Mang thai là điều vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời người phụ nữ. Và bất cứ một tác động nào dù lớn nhỏ trong thời kì này cũng gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khách quan hoặc chủ quan, bà bầu gặp phải đối mặt với các vấn đề về răng miệng và cần can thiệp nhổ răng. Vậy có nên nhổ răng khi đang mang thai hay không?
Nhổ răng khi đang mang thai – những điều cần biết
Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về răng ở phụ nữa mang thai là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Khi mang thai, lượng hoocmon Estrogen và Progestorome thay đổi đáng kể khiến môi trường nội tiết cơ thể thay đổi. Đây là điều kiện khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn, răng đối diện với nguy cơ cao bị vôi hóa và dẫn đến tình trạng sâu răng. Bên cạnh đó, canxi của cơ thể người mẹ sụt giảm do phải cung cấp dưỡng chất đến bé. Khi lượng canxi cung cấp từ thức ăn không đủ, cơ thể sẽ chuyển hóa canxi từ hệ xương của mẹ sang bé. Thêm vào đó, khi mang bầu, dạ dày bị thu hẹp khiến bà bầu nhanh no nhưng cũng rất nhanh đói, một vài bà bầu có xu hướng thích ăn ngọt càng làm tăng nguy cơ sâu răng. Tất cả những lí do kể trên là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và nguy cơ phải nhổ bỏ răng khi đang mang bầu.
Bên cạnh sâu răng thì răng khôn mọc lệch xuất hiện trong giai đoạn thai kì cũng rất đáng để lo ngại. Mọc răng khôn vốn là điều có lẽ không ai mong muốn và bà bầu thì càng không. Tuy nhiên, gần như ai trong chúng ta cũng phải đối diện với việc mọc răng khôn chỉ khác nhau ở chỗ chiếc răng “oái oăm” này mọc thẳng hay lệch mà thôi. Răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi 17 đến 25 thậm chí muộn hơn. Chính vì thế, răng khôn mọc ở đối tượng phụ nữ mang thai chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Có nên nhổ răng khi đang mang thai
Nhìn chung, phụ nữ mang thai không nên có bất kì sự can thiệp nào về răng miệng thậm chí chỉ là trám hay lấy cao răng. Ở trường hợp khẩn cấp, bắt buộc phải nhổ bỏ hoặc điều trị sâu răng, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn của các bác sĩ. Đối với hàn hoặc nhổ răng sâu, nếu không quá nghiêm trọng bạn hãy tạm hoãn việc nhổ răng hay can thiệp cơ học lên răng. Trường hợp sâu răng nặng, răng bị phá hủy, kết cấu răng không còn nguyên vẹn ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai, có thể bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng tạm thời. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện khi bạn đã qua tháng thứ 4 của thai kì. Bởi 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, chỉ một tác động nhạy cảm lên cơ thể cũng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
Trường hợp răng khôn mọc trong khi mang thai. Nếu răng khôn mọc thẳng, bạn không cần quá lo lắng. Đau nhức do mọc răng lúc này chỉ thoáng qua, hơi nhói và lợi có dấu hiệu sưng nhẹ. Khi răng đã trồi lên khỏi cung hàm, những biểu hiện này theo đó cũng biến mất. Vệ sinh răng miệng cẩn thận và sạch sẽ là yêu cầu hàng đầu để ngăn ngừa sự chuyển biến xấu của lợi lúc này đang bị sưng đỏ và đối diện với nguy cơ cao bị vi khuẩn tấn công.
Đến nha khoa Quốc tế Phú Hòa nhổ răng đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi:
Răng khôn mọc lệch chắc hẳn là điều không bà bầu nào mong muốn. Nhổ răng khôn không được khuyến nghị trong thời gian này. Bởi cơ thể phụ nữ mang bầu rất nhạy cảm. Nhổ răng, nhất là chiếc răng “khó chịu” như răng khôn luôn ẩn chứa những nguy cơ biến chứng. Quá trình nhổ răng khôn cần sự trợ giúp của thuốc tê. Sau nhổ, cần sử dụng các loại thuốc tiêu sưng, chống viêm. Hơn thế nữa, bạn cũng cần phải uống kháng sinh với liều lượng cao hơn thông thường để ngăn ngừa viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình tự lành của vết thương. Tất cả các loại thuốc kể trên đều không tốt nếu không muốn nói là nguy hại đến sự phát triển bình thường của bé cũng như sức khỏe người mẹ.
Vì thế nếu bạn bị những chiếc răng gây khó dễ trong quá trình mang thai, hãy bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để tìm cách ứng biến phù hợp. Khi răng bị đau nhức, áp dụng một số cách dưới đây để hạn chế cơn đau:
- Ngậm nước muối loãng. Súc miệng với nước muối thường xuyên, ngay khi cơn đau nhức kéo đến và sau mỗi bữa ăn. Nước muối sinh lí có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm khá tốt.
- Chườm đá lạnh khu vực vùng má phía ngoài vị trí răng đau.
- Sử dụng một số phương pháp dân gian như ngậm nước lá lốt; nghiền nát phần rễ lá nốt với vài hột muối, đặt lên chỗ răng đau. Cây lá lốt chứa nhiều benzylacetat hiệu quả trong việc chống viêm, tiêu sưng.
Để đảm bảo an toàn và có được sự an tâm cần thiết trong suốt quá trình mang thai, bạn cần duy trì thói quen thăm khám răng miệng thường xuyên để phát hiện kịp thời những vấn đề về răng – phòng tránh những tình huống không mong muốn rất có thể sẽ xảy ra khi đang mang thai. Thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ tới nha khoa Quốc tế Phú Hòa theo số hotline: 0962.091.936, các bác sĩ giỏi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.