Trồng răng giả là việc rất cần thiết để thực hiện chức năng nhai và đảm bảo đủ số lượng răng trong hàm đem lại tính thẩm mỹ cho răng miệng. Vậy hiện nay có các phương pháp trồng răng nào, ưu nhược điểm chi tiết ra sao?
Mục lục
- 1. Các trường hợp cần trồng răng sứ
- 2. Phương pháp trồng răng giả bằng cầu răng sứ
- 3. Phương pháp trồng răng giả bằng cách cấy ghép implant
- 4. Phương pháp trồng răng giả cho người già
- 5. Trồng răng sứ giả có ảnh hưởng gì không?
- 6. Trồng răng sứ loại nào bền nhất?
- Cách chăm sóc răng giúp tăng tuổi thọ răng sứ sau khi trồng
- Trồng răng sau khi nhổ răng như thế nào tốt nhất?
1. Các trường hợp cần trồng răng sứ
- Mất răng: Mất răng do răng sâu nặng phải nhổ hoặc do tai nạn
- Răng chết tủy: Răng một khi đã chết tủy thì sẽ không còn cảm giác như răng thật, rất dễ sứt mẻ và kích ứng trước các loại đồ ăn, thức uống nóng lạnh. Do đó, trồng răng sứ vĩnh viễn để bảo vệ răng được tốt hơn, phòng tránh các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt nướu.
- Các trường hợp răng bị khiếm khuyết như răng mọc lệch, răng thưa, răng sứt mẻ…cũng có thể áp dụng phương pháp bọc sứ thẩm mỹ để đem đến cho bạn một hàm răng hoàn hảo, tự tin giao tiếp với tất cả mọi người.
- Răng xỉn màu: Một số trường hợp răng bị xỉn màu do sử dụng quá nhiều kháng sinh, hút thuốc thì bạn đừng quá lo lắng, bởi vấn đề này cũng sẽ được giải quyết với trồng răng sứ, răng sứ được chế tác gần giống với màu răng thật nên sẽ mang đến cho bạn một cảm giác tự nhiên nhất.
Hiện nay có 2 phương pháp trồng răng được đánh giá là tối ưu nhất và phổ biến nhất: Phương pháp cấy ghép răng implant và kĩ thuật cầu răng sứ. Bài viết sau đây xin trình bày về phương pháp và quy trình trồng răng sứ để độc giả có thể hiểu rõ hơn.
2. Phương pháp trồng răng giả bằng cầu răng sứ
Đây là phương pháp trồng răng giả phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp trồng răng giả này giúp phục hình lại phần thân răng đã mất bằng chụp mão răng sứ giả. Mão răng sứ bao gồm các răng được gắn cố định với nhau, trụ ở hai bên và răng thay thế hay còn gọi là răng chuyển tiếp nằm ở giữa hai mão răng.
2.1. Quy trình trồng răng bằng phương pháp cầu răng sứ
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khám tổng quát khoang miệng, đánh giá hiện trạng răng, nướu và sức khỏe của bệnh nhân. Soi chụp phim trong trường hợp như trạng thái xương hàm và răng phức tạp. Căn cứ vào kết quả thăm khám kiểm tra, bác sĩ sẽ giám định tình hình, tư vấn và trao đổi với bệnh nhân để lên kế hoạch phục hình cụ thể chi tiết.
Bước 2: Lấy dấu răng chế tác cầu răng
Bác sĩ tiến hành đo đạc lấy chiếc răng phù hợp với khung hàm, đo kích cỡ chỗ trống của răng và truyền tín hiệu về cho Laboratory nha khoa phân tích để máy có thể chế tác ra đúng chiếc cầu răng cân xứng với hàm.
Bước 3: Gây tê và mài cùi răng trụ răng
Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ để mài nhỏ thân răng cận kề khoảng mất răng thành cùi để làm trụ tạo cầu và lưu giữ được phần chụp bên trên răng. Sau khi mài cùi bệnh nhân được lắp cầu tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ và cho bênh nhân làm cho quen dần với cầu răng.
Bước 4: Lắp cầu răng cố định và hẹn lịch tái khám
Cầu răng được gắn thử để kiểm tra độ kênh và chỉnh sửa lại. Tiếp sau đó được gắn cố định vào cùi răng trụ nhờ chất một chiếc xi măng chuyên dung nha khoa để lấp đầy khoảng trống mất răng.
Khi gắn cầu răng hoàn thành thì bệnh nhân sẽ được lên lịch hẹn khám lại để theo dõi về sau.
2.2. Ưu điểm của làm cầu răng
- Chức năng ăn nhai tốt, chắc chắn
- Tính thẩm mỹ cao
- Tuổi thọ ở mức trung bình khá.
- Mức giá phục hình không quá cao, nhiều đối tượng khách hàng có thể chi trả được (Xem chi tiết bảng giá làm cầu răng sứ)
2.3. Nhược điểm của làm cầu răng
- Quá trình tiêu xương vẫn diễn ra
- Gây ảnh hưởng và xâm lấn đến răng thật
2.4. Điều kiện áp dụng phương pháp trồng răng làm cầu răng
Những răng còn lại trong hàm phải còn chắc khỏe để có thể làm trụ đỡ cho răng thay thế.
Đối tượng áp dụng phương pháp trồng răng: Cầu răng sứ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị mất một hoặc ít răng, các răng thẳng nhau. Hoặc bệnh nhân bị mất răng nhưng còn chân răng
3. Phương pháp trồng răng giả bằng cách cấy ghép implant
Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng giả hiện đại nhất ngày nay giúp khôi phục lại cả chân răng và thân răng. Sử dụng phương pháp cấy ghép implant, bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ implant vào khung xương hàm. Trụ implant được chế tạo từ chất liệu titanium có tính bền chắc cao, cấy vào khung xương hàm là công cụ thay thế cho chân răng đã mất và có nhiệm vụ nâng đỡ mão răng sứ.
3.1. Quy trình trồng răng sứ bằng phương pháp cấy ghép implant
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khám tổng quát khoang miệng kiểm tra tình trạng răng, lợi và sức khỏe của bệnh nhân. Chụp Xquang rà soát mật độ xương và độ dày xương hàm. Sau đó tính toán chính xác từ độ dài đến kích cỡ và đường kính, cũng như số ren cho trụ implant cân xứng với đặc điểm cấu tạo xương hàm bị mất răng.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê tại chỗ
Cần cệ sinh khoang miệng để đảm bảo trụ được cấy vào một môi trường hoàn toàn thanh khuẩn, sạch sẽ.
Gây tê với tác dụng trong 30 giây đến 1 phút trước khi điều trị: sử dụng thuốc gây tê chất lượng tốt nhất, giúp nhanh chóng vô cảm và không để lại tác dụng phụ sau khi hết thuốc tê.
Bước 3: Cấy ghép Implant và lắp răng tạm thời
Cấy trụ Implant cắm thẳng trực tiếp vào xương hàm nhờ máy khoan gắn đầu cắt đặc biệt không cần phải rạch lợi. Với thời gian cấy trụ nhanh chóng trong thời gian từ 15 đến 20 phút cho mỗi Implant.
Sau khi cấy trụ, ngay lật tức bác sĩ cần tiến hành ngay việc nối dài chân răng và lấy chiếc chế tác răng sứ gửi Labo nha khoa. Và gắn tạm thời răng giả trong khi chờ trụ Implant ổn định trong xương và chế tạo xong răng sứ.
Bước 4: Lắp răng sứ
3 tuần sau khi Implant cấy implant, răng sứ sẽ được lắp cố định vào trụ chân răng và hoàn thành khoa học trồng răng Implant. Tiếp đó, Bác sĩ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân để kiểm tra lại.
Đó là các bước trồng răng sứ với từng kỹ thuật khác nhau. Việc trồng răng như thế nào, quy trình trồng răng thực hiện ra sao thực chất sẽ do của kỹ thuật trồng răng quyết định.
3.2. Ưu điểm của phương pháp cấy ghép implant
- Độ bền chắc, khôi phục lại 100% sức nhai và lực nhai luôn được duy trì ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
- Độ sáng bóng cao và đẹp tự nhiên giống răng thật nên răng trồng implant mang đến giá trị thẩm mỹ.
- Ngăn chặn được quá trình tiêu xương
- Tuổi thọ của răng cao, phương pháp trồng răng giả này có thể tồn tại trung bình từ 20 đến 30 năm. Răng trồng có thể tồn tại vĩnh viễn trên cung hàm nếu bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách nhất.
- Thời gian điều trị ngắn.
3.3. Nhược điểm của phương pháp cấy ghép implant thẩm mỹ
Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất. Ngoài ra, còn phải đảm bảo được chất lượng răng sứ và chất liệu chế tạo răng giả là loại cao cấp và được chế tạo trong một quy trình trồng răng nghiêm ngặt, tiêu chuẩn cao.
Chi phí phục hình theo cấy ghép implant cho phép tạo ra chiếc răng giả hoàn hảo cả về tính chức năng và giá trị phương pháp cấy ghép implant cao hơn các phương pháp trồng răng khác nên chưa tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
4. Phương pháp trồng răng giả cho người già
Người già có sức khỏe yếu và không phải phương pháp trồng răng cho người già nào cũng có thể thực hiện được. Nếu không đến nha khoa để được thăm khám mà tự ý đi trồng thì sẽ gặp phải hậu quả khôn lường.
4.1. Nguyên nhân mất răng ở người già
Khi đến tuổi già, toàn bộ cơ thể đều có dấu hiệu bị lão hóa, không ngoại trừ khả năng răng cũng sẽ yếu và bị rụng đi. Lúc này, sức khỏe của người già rất yếu, sức đề kháng cũng kém và không còn khả năng để chống lại bệnh tật, vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
Ở người cao tuổi, loãng xương cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bị mất răng, bởi xương có cấu tạo cơ bản gần giống răng, và đồng nghĩa với việc răng cũng không còn được chắc khỏe để duy trì chức năng của nó.
Một nguyên nhân khiến người già dễ bị mất răng nữa đó là chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng không hợp lý khiến răng không được bảo vệ ngay từ đầu. Canxi trong răng bị phá hủy, vi khuẩn có điều kiện để xâm nhập vào bên trong, gây sâu răng, viêm nướu.
Ngay cả chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng khiến cho răng bị yếu đi. Bởi nếu thiếu đi canxi thì răng càng dễ tổn thương và bị lung lay rồi rụng dần. Mất răng ở người già còn liên quan đến một số bệnh lý răng miệng và không được điều trị kịp thời.
Trong đó, nguyên nhân chính khiến người già mất răng là do sức khỏe yếu, răng bị lão hóa và người già thường bị mất răng cả hàm.
4.2. Tác hại của việc mất răng ở người già
Khi người già bị mất răng, mật độ xương hàm trồng răng giả cho người già bị tiêu biến trầm trọng, lâu dần thì nướu cũng bị thu hẹp lại và dẫn đến tụt nướu. Xương hàm đồng thời cũng bị lộ xuống và khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, dễ mắc các bệnh về dạ dày. Lúc này, người già chỉ có thể ăn thức ăn mềm như cháo, bún…mới tiêu hóa được.
Cấu trúc xương hàm bị thay đổi, và khuôn mặt người già sẽ bị biến dạng như hai má hóp lại, da nhăn nheo khiến người già càng già hơn so với tuổi thật của mình. Điều này thực sự là một vấn đề quan trọng, nhất là đối với cụ bà do ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Một tác hại mà người già khi bị mất răng cũng cần phải lưu ý đó khớp căn bị sai lệch, lực nhai kém đi, lúc nói chuyện cũng không được tròn vành rõ chữ. Đặc biệt là có thể gây ra đau đầu, đau khớp thái dương, mỏi quai hàm.
4.3. Phương pháp trồng răng hàm giả tháo lắp cho người già
Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng cho người già cổ điển, với phần hàm được làm từ khung nhựa hoặc khung kim loại, còn phần răng được làm từ kim loại hoặc sứ có độ bền cao. Người già khi bị mất một răng, nhiều răng hay thậm chí là cả hàm đều có thể trồng hàm giả tháo lắp.
Người già sẽ có được một hàm răng chắc khỏe, đảm bảo được chức năng ăn uống và giao tiếp như bình thường. Chi phí để thực hiện cũng không quá đắt đỏ và cực kỳ phù hợp cho những người có sức khỏe yếu như người già.
Tuy nhiên, đeo hàm giả tháo lắp lại gây vướng víu và khó chịu, việc tháo ra lắp vào cũng khá phiền phức, thêm vào đó là khi vệ sinh nếu không kỹ thì có thể gây ra bệnh răng miệng cho người già, ảnh hưởng rất lớn đến những răng còn lại. Đặc biệt, hàm giả tháo lắp không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, và dẫn đến hiện tượng móm mém, già hơn tuổi.
Ngoài ra, nếu điều kiện kinh tế cho phép các cô chú cũng có thể lựa chọn phương pháp trồng răng implant.
Xem thêm: Chi phí lắp hàm giả tháp lắp
5. Trồng răng sứ giả có ảnh hưởng gì không?
Rất nhiều người bệnh lo lắng trồng răng sứ giả sẽ gây ảnh hưởng, nhất là khi chúng có thể gây ra kích ứng và sự biến đối ở trong răng miệng. Thế nhưng, điều ngược lại mới là đúng, bởi trồng răng giả không có bất kỳ sự nguy hiểm nào cho răng miệng lẫn cơ thể con người, dù là với đối tượng và lứa tuổi nào. Tất nhiên, đó là phải những người có đủ điều kiện để trồng răng giả.
Trước tiên, nguyên liệu và chất liệu trồng răng giả đã được các nhà khoa học, chuyên gia nha khoa trên thế giới kiểm định an toàn và phù hợp với tương thích với răng miệng, cơ thể của con người, không gây ra biến chứng hay sự thay đổi hóa học nào sau khi trồng.
Công nghệ để trồng răng giả cũng ngày càng hiện đại hơn, tay nghề bác sĩ nâng cao, do đó quá trình trồng răng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng và không gây đau đớn cho người bệnh. Kết quả sau khi trồng, người bệnh có được một hàm răng chắc khỏe, đều đặn và có thể duy trì đến vĩnh viễn. Bên cạnh đó, việc liên tục cập nhật công nghệ, thiết bị trồng răng mới trên thế giới cũng giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức.
Mặc dù trồng răng giả không gây ra nguy hiểm nào, tuy nhiên người bệnh nên tin tưởng và lựa chọn một đơn vị nha khoa có uy tín, với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn tốt để quá trình được đảm bảo hơn, nhất là tạo được cảm giác yên tâm cho người bệnh.
6. Trồng răng sứ loại nào bền nhất?
Cả răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ đều có những ưu điểm riêng của nó. Tuy nhiên, nếu xét loại răng sứ nào bền nhất hiện nay thì răng sứ toàn sứ đang có lợi thế hơn. Răng sứ toàn sứ có thể đạt độ bền tối đa 8-10 năm.
Trên thực tế, răng sứ loại nào bền nhất phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng của người bệnh. Nếu bạn không tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ thì có thể dẫn đến lớp sứ bên ngoài sẽ bị bong ra, gây mất tính thẩm mỹ.
Cách chăm sóc răng giúp tăng tuổi thọ răng sứ sau khi trồng
Chế độ ăn uống hợp lý
Việc ăn các loại thức ăn cứng, khó nhai sẽ khiến cho răng bị tác động, nhất là sau khi bạn mới đi làm răng. Hoặc nếu bạn không biết cách cân bằng lựa nhau giữa hai bên sẽ khiến cho cùi răng bị tổn thương, lớp sứ bị bong tróc bạn sẽ phải mất thêm tiền để đi phục hình lại. Do đó, bạn nên ăn những loại thức ăn dễ nhai, chứa nhiều chất xơ và khoáng như rau, củ. Bổ sung thêm canxi để răng được chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống nước ngọt, nước có ga để tránh cho răng bị ăn mòn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Điều quan trọng nhất sau khi bọc răng sứ, đó là bạn phải biết cách vệ sinh răng miệng, bởi đây là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của răng.
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với đầu bàn chải chải mềm để tránh gây tổn thương đến các mô, nưới. Sau khi ăn xong, nhớ súc miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước súc miệng có nồng độ thích hợp để mang lại hiệu quả tối ưu.
Khám nha khoa định kỳ
Đình kỳ 6 tháng/lần, bạn hãy đến cơ sở nha khoa để được khám răng. Răng sứ có thể bị sứt mẻ hoặc lỏng lẻo, do đó bạn cũng cần đến bác sĩ để được theo dõi cụ thể hơn. Bạn đừng quên bỏ qua việc thăm khám nha khoa định kỳ nhé!
Không nghiến răng
Thói quen này có thể khiến cho lớp sự bị bong ra. Nếu bạn vẫn không bỏ được tật nghiến răng, hãy đến bác sĩ để có được phương pháp khắc phục, nhằm đảo bảo cho răng được có độ bền cao nhất.
Trồng răng sau khi nhổ răng như thế nào tốt nhất?
Ngoại trừ răng khôn, tất cả các răng còn lại sau khi nhổ cần được trồng giả càng sớm càng tốt. Khi răng bị khuyến khuyết ở vị trí nào đó thì bạn sẽ không thể tự tin để có thể giao tiếp với tất cả mọi người, lâu dần trở nên tự ti và khép kín hơn.
Bên cạnh đó, chức năng ăn nhai của hàm cũng không còn được đảm bảo, dù chỉ là mất đi một chiếc răng, người bệnh khó khăn trong khi nhai nuốt, cơ thể không hấp thu được và gây chán án, một số bệnh về dạ dày, tiêu hóa và ruột non.
Có một vấn đề nghiêm trọng hơn đó là tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra do khoảng mất răng không được bù đắp kịp thòi, xương răng thấp dần dẫn đến tụt nướu. Các răng xung quanh sẽ có xu hướng dịch chuyển đến vị trí mất răng, gây ra hiện tượng răng thưa, răng lệch lạc, thậm chí là lệch luôn khớp cắn. Không những thế, xương hàm cũng bị lão hóa khiến khuôn mặt không còn giữ được nét tự nhiên và tươi trẻ.
Nhổ răng sau bao lâu thì trồng răng giả được
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc đi trồng răng sau khi nhổ răng trồng răng sứ thực sự quan trọng và cấp thiết để tránh được những hậu quả do mất răng gây ra.
Trên thực tế, trồng răng giả không đơn giản chỉ là đến bác sĩ để được thực hiện, mà còn dựa vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và khả năng lành vết thương của người bệnh. Thông thường, chỉ khoảng 1 tuần sau khi nhổ răng trồng răng sứ thì ổ răng đã bắt đầu hồi phục và tái tạo lại được các mô. Để ổ răng bình phục hoàn toàn thì người bệnh sẽ mất thêm khoảng 4-6 tuần nữa. Như vậy, sau thời gian này trở đi thì người bệnh có thể bắt đầu đi
Một số người bệnh bị thiếu xương bẩm sinh hoặc tình trạng tiêu xương hàm đã diễn ra thì phải đợi thêm một thời gian do ghép xương răng bổ sung. Quá trình này kéo dài từ 6-10 tuần, đến khi xương răng tích hợp vào trong hàm và người bệnh đủ điều kiện để trồng răng.
Như vậy, nếu như hàm răng bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể tiến hành trồng răng sau khoảng 4 tuần nữa. Hoặc nếu bạn cảm thấy hàm răng của mình có vấn đề thì hãy đến ngay trung tâm nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời nhé!
- Những khách hàng điều trị bằng phương pháp trồng răng sứ tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa