lựa chọn đa dạng các loại mão sứ với mức giá khác nhau.
3.1 Chi phí phục hình răng sứ kim loại
Chi phí của một số loại mão răng sứ được sử dụng phổ biến trong quá trình trồng răng implant gồm:
- Mão sứ kim loại thường (Ni, Cr): 1.000.000 đồng/ răng.
- Mão sứ Vivadent France (Cr, Co): 1.200.000 đồng/ răng.
- Mão sứ Jelenko USA (Cr, Co): 1.500.000 đồng/ răng
- Mão sứ Titan: 2.500.000 đồng/ răng
3.2 Chi phí phục hình răng toàn sứ
Chi phí của các loại mão toàn sứ trong trồng implant tại Nha khoa Phú Hòa như sau:
- Mão sứ Cercon: 5.000.000 đồng/ răng (BH 5 năm)
- Mão sứ Emax Nanoceramics: 6.000.000 đồng/ răng (BH 15 năm)
- Mão sứ Zir Press: 8.000.000 đồng/ răng (BH 20 năm)
- Mão sứ Nacera: 10.000.000 đồng/ răng (BH trọn đời)
4. Chăm sóc răng sứ implant thế nào?
Quá trình chăm sóc quyết định khả năng phục hồi và độ bền của răng implant. Dưới đây là một số lưu ý sau khi trồng răng implant.
4.1 Về chế độ ăn uống
Chế độ và thói quen ăn uống sai cách có thể tác động lên răng implant và gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Vì vậy, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên cho bạn như sau:
- Trong 2 – 3 tuần đầu sau phục hình răng sứ, bạn nên ưu tiên lựa chọn những món ăn lỏng, mềm để tránh tạo áp lực quá nhiều lên răng implant.
- Tránh ăn những món ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay nóng khiến vết thương ở răng implant lâu hồi phục hơn.
- Kiêng sử dụng những sản phẩm chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… bởi có thể gây kích thích, tăng phản ứng viêm tại vết thương cấy răng.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều đường, béo trước khi đi ngủ bởi có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng.
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa. Những thực phẩm này giúp vết thương nhanh lành, tăng đề kháng và giảm tình trạng viêm nhiễm.

4.2 Về lối sống
Nhiều người cho rằng chế độ sinh hoạt không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng thực tế thì ngược lại. Những người thức quá khuya, ngủ không đủ giấc hay thường xuyên căng thẳng sẽ mất nhiều thời gian hơn để răng implant tích hợp và hồi phục.
Bởi vậy, bạn cần chủ động thiết lập thời gian biểu khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ và tránh stress kéo dài. Bên cạnh đó, tăng cường tập luyện thể dục thể thao có thể giúp tinh thần thoải mái và vết thương nhanh lành hơn.
4.3 Về thói quen chăm sóc răng miệng
Sau khi phục hồi răng sứ trên implant, nhiều người vì sợ đau mà thường bỏ qua hoặc cắt giảm thao tác chăm sóc răng miệng. Thế nhưng, hành động này có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, làm giảm khả năng phục hồi tổn thương và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng răng miệng.

Theo các bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ việc đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sau khi ăn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc lựa chọn những loại bàn chải chuyên dụng, lông mềm để hạn chế va chạm, gây tổn thương cho răng nướu. Sau mỗi 3 – 4 tháng, người bệnh cần thay mới bàn chải để đảm bảo khả năng làm sạch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tăm nước, nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để thay thế hoặc kết hợp với phương pháp đánh răng truyền thống. Điều này giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên kẽ răng tốt hơn, duy trì độ trắng sáng và chắc khỏe.
4.4 Về công tác thăm khám răng miệng
Sau khi phục hình răng sứ, quá trình trồng răng implant đã hoàn thiện. Tuy nhiên, người bệnh không vì thế mà lơ là việc tái khám sau đó.

Theo các bác sĩ, việc tái khám giúp kiểm tra độ tương thích của răng implant mới với các răng xung quanh và đánh giá chức năng ăn nhai của người bệnh. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong thời gian này, bác sĩ có thể kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục, ngăn biến chứng nghiêm trọng. Bởi vậy, người bệnh cần tuân thủ thời gian tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Phục hình răng sứ trên implant là kỹ thuật khó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự linh hoạt và tính thẩm mỹ sau này. Bởi vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Tại Hà Nội, bạn có thể đến Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Đây là đơn vị sở hữu nhiều bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chuẩn hóa, đảm bảo tối đa quyền lợi và trải nghiệm thoải mái của người bệnh.