Viêm ổ răng khô là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng sâu mà không được điều trị phục hình bằng phương pháp làm răng implant hoặc bọc sứ thẩm mỹ, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, trong đó có viêm ổ khô. Đây là tình trạng gây đau đớn và có thể phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm ổ răng khô, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Viêm ổ răng khô là bệnh gì?

Sau khi nhổ răng xong, ở ổ răng sẽ hình thành lên cục máu đông. Cục máu này có tác dụng bảo vệ ổ cắm, ngăn vi khuẩn xâm hại. Đồng thời là môi trường cho xương, mạch máu, hệ thống thần kinh phục hồi lại.

Nếu sau khi nhổ răng mà bạn không hình thành cục máu đông này thì tức là bạn đã bị bệnh ổ cắm khô. Đồng thời, ổ răng của bạn sẽ khó phục hồi. Thậm chí là không thể phục hồi, dẫn đến hình thành một lỗ sâu trong răng. Việc đó sẽ cản trở quá trình trồng răng sau này. Nếu không thể trồng răng, các răng khác của bạn sẽ bị xô lệch.

Bệnh viêm ổ răng khô là biến chứng nặng của ổ cắm khô. Ổ răng không thể hình thành cục máu đông, mà còn bị viêm nhiễm. Các cơn đau sẽ kéo đến khiến bạn khó chịu trong hàng tuần. Đây cũng là một nguyên nhân khiến một số người tử vong sau khi nhổ răng.

viem-o-rang-kho-phai-lam-the-nao-1
Viêm ổ răng khô là biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng

Các dấu hiệu nhận biết viêm ổ răng khô

Nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm ổ răng khô là rất quan trọng. Những triệu chứng thường xuất hiện từ 2-3 ngày sau khi nhổ răng và có thể gây khó chịu lớn cho bệnh nhân.

Đau nhức dữ dội: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất. Cơn đau không chỉ tập trung ở vị trí nhổ răng mà còn có thể lan ra các vùng khác như tai, thái dương hoặc cổ. Không ít bệnh nhân đã phải đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Khó chịu và mùi hôi: Một dấu hiệu dễ nhận biết khác là sự khó chịu kèm theo mùi hôi khó chịu tại vị trí ổ răng. Vùng nướu xung quanh sẽ có cảm giác nóng rát, sưng đỏ và có thể tiết dịch hôi. Nếu cảm thấy có mùi hôi, bệnh nhân nên nhanh chóng liên hệ với nha sĩ để được kiểm tra.

Sưng và đỏ vùng nướu: Viêm ổ răng khô thường đi kèm với tình trạng sưng tấy và đỏ tại vùng nướu xung quanh ổ răng. Nếu nhận thấy nướu bị sưng và có màu đỏ bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến một số triệu chứng khác như vết thương hở hoặc chảy máu, mất vị giác hay cảm giác tê bì ở vùng gần ổ răng, sốt và ớn lạnh. Những dấu hiệu này cần được theo dõi sát sao để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Viêm ổ răng khô có nguy hiểm không?

Viêm ổ răng khô mặc dù không phải là tình trạng đe dọa tính mạng nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng lan rộng: Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của viêm ổ răng khô là khả năng nhiễm trùng có thể lan rộng ra các khu vực lân cận như xương hàm và mô mềm. Vi khuẩn từ ổ răng có thể xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng toàn thân.

Viêm tấy tế bào: Nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm tấy tế bào, một tình trạng nghiêm trọng với các triệu chứng sưng tấy dữ dội, đau nhức và sốt cao. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vùng miệng mà còn có thể gây ra tình trạng sưng nề toàn bộ khuôn mặt.

Hoại tử xương hàm: Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử xương hàm. Tình trạng này không chỉ làm mất xương mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc hàm mặt, gây ra khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.

Ngoài ra, viêm ổ răng khô cũng có thể dẫn đến một số biến chứng hiếm gặp như viêm nội tâm mạc hay áp xe não. Vì vậy, việc theo dõi và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Cách điều trị viêm ổ răng khô

Chườm đá lạnh: Việc chườm đá lạnh lên má có thể giúp giảm đau và sưng tạm thời, nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời, không thể chữa trị tận gốc viêm ổ răng khô.

Điều trị tại nha khoa: Viêm ổ răng khô thường cần được xử lý bằng cách làm sạch vùng ổ răng, có thể thêm thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, để giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp lành vết thương.

Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Nếu viêm ổ răng khô tái phát, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài.

viem-o-rang-kho-phai-lam-the-nao-2
Cách tốt nhất để điều trị viêm ổ răng khôn là tới nha khoa

Thuốc kháng sinh: Việc uống thuốc kháng sinh là một biện pháp cần thiết trong một số trường hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để tránh kháng thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc giảm đau: Không lạm dụng thuốc giảm đau, dùng quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gan và thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và loại thuốc giảm đau phù hợp.

Ngậm nước muối: Ngậm nước muối có thể giúp giảm viêm và sát khuẩn vết thương. Tuy nhiên, việc này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho việc điều trị chuyên sâu tại nha khoa.

Nước súc miệng chuyên dụng: Một số nha khoa có thể cung cấp nước súc miệng chứa thành phần sát khuẩn, giúp giảm viêm và hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này cũng cần được bác sĩ chỉ định và không phải nha khoa nào cũng cung cấp dịch vụ này.

Thời gian khỏi bệnh viêm ổ răng khô

Thời gian khỏi bệnh sau khi bị viêm ổ răng khô phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng và sức khỏe tổng thể của từng bệnh nhân.

Thời gian hồi phục: Thông thường, các triệu chứng viêm ổ răng khô sẽ giảm dần ngay sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, quá trình phục hồi hoàn toàn có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Bệnh nhân cần kiên nhẫn và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Trường hợp nghiêm trọng: Trong một số tình huống, đặc biệt là khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, quá trình hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn. Những bệnh nhân này thường cần áp dụng các phương pháp điều trị phức tạp và phải được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ.

Cách chăm sóc răng miệng sau nhổ răng để không bị viêm

Việc chăm sóc răng miệng sau nhổ răng là việc làm quan trọng và cần thiết. Bạn cần phải tự nâng cao ý thức của bản thân để không xảy ra biến chứng ngoài mong muốn. Hãy thực hiện theo các cách dưới đây.

Vệ sinh răng miệng cẩn thận

  • Chải răng nhẹ nhàng, không chải vào vị trí vết nhổ. Tuyệt đối không được lười đánh răng nếu không muốn vi khuẩn có thời cơ phát triển và tấn công mạnh hơn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Không được dùng tăm. Tránh động vào chỗ vết nhổ.
  • Rửa miệng bằng nước muối hoặc nước sạch. Tránh súc miệng mạnh, và không sử dụng các loại nước súc miệng có vị cay.

Chú trọng vào chế độ ăn uống

  • Ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, sữa chua, nước hoa quả,… Không những dễ ăn mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn các loại thức ăn này bạn sẽ rất nhanh bị đói. Hãy ăn nhiều bữa một ngày. Đồng thời uống nước và vệ sinh miệng sau khi ăn để không cho vi khuẩn phát triển.
  • Không ăn đồ cứng hay thức ăn dễ gây mắc răng để tránh làm vỡ cục máu đông.
  • Không uống rượu, bia, nước có ga vì chúng là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Ngăn cản quá trình hình thành cục máu đông.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh vì nó có thể làm tan cục máu đông và gây ê buốt.
viem-o-rang-kho-phai-lam-the-nao-3
Sau khi nhổ răng bạn nên chọn các loại thức ăn mềm để tránh làm tổn thương ổ răng

Loại bỏ các thói quen xấu

  • Không được dùng ống hút cho đến khi lành hẳn. Lực hút sẽ tác động vào vết thương và làm tổn hại nó.
  • Bỏ hút thuốc lá vì chất độc trong thuốc lá có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Không được khạc nhổ.
  • Khi nằm ngủ, hãy nằm ở tư thế thẳng, không được nghiêng sang bên có răng bị nhổ. Việc này giúp tránh tình trạng ổ răng bị cọ sát.
  • Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc ngừa thai, tốt nhất bạn nên nói với bác sĩ vì trong thuốc tránh thai có estrogen có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành cục máu đông. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc nào khác thì hãy nói cho bác sĩ biết để xem có nên dùng nữa hay không. Do có nhiều loại thuốc không tốt cho quá trình đông máu.
  • Đồng thời, hãy tránh vận động mạnh, đồng thời nghỉ ngơi và thư giãn điều độ trong 1-2 ngày.

Bệnh viêm ô răng khô rất dễ mắc phải nếu bạn không quan tâm chăm sóc nó. Đặc biệt là khi bạn nhổ răng hàm, răng khôn thì việc giữ ổ răng sạch còn khó hơn. Vì thế, sau khi nhổ răng hãy chú ý chăm sóc hơn một chút, bạn sẽ mau chóng phục hồi hơn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy gọi điện tới Hotline: 0962 091 936 để được tư vấn. Hoặc hãy đặt lịch khám miễn phí tại các cơ sở của Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Hiện nay nha khoa có hai cơ sở là:

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *