Răng bị thưa làm bạn mất tự tin, ngại giao tiếp nhưng bạn lại không muốn niềng răng. Vậy có cách nào để cải thiện răng thưa hay không? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của từng phương pháp là gì? Để giải đáp các thắc mắc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Răng thưa là gì?
Răng thưa là tình trạng xuất hiện một khoảng hở giữa hai răng, có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào như vùng cửa trước, vùng răng cối… Tỷ lệ người bị răng thưa chiếm khoảng 1,6 – 25% dân số.
Khe thưa răng sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Nó là hiện tượng bình thường trong giai đoạn phát triển, răng của trẻ đang được thay và sắp xếp lại. Việc răng sữa có khe thưa còn giúp việc thay răng đẹp hơn vì răng vĩnh viễn thường to hơn răng sữa.
Tuy nhiên ở người trưởng thành, những khoảng trống lớn giữa các răng là một vấn đề thẩm mỹ đáng chú ý. Răng thưa còn gây ảnh hưởng tới công việc, làm nụ cười kém duyên, phát âm không chuẩn khiến mất tự tin khi giao tiếp với khách hàng. Hay mỗi khi ăn, thức ăn bị dắt vào các khe gây khó vệ sinh và có nguy cơ gặp một số vấn đề về răng miệng như hôi miệng, sâu răng…
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng thưa?
Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến răng thưa như có một số thói quen xấu, bất hòa giữa kích thước răng và khung hàm, phanh môi bám thấp…
2.1. Bất hài hòa kích thước răng và khung hàm
Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây tình trạng thưa răng. Răng của bạn quá nhỏ so với kích thước xương hàm nên tạo các khoảng trống giữa các răng.
Sự bất hòa này do di truyền nên trong gia đình con cái có nguy cơ bị răng thưa khi bố, mẹ hay ông bà gặp tình trạng này.
2.2. Quá phát triển nướu
Do mắc một số bệnh lý về nướu hay uống thuốc gây tổn thương xương nâng đỡ răng có thể gây viêm, phì đại lợi giữa các răng. Điều này làm răng lung lay, dần dần xuất hiện khoảng giữa các răng.
2.3. Phanh môi bám thấp
Nguyên nhân phanh môi bám thấp gây răng thưa là do các sợi cơ bám từ môi vào khoảng giữa hai răng cửa. Điều này làm 2 răng tách xa nhau tạo khoảng trống đơn độc vùng răng cửa gây mất thẩm mỹ, nhất là khi cười.
Do khoảng cách các răng tăng dần theo thời gian nên cần can thiệp ngay khi còn nhỏ.
2.4. Viêm nha chu
Một bệnh lý đặc biệt về răng như viêm nha chu (viêm quanh răng tiến triển) gây tiêu xương phần chân răng, cổ răng làm cho răng yếu, dễ bị lỏng lẻo và dịch chuyển. Bệnh gây khe thưa toàn hàm, nhất là vùng răng sau.
2.6. Hình thể răng cửa bên nhỏ (PEG – SHAPE)
Ở nhiều người do kích thước răng cửa bên nhỏ hơn so với các răng còn lại nên tạo khe thưa vùng răng cửa.
2.7. Do mất răng
Một số tai nạn không may xảy ra gây mất răng sẽ tạo khoảng trống rộng. Bên cạnh đó, mất răng khiến các răng còn lại dễ bị di chuyển vào các khoảng trống gây nên tình trạng xô lệch răng.
Tình trạng răng sâu cũng là một nguyên nhân khiến răng di chuyển gây hiện tượng răng thưa.
2.8. Thói quen xấu
Những thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, cắn mút ngón tay… thường xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng còn kéo dài đến khi trưởng thành gây tình trạng răng thưa.
– Đẩy lưỡi: Nhiều người có thói quen đẩy lưỡi vào răng cửa khi nuốt. Chỉ với áp lực nhỏ tác động lên răng cửa nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài sẽ đẩy răng xòe về phía trước tạo khoảng trống giữa các răng.
– Cắn mút thức ăn cứng, cắn ngón tay: Đây cũng là những thói quen tương tự như đẩy lưỡi gây áp lực lên răng cửa, lâu ngày gây răng thưa.
– Xỉa răng bằng tăm: Thói quen xỉa răng thường xuyên bằng tăm xuyên qua các kẽ răng có thể gây tiêu xương dẫn đến tách các răng ra.
3. Cách chỉnh răng thưa không cần niềng
Có nhiều giải pháp khác nhau để chỉnh răng thưa như niềng răng, phục hình răng. Trong đó, niềng răng là cách phổ biến khi khoảng cách giữa các răng rộng kèm theo các tình trạng lệch lạc như hô, móm… Phương pháp giúp đóng khít khoảng hở, bảo tồn răng mà không phải mài mòn.
Tuy nhiên, niềng răng chỉ giúp dịch chuyển răng chứ không thay đổi hình thể kích thước của răng. Nên trong nhiều trường hợp phương pháp này không đạt hiệu quả tốt và mất nhiều thời gian. Lúc này các bác sĩ nha khoa có thể cân nhắc cho bạn thực hiện các biện pháp phục hình răng như hàn răng, cầu răng, chụp răng sứ hoặc veneer sứ.
3.1. Hàn răng
Hàn răng là phương pháp phục hồi trực tiếp bằng cách sử dụng một chất hàn nha khoa là composite. Nó có bản chất là nhựa và được hàn vào các gờ bên của răng làm tăng kích thước răng theo chiều ngang. Vì vậy mà giúp đóng kín khoảng cách giữa các răng, chữa răng thưa nhanh chóng.
– Trường hợp áp dụng:
Giải pháp hàn răng được ưu tiên thực hiện trong một số trường hợp như:
- Khoảng cách các khe thưa nhỏ.
- Để đóng khe thưa tạm thời do thời gian sắp tới phải tham gia một sự kiện quan trọng với mong muốn chữa răng thưa nhanh chóng.
– Ưu điểm:
- Thực hiện nhanh: Chỉ cần mất một thời gian ngắn để tráng kín khe thưa, khoảng 15 – 20 phút. Bạn chỉ mất 1 lần hẹn là được răng như ý muốn.
- Chi phí thấp: Phương pháp này có giá gần như thấp nhất trong các cách chỉnh răng thưa không cần niềng.
- Không cần mài nhiều và ít xâm lấn đến cấu trúc của răng thật.
– Nhược điểm:
- Miếng hàn tạo hình không lý tưởng: Do dụng cụ hàn răng không thể đi vào vùng kẽ thưa nên khó làm mượt được các mối hàn.
- Do được làm bằng nhựa màu sắc không được trong, tinh tế nên theo thời gian có nguy cơ bị đổi màu và khả năng bị bong cao. Đặc biệt là khi thực hiện với răng có màu sắc phức tạp rất khó có thể phối màu để màu sắc của composite giống với răng xung quanh.
- Có thể bị bong, vỡ… khi nhai với lực mạnh, nhất là khi ăn các thực phẩm quá cứng và dai.
- Khó đảm bảo kín kẽ ở phần mối hàn nên khó vệ sinh gây bệnh răng miệng như viêm nướu.
- Hàn răng nếu không làm đúng kĩ thuật có nguy cơ hôi miệng do chất gắn dư và dễ bị dắt thức ăn vào răng.
Trước đây phương pháp hàn răng được sử dụng phổ biến do thực hiện nhanh chóng với giá thành rẻ nhưng giờ đây ít dùng hơn vì nhiều nhược điểm kể trên.
– Chi phí:
Chi phí cho việc hàn răng thường rẻ, dao động từ 350.000 – 500.000 đồng/răng.
3.2. Cầu răng sứ
Làm cầu răng là phương pháp cổ điển giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng. Sau khi mài hai răng bên cạnh, bác sĩ sẽ sử dụng 1 cầu răng chứa 3 mão sứ trở lên. Trong đó 1 mão hoặc nhiều hơn giúp thay thế cho răng bị mất, còn 2 mão sứ giúp gắn với 2 răng bên cạnh để giữ cố định răng.
Cầu răng sứ truyền thống được cải thiện thêm một số dạng nữa như cầu răng sứ có cánh dán, cầu răng sứ nhảy…
– Trường hợp áp dụng:
Phương pháp được thực hiện khi khoảng trống giữa các răng rộng mà các biện pháp khác không đảm bảo hiệu quả điều trị.
– Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao: Do răng sứ có màu sắc rất giống răng thật nên người khác sẽ khó nhận ra bạn đang sử dụng cầu răng.
- Chất liệu có độ chịu lực tốt giúp bạn thoải mái trong việc ăn uống mà không sợ bị hỏng.
- Cầu răng sứ có độ bền từ 5 – 8 năm tùy theo tình trạng sức khoẻ của răng miệng như tốc độ tiêu xương hàm hay các loại răng sứ khác nhau, vị trí mất răng…
– Nhược điểm:
Phần mão sứ của răng có thể được làm từ các chất liệu khác nhau như kim loại hoặc toàn bộ là sứ. Trong đó, chất liệu khung kim loại có nguy cơ bị tụt ra khỏi nướu gây đen viền, ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ.
– Chi phí:
Tùy theo nguyên liệu làm cầu răng như kim loại, sứ titan, sứ emax… mà chi phí để chữa răng thưa dao động từ 1.000.000 – 7.000.000 đồng/răng.
3.3. Bọc răng sứ
Đây là phương pháp bọc răng để làm răng to ra, đạt tiêu chuẩn về hình thể.
Khác với hàn răng, bọc răng sứ sẽ phải mài nhỏ toàn bộ răng phần trên, cả mặt trong và mặt ngoài của răng. Toàn bộ mô răng bị lấy đi sẽ được thay thế bằng lớp sứ nha khoa. Nên không chỉ phần bên gờ của răng là sứ mà cả bề mặt của răng đều bọc sứ. Do đó, việc bọc răng phải hết sức cẩn thận, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện. Một khi mô răng của bạn đã mài đi là không thể lấy lại được nữa.
– Trường hợp áp dụng:
Bọc răng sứ được cân nhắc thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khe thưa do tụt nướu, viêm quanh răng, viêm lợi. Phương pháp này giúp che phủ được lỗ xi men chân răng cũng như phần cổ răng.
- Răng đã lấy tủy, răng vỡ mẻ lớn.
- Răng nhiễm màu đốm trắng, tetracyclin và không hiệu quả với các thuốc tẩy răng trắng.
- Một số trường hợp khác như răng thưa kết hợp với sâu kẽ răng cần chụp răng để cô lập các tổn thương sâu răng, bảo vệ được tủy răng bên trong.
Những người có khe thưa nhưng màu sắc răng vẫn đẹp thì không nên thực hiện phương pháp này. Bạn nên chọn những cách làm khác như dán sứ hay niềng răng… Khi răng khỏe mạnh cũng không được cho bác sĩ lấy tủy bọc sứ răng do nhiều rủi ro và xâm lấn quá mức.
– Ưu điểm:
Phương pháp này cho thẩm mỹ tốt do bao phủ cả răng bằng vật liệu sứ có màu sắc, độ bóng, các hiệu ứng quang học tương tự như răng tự nhiên. Sứ nha khoa cũng được tùy biến về hình thể, độ trong mờ của từng cá nhân nên giúp răng đẹp hơn.
– Nhược điểm:
Nhược điểm duy nhất của bọc răng sứ là phải mài bỏ răng thật, trái với triết lý nha khoa hiện nay là bảo tồn răng mô một cách tối đa.
– Chi phí:
Có nhiều loại răng sứ với các mức giá khác nhau để bạn lựa chọn. Chi phí để bọc răng sứ là từ 3.000.000 – 8.000.000 đồng/răng.
Đọc thêm: Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô thế nào?
3.4. Veneer sứ
Ngày nay dán sứ veneer là phương pháp chỉnh răng thưa được sử dụng phổ biến. Nó giúp tạo một lớp áo khoác phía ngoài. Độ dày veneer khoảng 0,5 mm nên tạo hình men răng sẽ ít hơn răng sứ nhiều và không ảnh hưởng tới mặt trong của răng.
– Trường hợp áp dụng:
Phương pháp này áp dụng khi khe thưa nhỏ hơn 3mm, gồm cả răng nhỏ, dị dạng, có các khiếm khuyết về hình thể như vỡ mẻ, răng xỉn màu.
Những trường hợp răng thưa cùng với lệch lạc khớp cắn nên thực hiện phương pháp niềng răng để giải quyết các vấn đề.
– Ưu điểm:
- Khả năng chịu lực nhai tốt, gấp khoảng 1 – 8 lần răng thật.
- Vật liệu được bào chế với độ trong, mài mòn tương đương với men răng thật nên hạn chế việc sứt mẻ.
- Răng có giá trị thẩm mỹ cao, kích thước răng gần với răng tự nhiên, nhất là màu sắc hài hòa với màu xung quanh.
- Thời gian sử dụng dài khoảng 8 – 15 năm nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
- Không làm xáo trộn khớp cắn.
– Nhược điểm:
- Chi phí khá cao, cần phải mài chỉnh răng thật để tạo được bề mặt thích hợp giữa răng sứ và răng tự nhiên.
- Thường mất nhiều thời gian, phải trải qua 3 lần hẹn. Lần đầu là khám tư vấn, sau khi đã đồng thuận sẽ hẹn lần 2 để lấy khuôn răng. Buổi cuối sẽ là lắp răng và điều chỉnh nếu cần thiết.
– Chi phí:
Tùy thuộc vào chất liệu làm veneer sứ mà chi phí mỗi loại có thể khác nhau, dao động 4.000.000 – 8.000.000 đồng/một miếng dán.
Việc lựa chọn phương pháp chỉnh răng thưa nào tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên đi cùng với một lựa chọn tốt bạn cũng cần thực hiện theo lời khuyên được bác sĩ đưa ra để bảo vệ hàm răng chắc khoẻ:
- Vệ sinh răng miệng bằng cách lấy cao răng thường xuyên.
- Loại bỏ thói quen xấu như đẩy lưỡi, cắn tay… Bạn nên dùng chỉ nha khoa để thay thế việc xỉa tăm.
- Điều trị các bệnh về nướu giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng như mất răng.
- Quan trọng là đi khám khi phát hiện khe thưa tại trung tâm nha khoa uy tín và giàu kinh nghiệm.
Nha Khoa Quốc Tế Phú Hòa với sứ mệnh kiến tạo nụ cười hoàn hảo cho tất cả mọi người bằng phương pháp hiệu quả và an toàn cho sức khỏe sẽ là lựa chọn hoàn hảo để cải thiện tình trạng răng thưa không cần niềng. Nha khoa có hơn 100.000 khách hàng trong suốt 20 năm qua.
Nha khoa Quốc tế Phú Hoà có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được thành lập bởi TS. BS. Nguyễn Phú Hòa đạt nhiều thành công trong ngành nha khoa như:
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
Cùng với đó là cơ sở vật chất gồm các trang thiết bị tân tiến, hiện đại, cập nhật những kỹ thuật mới của thế giới giúp việc thăm khám của bạn nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/diastema#symptoms
- https://www.healthline.com/health/diastema