Răng sau khi thay thế là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng phục hồi. Nhưng thực tế hiện nay, mất răng vĩnh viễn không còn là tình trạng xa lạ. Nhiều người nghĩ rằng, mất răng không trồng lại sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Điều này có thật sự đúng?
Mục lục
1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mất răng?
Ngoài thời kỳ thay răng sữa và nhổ răng khôn, hàm răng của chúng ta sẽ mọc ổn định và theo mỗi người đến suốt đời. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân dưới đây có thể dẫn tới tình trạng mất răng:
Chế độ ăn uống
Thức ăn tiêu thụ hằng ngày đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do vậy, nếu thường xuyên ăn một số món ăn không lành mạnh, răng có thể bị sâu, tổn thương dẫn tới mất răng. Có thể kể đến như:
- Đồ ăn nhiều đường: Các hại khuẩn trong miệng hấp thu đường và tiết ra các acid phá hủy men răng, đi vào các lớp sâu hơn của răng, gây đau nhức và cuối cùng là dẫn tới mất răng.
- Hút thuốc lá: Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa cho thấy: người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị mất răng cao gấp 3,6 lần ở nam và 2,5 lần ở nữ.
- Ngoài ra, thường xuyên ăn nhiều chất béo, đồ ăn cứng hay uống cà phê, rượu, bia cũng có thể dẫn tới mất răng.
Vệ sinh răng miệng kém
Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, thiếu chải răng, dùng chỉ nha khoa hay các biện pháp chăm sóc vệ sinh răng miệng khác. Việc này rất dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, còn gọi là bệnh nha chu (bệnh nướu răng), ảnh hưởng cấu trúc nâng đỡ của răng khiến răng lung lay, dịch chuyển và mất răng.
Do chấn thương
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng là do chấn thương và tai nạn hằng ngày. Mặc dù phần lớn các sự cố chỉ khiến răng hư hại một phần hoặc sứt mẻ, nhưng nếu bạn gặp tai nạn nghiêm trọng hay phải chịu lực tác động mạnh lên khung hàm, răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới mất răng.
Bệnh lý về răng miệng
Một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng… khi trở nên nghiêm trọng cũng có thể gây hư răng.
Ngoài ra, một số bệnh lý hiếm gặp hơn cũng có thể dẫn tới tình trạng mất răng như: ung thư vùng hàm mặt và xương hàm, nang bướu vùng xương hàm.
Do tuổi tác
Mất răng là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi, do xương và răng bị lão hóa, không còn vững chắc. Thông thường, răng sẽ bắt đầu lão hóa ở độ tuổi 50 và rụng dần đi ở độ tuổi từ 65 đến 75. Theo thống kê, ở độ tuổi 65, có 13% người bị mất răng trên toàn hàm và con số đó tăng dần lên gấp đôi ở độ tuổi 70.
2. Bị mất răng không trồng lại có sao không?
Sau khi mất răng, đa số mọi người đều nhận thấy chúng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên còn thờ ơ không trồng răng giả sớm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia răng hàm mặt, khi răng bị mất đi mà không trồng lại kịp thời có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng:
2.1. Mất thẩm mỹ
Khi mất răng, khung hàm sẽ có một khoảng trống, đặc biệt khi bạn mất răng cửa hoặc răng nanh – vị trí dễ lộ thì tính thẩm mỹ là điều dễ dàng nhận thấy nhất. Điều này khiến rất nhiều người e ngại, tự ti trong giao tiếp.
Có thể nhiều người không quá lo lắng nếu răng bị mất là răng hàm bên trong, tuy nhiên theo thời gian, các răng xung quanh không còn ổn định nữa, chúng có xu hướng nghiêng dần về vị trí mất răng dẫn đến xô lệch, nghiêng đổ. Không chỉ vậy, chiếc răng đối diện với chiếc đã mất có xu hướng nhô cao lên các răng kế cận, khiến cho hàm bị xô lệch không còn cân đối như ban đầu.
2.2. Mất răng làm tiêu xương hàm
Mất răng lâu ngày không trồng lại còn có thể ảnh hưởng đến xương hàm. Bởi lẽ, xương hàm chỉ chắc khỏe, ổn định khi thường xuyên được kích thích từ thói quen ăn nhai hằng ngày. Nhưng khi răng bị mất đi, phần mô xương ở vị trí mất răng cũng tạm ngừng hoạt động ăn nhai có thể bị tiêu biến dần dần. Một số nghiên cứu chỉ ra, xương hàm có thể tiêu biến 60% chỉ sau 6 tháng.
Không dừng lại ở đó, việc tiêu xương sẽ khiến má của bạn bị hóp lại, khiến cho khuôn mặt bạn già nua, móm mém, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt.
☛ Xem chi tiết: Biểu hiện tiêu xương hàm do mất răng
2.3. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Ăn nhai được xem là vai trò chính của hàm răng nên khi mất răng, chức năng này cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ngay cả khi bạn chỉ mất một chiếc răng nhưng vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của toàn hàm. Bởi lẽ:
- Mất răng cửa ảnh hưởng tới việc cắn đứt thức ăn.
- Mất răng hàm làm giảm lực nhai và nghiền, thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát trước khi xuống hệ tiêu hóa. Thức ăn còn dễ rơi vào khoảng trống, bạn luôn phải điều chỉnh để thức ăn chạy về nơi không bị mất răng.
- Nguy cơ xô lệch răng, nghiêng răng do mất răng làm giảm chức năng nhai của toàn hàm.
Khi không được nhai nghiền kỹ, thức ăn đi xuống hệ thống tiêu hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, giảm hoạt động hấp thu, khiến cả cơ thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.4. Có nguy cơ dẫn tới một số bệnh lý về răng miệng
Răng bị mất không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn khiến vấn đề vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Các khoảng trống này là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các hại khuẩn sinh sôi phát triển và là nơi mắc kẹt của thức ăn. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, chúng có thể bám lại trên nướu, răng lân cận gây ra nhiều vấn đề như hôi miệng, sâu răng.
Ngoài ra, ở vị trí này, khi bạn đánh răng mạnh tay cũng rất dễ làm tổn thương đến nướu, gây chảy máu, trầy xước, viêm lợi, viêm nha chu hay nhiễm trùng.
Để tránh những tác hại kể trên, bác sĩ khuyên bạn sau khi mất răng nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt.
3. Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng mất răng. Trong đó, có 3 phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant. Cụ thể:
3.1. Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp có thể dùng thay thế khi mất một hay nhiều răng. Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm:
- Một nền hàm.
- Một khung hàm.
- Răng sứ phục hình.
Răng sẽ được cố định bằng các móc cài làm bằng titan.
Đây là một trong những phương pháp trồng răng cổ điển, với nhiều ưu điểm như:
- Chi phí thấp, dao động khoảng 2 – 5 triệu đồng tùy vào chất lượng hàm và số lượng răng mất.
- Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh mà không gây đau.
- Có khả năng thay thế được một phần chức năng ăn nhai của răng đã mất.
Tuy nhiên, do dễ tháo lắp nên phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Dễ bị bung, tuột khỏi hàm khi nói chuyện hoặc khi ăn đồ ăn cứng.
- Tuổi thọ thấp, chỉ khoảng 3 – 5 năm.
- Phải vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.
- Không ngăn ngừa được tiêu xương ổ răng, tụt nướu về lâu dài nên có thể dẫn tới nguy cơ biến dạng khung hàm, lão hóa khuôn mặt và ảnh hưởng thẩm mỹ.
3.2. Cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định, dùng để thay thế khi bạn mất một hoặc nhiều răng kế tiếp nhau.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng giả được chế tác dính liền nhau bằng keo nha khoa. Bác sĩ tiến hành mài hai răng thật ở hai bên vị trí răng bị mất để làm trụ cho cầu sứ, giúp cầu sứ đứng vững trên khung hàm. Tiếp đó, cầu răng được gắn cố định vào một trụ răng thật bên dưới bằng keo nha khoa.
Sau khi được cố định, bạn không thể tháo lắp răng như hàm giả thông thường. Do vậy, phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng ăn nhai, cắn cao hơn dùng hàm giả tháo lắp.
- Tính thẩm mỹ cao, không dễ rớt ra như hàm giả tháo lắp.
- Tuổi thọ trung bình của hàm nếu được chăm sóc tốt khá cao, khoảng 7 – 10 năm.
- Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày với 3 lần đến nha khoa.
- Chất liệu dùng làm răng giả khá an toàn với cơ thể như là răng sứ kim loại, răng toàn sứ, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu về lâu dài. Do phương pháp chỉ duy trì chức năng nhai cơ bản, nhưng không có chân răng tạo lực nhai và tác động lên xương hàm.
- Yêu cầu hai răng trị phải mọc ngay ngắn, khỏe mạnh. Trong quá trình sử dụng nếu hai răng xảy ra bất kỳ tổn thương nào đều cần tháo cầu răng.
- Gây tổn thương hai răng trụ kế cận do cần mài mòn dể làm trụ cầu. Hai răng bị mài sẽ ngày càng yếu hơn, dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý về răng miệng khác. Ngoài ra, việc mài răng không đúng kỹ thuật còn làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nha khoa như mòn răng, áp xe răng, viêm tuỷ…
- Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng do cầu răng sứ đặt phía trên nướu, không có chân răng nên thức ăn dễ mắc vào khe hở nhỏ giữa răng sứ và nướu, dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng như viêm lợi, sâu kẽ răng…
☛ Tham khảo thêm: Chi phí làm cầu răng sứ hết bao nhiêu tiền?
3.3. Trồng răng implant
Trồng răng mplant là phương pháp tiên tiến sử dụng phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho người bệnh trên 18 tuổi. Kỹ thuật này sử dụng chân răng nhân tạo cắm chặt vào xương hàm, giúp nâng đỡ mão răng sứ trên bề mặt nướu răng và hạn chế hiện tượng tiêu xương răng.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một trụ Titanium vào bên trong xương hàm, thay thế vị trí của chân răng, rồi mới gắn khớp nối abutment và răng sứ phục hình lên trên trụ. Trụ Titanium hoạt động như một chân răng thật, tác động lực nhai của răng lên xương hàm, nhờ vậy giúp hạn chế tối đa nguy cơ tiêu xương hàm, tụt nướu hay viêm nhiễm lợi. Có thể kể đến một số dòng trụ implant phổ biến hiện nay là trụ Osstem, Tekka, Dentium implant và trụ Straumann.
Ngoài đặc điểm trên, phương pháp còn nhiều ưu điểm khác như:
- Độ bền cao, tuổi thọ răng có thể hơn 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu bảo vệ và giữ gìn vệ sinh răng kỹ lưỡng.
- Hoạt động gần như răng thật.
- Tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi tay nghề của bác sĩ do cần can thiệp vào khung xương hàm của người dùng. Bên cạnh đó, mức chi phí và thời gian điều trị khá cao (dao dộng từ 15 – 35 triệu tùy loại).
Đọc thêm: Mất răng cả 2 hàm lâu năm có trồng lại được không?
4. Nha khoa Phú Hòa – địa chỉ trồng răng uy tín top đầu
Nếu như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín với công nghệ tiên tiến, hiện đại để trồng răng thì đừng bỏ qua địa chỉ Nha khoa Quốc tế Phú Hòa.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa là đơn vị trồng răng tại Hà Nội luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ cấy ghép răng chất lượng cao với giá cả cạnh tranh và chính sách giá có lợi nhất.
Cụ thể:
4.1. Dịch vụ cấy ghép răng chất lượng cao
Đến với nha khoa Phú Hòa, chúng tôi có rất nhiều loại hình dịch vụ và công nghệ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng của bản thân, như là:
Các loại hình dịch vụ:
- Hàm giả tháo lắp.
- Cầu răng sứ.
- Trồng răng implant.
Tên các loại implant mà nha khoa đang sử dụng:
- Osstem Hàn Quốc
- Dentium Hàn Quốc
- Dentium USA
- JD (Ý)
- Tekka (Pháp)
- Straunmen (Thụy Sỹ)
- SIC (Thụy Sỹ)
Tên các loại răng sứ mà nha khoa đang sử dụng:
- Răng sứ kim loại: Jelenco USA, Titan
- Răng sứ toàn sứ: Cercon, Emax Nanoceramics, Zir Press, Nacera
Với phòng khám và cấy ghép hiện đại, đảm bảo vệ sinh, vô trùng hoàn toàn trong quá trình trồng răng, Phú Hòa luôn tự tin mang đến dịch vụ an toàn, tránh nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương trên hàm của khách hàng.

4.2. Đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao
Trong quá trình trồng răng, đội ngũ bác sĩ với tay nghề cao là điều không thể thiếu. Đến với nha khoa Quốc tế Phú Hòa, chúng tôi luôn điều phối các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề thật sự vững vàng để thực hiện cấy ghép răng.
Tiêu biểu là Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa, người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành:
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Thành viên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA.
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015, hiện đang là giảng viên của Đại học Y Hà Nội.
4.3. Dịch vụ chăm sóc tận tâm
Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ nhận được chế độ đã được chúng tôi thiết lập theo quy trình riêng, như:
- Hỏi thăm về tình trạng và các triệu chứng sau khi trồng lại răng.
- Nếu gặp tình trạng bất cấp về răng miệng, nhân viên sẽ lập tức đặt lịch hẹn tái khám sớm nhất cho bạn.
Ngoài ra, nha khoa Phú Hòa cũng là một trong số ít nha khoa áp dụng chính sách trả góp lãi suất 0% khi trồng răng implant. Đây sẽ là cơ hội giúp khách hàng giảm nhẹ nỗi lo về kinh tế, nhưng vẫn có được hàm răng mới theo mong muốn.
☛ Đọc thêm: Trồng răng implant bao nhiêu tiền tại nha khoa QT Phú Hòa?
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các kĩ thuật trồng răng trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:
- Số hotline: 096.209.1063
- Địa chỉ: số 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 9 – 17h hằng ngày.