Không ít người gửi câu hỏi tới Nha khoa Quốc tế Phú Hòa thắc mắc rằng: Không biết liệu bọc răng sứ có bị rớt ra ngoài hay không? Có thì xảy ra trong trường hợp nào và cách khắc phục? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Răng sứ bị rớt ra trong những trường hợp nào?
Nhiều người nghĩ rằng răng sứ có thể bị rớt ra ngoài nhưng thực ra nó không hề dễ dàng như vậy. Khi tiến hành bọc răng, các bác sĩ nha khoa sử dụng một loại keo xi măng chuyên dụng để gắn răng sứ với răng thật. Vì vậy mà rớt răng sứ ra ngoài là một việc hiếm khi xảy ra. Răng sứ chỉ có thể lấy ra từ từ bằng việc cắt thành nhiều mảnh nhỏ nhờ các khí cụ nha khoa chuyên dụng.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đặc biệt như lực ăn nhai quá mạnh, tay nghề của bác sĩ kém, răng sứ hết tuổi thọ… thì có nguy cơ bị rớt răng sứ ra ngoài.
1.1. Lực ăn nhai quá mạnh
Bạn đang nhai thức ăn quá cứng, quá dai nhưng đột nhiên cảm thấy có thứ gì đó lạ và lổn nhổn trong khoang miệng. Rồi sau đó chợt nhận ra, chiếc răng sứ của mình bị lệch so với ban đầu.
Khi răng sứ đã bị lệch, bạn nên đi đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Nếu tiếp tục ăn nhai như bình thường có thể khiến răng sứ rớt ra ngoài hoàn toàn.
1.2. Răng sứ hết tuổi thọ
Tùy thuộc vào loại răng sứ mà có tuổi thọ khác nhau như răng sứ kim loại thường 5-7 năm, răng sứ toàn sứ từ 10-20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên thời gian này có phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng răng ban đầu, độ khít với răng thật và cách bạn chăm sóc chúng. Vì vậy mà nhiều người không nhận ra rằng răng sứ của ho đã hết tuổi thọ cho đến khi nó trở nên lỏng lẻo và thực sự rớt ra ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khoang miệng chứa nhiều nước bọt, vi khuẩn phá vỡ lớp keo liên kết giữa cùi răng thật và răng sứ khiến chúng không còn chắc chắn nữa.
1.3. Tay nghề kỹ thuật của bác sĩ
Lắp răng sứ đòi hỏi một bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao bởi nếu lắp không đúng cách răng có thể lệch so với vị trí mình mong muốn khiến răng khấp khểnh. Trong nhiều trường hợp bác sĩ không dùng đủ xi măng nha khoa để gắn chặt răng thật và răng sứ. Lúc này chỉ với lực ăn nhai nhỏ nhưng thường xuyên sẽ không giữ được răng thật mà khiến nó rơi ra ngoài.
1.4. Chiều cao răng quá thấp
Không phải lúc nào cũng có thể làm được răng sứ bền, đẹp. Chiều cao quá thấp có thể không đủ để giữ được răng sứ, hoặc khi mài quá nhiều sẽ làm răng dễ bị buột ra.
1.5. Mắc bệnh lý răng miệng
Đôi khi, sâu răng là nguyên nhân khiến răng sứ của bạn rớt ra ngoài. Sâu răng làm ảnh hưởng tới phần dưới thân răng. Vi khuẩn di chuyển xuống và bắt đầu phân hủy răng, đặc biệt khi chất liên kết nha khoa bị mòn trong môi trường acid. Quá trình diễn ra từ từ dẫn đến răng thật không còn vừa khít với mão răng sứ nữa, thân trăng trở nên lỏng và dễ bị rơi ra ngoài.
1.6. Tật nghiến răng
Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, một thói quen không tốt như nghiến răng có thể khiến răng sứ rớt ra ngoài. Bởi nó tạo một lực tác động dù nhẹ nhưng liên tục lên răng sứ. Lâu dần làm suy yếu thân răng thật và làm mòn mão răng, kéo răng sứ ra khỏi vị trí ban đầu. Bạn có thể thấy răng hoặc hàm bị đau vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau nhức suốt cả ngày.
2. Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị rớt ra ngoài?
Khi bị rớt răng sứ ra ngoài cần đi đến cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt. Nếu không, răng thật sau khi mài tiếp xúc với không khí, vi khuẩn gây hại có nguy cơ bị nhiễm trùng, kích ứng răng miệng. Các dây thần kinh và mô nhạy cảm của răng có thể bị lộ ra ngoài, nhạy cảm với nhiệt độ. Vì vậy nên hạn chế ăn uống trong khi răng sứ rớt ra ngoài, đặc biệt những đồ ăn quá lạnh, cay, giòn, dai và cứng.
Điều đầu tiên bạn nên làm khi bị rớt răng sứ là liên hệ với bác sĩ nha khoa càng nhanh càng tốt để đặt lịch khám. Bạn cần giữ răng sứ trong một hộp nhỏ, sạch sẽ và mang nó đến cơ sở nha khoa. Thông thường các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương, tính toàn vẹn của mão răng để tư vấn cách khắc phục.
– Răng sứ vẫn còn nguyên vẹn, cùi răng thật chắc khỏe: Bạn không nên tự mình gắn lại răng bằng keo nha khoa tự mua mà nên đến gặp các bác sĩ nha khoa. Họ sẽ tiến hành làm sạch lại răng sứ, vệ sinh cùi răng thật. Sau đó dùng keo xi măng nha khoa để cố định lại cho chắc chắn và vừa khít với răng thật.
– Nếu răng rớt ra ngoài bị hư hỏng như sứt, mẻ, biến dạng: Bạn buộc phải tháo ra và thay lại cái mới. Lúc này các bác sĩ có thể sử dụng xi măng nha khoa để gắn lại mão răng tạm thời trong khi làm lại răng sứ mới. Vì chỉ là tạm thời nên bạn cần cẩn thận với nó, hạn chế ăn đồ quá cứng, dai và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
– Răng sứ rớt ra ngoài nguyên vẹn nhưng thân răng thật bị sứt, mẻ: Bạn có thể cần mài răng hoặc thêm một số vật liệu trám để xây dựng lại răng. Vì vậy cũng cần một mão răng mới để đảm bảo độ khít hoàn hảo với thân răng thật.
Nếu bạn không đủ điều kiền để đến gặp bác sĩ sớm, hãy liên lạc và hỏi xem có hướng dẫn đặc biệt nào trong trường hợp này hay không. Có thể bạn cần chú ý:
- Hạn chế nhai bên bị ảnh hưởng để mão răng không bị tổn thương.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm để đảm bảo không có vụn thức ăn sót lại.
- Tránh thức ăn quá dính, cứng hoặc phải nhai nhiều.
Đọc thêm: Điều cần biết khi thay lại răng sứ lần 2
3. Những lưu ý để ngăn chặn răng sứ bị rớt ra ngoài
Một số nguyên nhân gây rớt răng sứ ra ngoài như do tay nghề của bác sĩ thì bạn không thể lường trước và làm gì được. Tuy nhiên bạn có thể chủ động trong việc chăm sóc răng miệng để tăng tuổi thọ của răng sứ, làm giảm khả năng rớt răng sứ ra ngoài.
3.1. Chế độ ăn uống
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá dính và đòi hỏi phải nhai nhiều.
- Hạn chế thực phẩm quá nóng, quá lạnh để tránh tổn thương đến răng thật bên trong và mão răng sứ bên ngoài.
- Giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và acid như bánh, kẹo, các loại nước ngọt… Vì sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển, gây phá hủy men răng tự nhiên.
3.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Vệ sinh sau mỗi bữa ăn, mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần với bàn chải lông mềm. Ưu tiên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa flour.
- Thay bàn chải định kỳ khoảng 3 – 4 tháng/lần để không tạo môi trường cho vi khuẩn gây hại tích tụ.
- Dùng chỉ nha khoa thường xuyên với nước súc miệng. Kết hợp với máy tăm nước để bàn chải có thể đi vào giữa các kẽ răng giúp loại bỏ bất cứ mảng bám nào ở khu vực mà nướu tiếp xúc thân răng và răng.
3.3. Những lưu ý khác
Bên cạnh những yêu cầu chính ở trên, để răng sứ bền đẹp bạn cũng nên:
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng một lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.
- Ngay khi có vấn đề gì về răng sứ, bạn cũng nên đến thăm khám để bác sĩ khắc phục được nhanh nhất.
- Nếu bị nghiến răng vào ban đêm, bạn nên đeo miếng bảo vệ miệng giữ răng sứ được tốt nhất.
4. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ bọc răng sứ top 1 Hà Nội
Để giảm tối đa tỷ lệ răng sứ bị rớt ra ngoài, đem lại kết quả phục hình răng sứ tốt bạn cần lựa chọn chất liệu sứ cao cấp và thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao.
Trong suốt 20 năm qua, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa luôn luôn cải tiến và đem lại dịch vụ làm răng sứ hoàn hảo nhất nên được khách hàng đánh giá là một trong những địa chỉ nha khoa tốt nhất Hà Nội.
Nha khoa có quy trình bọc răng sứ công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế đem lại sự hài lòng tới cho khách hàng. Cùng với đó là cơ sở vật chất gồm các trang thiết bị tân tiến, hiện đại, cập nhật những kỹ thuật mới của thế giới giúp việc thăm khám của bạn nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa có các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết, tỉ mỉ giúp đem lại nụ cười, sự tự tin cho hàng nghìn khách hàng mỗi năm. Bọc răng sứ của Nha khoa đảm bảo có những ưu điểm nổi trội:
- Trắng bóng và trong tự nhiên.
- Form răng hiện đại, cấu trúc răng chuẩn xác, chụp mão sứ khít sát với cùi răng.
- Hạn chế tối đa việc mài răng thật, mài không vượt quá tỷ lệ chuẩn 2mm, không xâm lấn tới tủy xương.
- Khả năng chịu lực cao và ăn nhai như răng thật, thoải mái ăn những món mình thích.
- Thời gian phục hình nhanh chóng.
- Độ bền lâu dài, ổn định nhiều năm, có loại cao cấp bảo hành trọn đời.
Hiện nay, Nha khoa có nhiều dòng răng sứ với các mức chi phí khác nhau. Đặc biệt là dòng răng sứ toàn sứ có độ bền lên đến 15-20 năm, thậm chí là vĩnh viễn, không lo bị rớt ra ngoài:
Loại răng sứ | Chi phí |
Răng sứ kim loại thường (Ni, Cr) | 1.000.000 đồng/răng |
Răng sứ Vivadent France (Cr, Co) | 1.200.000 đồng/răng |
Răng sứ Jelenco USA (Cr, Co) | 1.500.000 đồng/răng |
Răng sứ Titan | 2.500.000 đồng/răng |
Răng sứ Cercon (bảo hành 10 năm) | 5.000.000 đồng/răng |
Răng sứ Emax Nanoceramic (bảo hành 15 năm) | 6.000.000 đồng/răng |
Răng sứ Zir Press (bảo hành 20 năm) | 8.000.000 đồng/răng |
Răng sứ Nacera (bảo hành vĩnh viễn) | 10.000.000 đồng/răng |
Bạn đã sẵn sàng cười tươi hết cỡ, hạnh phúc bên gia đình và người thân, tự tin trong công việc và cuộc sống. Hãy nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE hoặc gọi điện đến hotline 096.209.1063 để được các bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa tư vấn miễn phí nhé!
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/crown-fell-out#treatment
- https://www.bostondentalgroup.com/blog/what-to-do-if-your-dental-crown-falls-off/