Sâu răng được coi là một loại bệnh về răng miệng phổ biến, đã có nhiều người thắc mắc rằng tại sao đánh răng hằng ngày nhưng vẫn bị sâu răng, nhổ răng sâu ở đâu sẽ an toàn và bệnh không tái phát. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
☛ Tìm đọc trước: Sâu răng là gì?
Nguyên nhân khiến răng bị sâu
Trong hàm răng của chúng ta tồn tại một loại vi khuẩn mang tên Streptococcus Mutans, khi có điều kiện tiếp xúc với thức ăn thừa, nhất là các loại thức ăn chứa hàm lượng đường và tinh bột cao, chúng sẽ lên men, gây phân hủy tạo acit ăn mòn, phá hủy men răng tạo nên các lỗ sâu.
Các loại thức ăn thừa sau một thời gian bám trên các kẽ răng thì sẽ bị tiêu hủy thành vi khuẩn, mùn thức ăn bám chặt vào răng, đặc biệt là phần răng hàm dùng để nhai, mảng bám này có màu vàng nhạt nên chúng ta thường dễ nhận biết. Lâu dần, chúng sẽ biến thành cao răng do đã bị khoáng hóa gây viêm lợi, sưng nướu.
Răng bị ăn mòn từng lỗ nhỏ nên thức ăn và vi khuẩn càng dễ dàng tích tụ khiến cho men răng bị phá hủy nặng, lỗ sâu mở rộng hơn rồi tiến vào trong tủy gây viêm tủy. Một số trường hợp bị tụt lợi thì mảng bám sẽ lấp đầy quanh răng, mô răng bị bào mòn tạo thành lỗ sâu dưới chân răng.
Nhiều người có thói quen chỉ đánh răng mỗi ngày một lần vào buổi sáng, trong khi họ ăn rất nhiều thức ăn trong ngày, do vậy vi khuẩn càng có điều kiện xâm nhập dễ dàng. Bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn đồ ngọt nhớ súc miệng để vi khuẩn không thể tấn công.
Việc dùng bàn chải cứng, đầu lông dày và đánh răng không đúng quy cách cũng khiến cho tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng, cổ răng càng ngày càng mòn, chân răng lộ ra rồi hở nên dễ bị sâu răng. Không những thế, khi bạn đánh răng quá mạnh sẽ gây xước lợi dẫn đến vi khuẩn tấn công vào nướu rồi dần dần tấn công vào răng khiến bạn bị sâu răng.
Việc phát hiện sâu răng rất đơn giản nếu bạn để ý đến tình trạng răng miệng của mình, răng sâu sẽ khiến cho răng dễ bị ê buốt khi có sự kích thích của những đồ nóng, lạnh, ngọt.
Lỗ sâu bắt đầu tiến sát tủy thì đồng thời người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu, nướu sưng và chảy nhiều nước dãi.
Muốn phát hiện mầm răng sâu kỹ hơn, người bệnh hãy đi khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần, từ đó có phương pháp xử lý thích hợp.
Tuy nhiên, nếu lỗ sâu nằm trên mặt nhau, mặt ngoài và mặt trong của răng thì chúng ta dễ phát hiện sâu răng, ngược lại nếu lỗ sâu nằm giữa kẽ răng thì cần chụp phim để phát hiện và chẩn đoán chính xác hơn.
☛ Xem chi tiết: Nguyên nhân khiến bạn bị răng sâu bên trong
Nhổ răng sâu ở đâu an toàn và không đau nhức
So với việc nhổ răng sâu truyền thống, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến phương pháp nhổ răng sâu bằng máy siêu âm Piezotome – đây cũng là phương pháp nhổ răng hiện đại được áp dụng nhiều trên thế giới hiện nay.
Khi áp dụng máy siêu âm Piezotome để nhổ răng sâu, các bước sóng siêu âm chuyển động sắc bén, linh hoạt sẽ tác động lên mô cứng, đồng thời không làm tổn thương mô mềm.
Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu máy siêu âm vòng quanh chân răng khiến các dây chằng tự động nứt ra một cách nhẹ nhàng, chân răng sẽ tách khỏi nướu giúp cho quá trình gắp răng sâu diễn ra nhanh chóng.
☛ Xem thêm: Nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome tại nha khoa Phú Hòa
Ngoài ra, việc nhổ răng sâu bằng máy siêu âm Piezotome không gây tổn thương đến các mô nướu, do vậy sẽ không gây đau như phương pháp nhổ răng truyền thống, người bệnh chỉ hơi tê răng do sự tác động của sóng siêu âm.
Việc nhổ răng bằng máy siêu âm diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ chỉ trong khoảng 15-20 phút. Sau khi nhổ răng xong, người bệnh cũng sẽ nhanh lành vết thương hơn, ít kiêng khem so với việc nhổ răng thông thường.
Phương pháp này cũng được công nhận là vô trùng và an toàn đối với tất cả người bệnh, họ cũng sẽ phòng tránh được một số bệnh liên quan đến răng miệng khác như viêm nướu, nha chu, viêm tủy, đặc biệt là không gây ra tình trạng sót chân răng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh để họ mau chóng tự tin trước đám đông và trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài việc sử dụng máy siêu âm Piezotome để nhổ răng khôn, người bệnh hãy tìm đến một cơ sở nha khoa, bệnh viên có uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời hãy tìm đến một đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để không gây ra những sai sót trong quá trình nhổ răng, tránh những biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng.
☛ Tham khảo: Nhổ răng sâu ở đâu an toàn và không đau nhức?