Răng số 6 bị sâu và câu hỏi nên giữ hay bỏ?
Răng hàm số 6 hay còn được gọi là răng cấm, là răng đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm. Giúp nghiền thức ăn và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Vậy nếu không may răng số 6 bị sâu thì cần đưa ra phương án giải quyết như thế nào?
Mục lục
Vị trí, vai trò răng số 6 trên hàm răng
Răng hàm số 6 là chiếc răng mọc cuối cùng trong quá trình thay răng sữa ở trẻ. Độ tuổi mọc răng hàm số 6 khoảng 6 – 7 tuổi. Trong giai đoạn này, việc xác định vị trí răng hàm số 6 rất dễ, đó là chiếc răng mọc cuối cùng dưới cùng hàm của trẻ em.
Khi đến độ tuổi trưởng thành, thì việc xác định vị trí răng số 6 trên cung hàm sẽ phức tạp hơn một chút. Răng hàm số 6 được tính bắt đầu từ răng cửa số 1 đếm ngược vào cuối cùng hàm đến răng số 6. Nếu răng khôn của bạn chưa mọc, thì nó sẽ nằm ở vị trí thứ 2 từ cuối cùng hàm lên.
Răng hàm số 6 giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nó thực hiện chức năng nghiền nát thực phẩm giúp dễ tiêu hóa hơn. Do đó, nếu như Răng số 6 bị sâu hay gặp phải một số vấn đề như: viêm tủy răng, răng lung lay do tụt lợi thì cần phải điều trị ngay để đảm bảo chức năng nhai của hàm được hoạt động bình thường, đồng thời sức khỏe tổng thể cũng được đảm bảo tốt nhất.
Nguyên nhân khiến răng số 6 bị sâu
Do không đánh răng
Đây là nguyên nhân rất phổ biến nhất dẫn đến tình trạng răng hàm số 6 dễ bị sâu. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên và nhất là sau khi ăn và uống. Nếu như không thực hiện đều đặn sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể sẽ gây nên những biến chứng nặng nề.
Do đánh răng không đúng cách
Đánh răng thường xuyên là một trong những cách bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên, đánh răng như thế nào mới đúng thì không phải ai cũng biết và nắm rõ. Việc chúng ta đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập. Mà còn có thể gây tổn thương lợi, giúp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.
Thường xuyên ăn vặt, hay nhâm nhi
Chúng ta thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid thì vi khuẩn có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây. Hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng.

Do ăn một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng
Đây một trong những nguyên nhân cơ bản gây sâu răng. Các loại thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, mật ong, kem, đường, socola, bánh cookies, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong nhiều giờ. Và có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.
Răng số 6 nên giữ hay bỏ
Răng số 6 có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc ăn nhai. Vì thế, nếu răng số 6 bị sâu và không may phải nhổ sẽ mang lại nhiều những hậu quả nặng nề trong việc nghiền nát thức ăn nuôi cơ thể và tốn rất kém chi phí khi trồng lại.
Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên lựa chọn phương pháp nhổ loại răng này khi chúng xảy ra vấn đề. Tốt nhất, khi răng của bạn gặp vấn đề. Bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị. Với chuyên môn và thiết bị hỗ trợ hiện đại, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. Nhổ răng số 6 cần phải có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ sau khi thăm khám, chụp phim để đảm bảo an toàn. Đồng thời phòng tránh những sự cố bất ngờ xảy ra.
Các trường hợp cần phải nhổ răng số 6
- Khi răng số 6 bị chấn thương, bị vỡ mẻ mất miếng, gây ra việc chúng không thể thực hiện các hoạt động và chức năng nhai thức ăn của chúng. Cùng với việc không thể phục hồi nguyên trạng ban đầu
- Khi răng số 6 sâu nặng chúng có khả năng lây lan các răng bên cạnh.
- Khi răng số 6 mọc không đúng vị trí, mọc lệch hay che các răng khác khiến mất thẩm mỹ. Và khó thực hiện hoạt động nhai, nghiền nát thức ăn.

Phương pháp điều trị răng số 6 bị sâu
Nếu răng mới chớm sâu
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là trám răng tại lỗ sâu. Bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu, sau đó sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để giúp lấp đầy và kín các lỗ sâu. Ngăn cho vi khuẩn không lây nhiễm vào trong tủy.
Nếu răng bị sâu nặng
Gây ra viêm tủy, phá hủy mô răng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm nhiễm của răng mà sẽ tiến hành nội nha và phục hồi hình dáng răng. Trong trường hợp sâu răng ăn gần hết răng, gây hoại tử, viêm nhiễm nặng. Và có nguy cơ ảnh hưởng tới răng bên cạnh. Thì các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng rồi cấy ghép răng mới.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về răng hàm số 6. Về vị trí, vai trò, nguyên nhân, phương pháp điều trị răng số 6. Hi vọng các bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra sâu răng để có cách phòng tránh hiệu quả nhất.