Nhiều người cảm thấy khá lo lắng khi gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ veneer. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Có cách nào cải thiện không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân dán sứ veneer bị hôi miệng?
Dán sứ veneer là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng hiện đại giúp khắc phục một số khiếm khuyết răng như răng bị sứt, mẻ, nhiễm màu tetracyclin, chuyển màu vàng… Tuy nhiên, có một số người gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi thực hiện. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
1.1. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hôi miệng sau khi dán răng sứ. Một số hành động như hay quên chải răng sau khi ăn, không vệ sinh bằng chỉ nha khoa… khiến thức ăn bị mắc kẹt trong và xung quanh răng. Lâu dần đây sẽ là nơi sinh sản của vi khuẩn gây hại, trong đó một số loại kỵ khí sản sinh ra nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh có nguy cơ gây ra hôi miệng.
1.2. Dán sứ không đúng kỹ thuật
Bác sĩ không có tay nghề chuyên môn cao có thể thực hiện kỹ thuật dán sứ không đúng cách. Một số tình trạng có thể xảy ra như miếng dán sứ để lại những gờ nhỏ xung quanh răng thật hoặc các răng không sát khít tạo khoảng trống giữa 2 răng.
Điều này dẫn đến tích tụ các mảnh thức ăn và vi khuẩn trong kẽ răng và khoang miệng. Lâu ngày, chúng phát triển tạo thành ổ, gây ra các vấn đề răng miệng như bệnh nướu, sâu răng… có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn tới sự tự tin khiến bạn lo lắng và không thoải mái khi nói chuyện với người khác.
Ngoài ra, nếu không được lắp đúng cách, miếng veneer có thể gây áp lực lên nướu khiến nó bị kích ứng và viêm. Vì vậy mà bạn thấy miệng có mùi hôi.
Đọc thêm: Những tác hại của răng sâu bạn không ngờ tới
1.3. Miếng dán sứ bị hở
Miếng dán sứ liên kết với răng thật bằng xi măng nha khoa. Lâu ngày do tác động bởi lực ăn nhai, miếng dán sứ có thể bị lệch gây hở. Lúc này thức ăn và vi khuẩn bị mắc kẹt giữa răng tự nhiên này với miếng dán gây mùi hôi khó chịu.
Tình trạng này thường chỉ được phát hiện bởi các bác sĩ nha khoa sau khi khám răng và nướu.
1.4. Mắc phải bệnh lý về nướu
Nếu các vấn đề về răng không phải là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi thì nướu có thể chính là thủ phạm. Các bệnh về nướu xung quanh răng như nhiễm trùng, viêm do vi khuẩn… thường khiến răng dễ chảy máu, đau và tạo mùi hôi khó chịu.
Tình trạng này có thể liên quan đến việc vệ sinh răng miệng kém, nhưng có thể do di truyền hoặc một số bệnh lý như bệnh tiểu đường vì nó có nguy cơ cao bị bệnh về nướu răng.
Ngoài ra, khô miệng cũng gây ra hôi miệng. Việc tiết ít nước bọt không thể cuốn trôi hết vi khuẩn trong miệng dẫn đến hơi thở có mùi. Những lý do gây ra tình trạng này như mất nước, hút thuốc, tác dụng phụ của một số loại thuốc…
1.5. Sâu răng
Miếng dán sứ veneer làm răng trông đẹp hơn, giúp bảo vệ bề mặt ngoài của răng tuy nhiên chúng không bảo vệ được các phần còn lại. Vì vậy mà nhiều người vẫn bị sâu răng sau khi dán miếng sứ. Một số dấu hiệu của tình trạng này như ê buốt, đau răng, răng bị đổi màu, thấy lỗ hổng trên răng…
1.6. Miếng dán sứ kém chất lượng nhiều tạp chất
Ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt nhưng vẫn thấy hơi thở hôi sau khi dán miếng sứ thì nguyên nhân có thể do veneer được sản xuất bởi vật liệu kém chất lượng, chứa nhiều tạp chất. Ví dụ như miếng dán sứ bằng kim loại thường như crom… chúng có thể phản ứng với các acid và vi khuẩn trong khoang miệng tạo thành các chất gây hôi miệng.
Đọc thêm: Dán sứ veneer có tác hại gì không?
2. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ veneer
Tuỳ vào nguyên nhân gây hôi miệng sau khi dán sứ veneer và tình trạng của sức khoẻ răng miệng của bạn mà lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách khắc phục phổ biến như:
2.1. Giải pháp khắc phục tạm thời
Ngay sau khi thấy hơi thở có mùi hôi, khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại xịt họng hay nước súc miệng kháng khuẩn để cải thiện tình trạng này tạm thời. Biện pháp làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng, sản sinh ít hợp chất có mùi hôi. Ngoài ra, các sản phẩm này thường kèm thêm hương thơm giúp bạn dễ chịu hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện chứng hôi miệng:
- Uống nhiều nước: Nước làm giảm tình trạng khô miệng, đồng thời giúp rửa trôi các mảnh thức ăn bị mắc kẹt trong các kẽ hở.
- Nhai kẹo cao su: Các loại kẹo cao su không đường hoặc kẹo bạc hà có xylitol giúp hơi thở thơm mát giảm mùi hôi khó chịu. Đồng thời nhai kẹo cao su còn thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt – là một cách tự nhiên để làm sạch khoang miệng.
- Uống nước chanh: Chanh có chứa nhiều acid rất tốt trong việc cải thiện mùi hôi miệng. Bạn có thể dùng nó để súc miệng hằng ngày, hoặc kết hợp với mật ong, chanh đều được. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vỏ chanh, rửa sạch và nhai thật kỹ để cho hơi thở dễ chịu hơn.
Những biện pháp khắc phục này chỉ giải quyết được hôi miệng tạm thời. Do đó, bạn nên kết hợp với các phương pháp điều trị nguyên nhân để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2. Chăm sóc răng miệng tốt
Nếu nguyên nhân gây hôi miệng do vệ sinh răng kiệm kém, bạn cần chăm sóc tốt hơn bằng những biện pháp dưới đây:
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:
- Thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày. Lựa chọn bàn chải lông mềm, cùng với kem đánh răng chứa flour để tăng cường bảo vệ sức khoẻ răng miệng.
- Để bàn chải nơi thông thoáng, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Đồng thời cần thay bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng/lần hoặc khi lông bị mài mòn để vệ sinh răng được tốt nhất.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Nhất là những trường hợp dùng veneer để đóng kín khe thưa thì vị trí này cần thiết để lấy sạch thức ăn tránh viêm lợi. Ngoài ra, chỉ nha khoa còn có tác dụng giảm nguy cơ sâu răng và bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh về nướu.
- Thường xuyên chải lưỡi bằng bàn chải hoặc dùng sản phẩm chuyên dụng.
- Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn, nhất là dung dịch chứa flour để ngăn ngừa sâu răng.
– Chế độ ăn uống bảo vệ răng miệng và miếng dán sứ:
- Hạn chế đồ ăn cứng sau trong vòng 1 – 2 tuần sau khi thực hiện do lúc này keo gắn kết giữa veneer và răng thật chưa được chắc chắn nên có thể làm lệch lạc miếng sứ gây bám dính thức ăn.
- Tránh ăn thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành và nhiều gia vị khác… Nếu không thể tránh được cần vệ sinh răng miệng và dùng chỉ nha khoa ngay sau khi ăn.
– Loại bỏ thói quen xấu:
- Loại bỏ một số thói quen không tốt như nghiến răng, xỉa tăm… vì nó tác động lực lớn nên răng hay tạo khoảng trống giữa các kẽ răng khiến thức ăn dễ chui vào gây hôi miệng.
- Tránh cắn các vật cứng như bút bi và không dùng răng để cắn xé như mở nắp chai bia, gói gia vị… gây hư hại cho miếng dán sứ.
– Sau khi dán sứ veneer bạn nên đi đến cơ sở nha khoa định kỳ để được các bác sĩ thăm khám và làm sạch chuyên sâu. Các bác sĩ nha khoa có thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và cao răng trong khi cách vệ sinh ở nhà không thể cải thiện được tình trạng này.
2.3. Xử lý các vấn đề phát sinh với miếng dán sứ
Khi thấy hôi miệng kéo dài và nghi ngờ do miếng dán sứ, bạn nên đến nha khoa để có biện pháp xử lý thích hợp.
– Nếu bị sâu răng ở những chiếc răng có dán sứ veneer, bạn cần phải trám răng. Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu tháo miếng dán và thay thế bằng chiếc mới để khôi phục và bảo vệ sức khỏe của răng thật hay không. Nếu được điều trị càng sớm, răng thật bị ảnh hưởng ít thì khả năng có thể giữ lớp veneer càng cao.
– Khi miếng veneer bị dán sai kỹ thuật, các bác sĩ có thể yêu cầu tháo miếng dán bằng các khí cụ chuyên dụng và tiến hành dán lại sao cho vừa khít với răng thật và không tạo khoảng trống với các răng bên cạnh. Nếu miếng dán không vừa, các bác sĩ có thể trao đổi với bạn việc thay thế toàn bộ các miếng veneer mới.
3. Nha Khoa Quốc Tế Phú Hoà – Chuẩn quy trình dán sứ veneer không lo hôi miệng
Để khắc phục tốt tình trạng hôi miệng do kỹ thuật dán sứ veneer, bạn nên lựa chọn địa chỉ Nha khoa uy tín với các bác sĩ có tay nghề cao. Trong đó, có Nha khoa Quốc tế Phú Hòa với địa chỉ làm răng sứ top đầu Hà Nội được nhiều khách hàng lựa chọn. Trong suốt 20 năm qua, nha khoa đã có hơn 100.000 khách hàng.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được sáng lập bởi TS. BS Nguyễn Phú Hòa đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nha khoa trong và ngoài nước.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe.
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y tế 24h.
Với công nghệ cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, các bác sĩ nha khoa với tay nghề giỏi đảm bảo làm miếng dán sứ với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Trước khi thực hiện, khách hàng được thăm khám cẩn thận và tư vấn loại dán sứ veneer phù hợp với tình trạng răng miệng, điều kiện kinh tế.
- Hạn chế tối đa việc mài răng thật: Dán sứ veneer chỉ cần mài từ 0.2 – 0.8 mm tức là chỉ loại bớt mảng bám bên ngoài bề mặt răng, không xâm lấn đến những phần quan trọng của răng thật nên không ảnh hưởng tới sinh lý của răng về sau
- Khả năng chịu nén, chịu lực cao bền vững hơn cả răng thật.
- Không gây kích ứng, an toàn thân thiện với cơ thể.
- Tạo cảm giác ăn nhai như răng thật.
- Thời gian dán răng sứ nhanh chóng, nha khoa chế tác ra miếng dán veneer có độ chính xác cao, đảm bảo ăn khít với răng thật và các răng bên cạnh.
- Sở hữu răng đẹp chỉ trong 3 – 5 ngày.
- Bảo hành răng sứ dài hạn, hướng dẫn chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi dán sứ veneer.