Khi nào nên bọc răng sứ lần 2? Lưu ý đặc biệt?
Bạn đã thực hiện bọc răng sứ lần 1 nhưng sau một thời gian thân răng bị nhiễm trùng, sâu, đen viền nướu… và muốn bọc lại. Dưới đây là tất cả những điều bạn nên biết trước khi tiến hành bọc răng sứ lần 2.
Mục lục
1. Những trường hợp nên bọc răng sứ lần 2
Nếu như bạn gặp một trong các vấn đề về răng sứ dưới đây, bạn có thể cần thay thế răng sứ lần 2:
1.1. Thân răng bị nhiễm trùng hoặc sâu

Đây là một trong những lý do phổ biến nhất cho việc thay thế răng sứ.
Khi mão răng của bạn có những vết nứt và rách, các hạt thức ăn có thể chui vào bên dưới. Điều này khiến vi khuẩn gây hại phát triển và tấn công răng tự nhiên. Khi răng bị sâu, bạn có thể bắt đầu cảm thấy ê buốt và đau răng, đòi hỏi bạn phải thay thế chiếc răng sứ mới.
1.2. Răng sứ bị xuống cấp, hết tuổi thọ
Tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe răng miệng, vật liệu làm mão răng, chế độ ăn uống, cách vệ sinh… Mão răng sứ có thể hoạt động tốt từ 5 – 15 năm, thậm chí 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên khi không có chế độ ăn uống đúng, vệ sinh kém nó có thể bị xuống cấp trước thời hạn, không đảm bảo thực hiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt. Răng sứ cũ quá tuổi thọ cũng có nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề phát sinh rơi, sứt, gãy… do hao mòn tự nhiên. Lúc này yêu cầu bạn phải thực hiện bọc răng sứ lần 2.
Vì vậy, sau thời hạn bạn nên đến kiểm tra 6 tháng/lần để xem xét phục hình và đảm bảo răng sứ hoạt động bình thường.
Ngoài ra, tật nghiến răng vào ban đêm có thể khiến khớp cắn lệch lạc. Khi ăn nhai, các khớp cắn không khít với nhau làm mài mòn bề mặt tiếp xúc, giảm hạn dùng. Điều này cũng khiến bạn phải thay răng sứ sớm hơn.
1.3. Răng bị tụt nướu
Khi nướu bị tổn thương khiến phần xung quanh chân răng bị lõm xuống, có thể để lại đường sậm màu mất tính thẩm mỹ.
Đồng thời, hiện tượng này còn làm lộ chân răng, thức ăn và vi khuẩn bám vào dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng. Vì vậy, mà bạn bị đau kéo dài, cần thay răng sứ lần 2.
1.4. Răng sứ mất tính thẩm mỹ
Đây là lý do phổ biến để thay đổi mão răng vì chúng không cần đẹp nữa. Sau vài năm, những thay đổi liên quan đến thời gian như tụt nướu, đổi màu răng và vật liệu bị thoái hóa có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của răng sứ.
Đặc biệt là răng sứ kim loại cũ có xu hướng không thẩm mỹ tốt bằng các vật liệu hiện đại như sứ thuỷ tinh hay sứ nguyên khối. Không có gì lạ khi sau vài năm, thậm chí trước ngày hết tuổi thọ, bạn có thể nhìn thấy các viền sẫm màu xung quanh các mão răng cũ này trông khó coi.
1.5. Cảm thấy đau ở chỗ bọc răng sứ, nhất khi ăn
Khi mão răng được lắp đặt lần đầu tiên, khớp cắn của bạn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, theo thời gian, bề mặt khớp cắn có thể bị hư hại do hao mòn trong quá trình ăn uống hàng ngày có thực phẩm quá cứng hoặc dai, chấn thương khi chơi thể thao… có thể gây lệch khớp cắn. Điều này khiến bạn đau trong hoặc xung quanh răng sứ và cần thiết phải thay thế răng sứ lần 2.
2. Quy trình chuẩn bọc răng sứ lần 2
So với quy trình bọc răng sứ lần 1 thì ở lần 2 có những bước phức tạp hơn và đòi hỏi bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
Quá trình chuẩn bọc răng sứ lần 2 cụ thể như sau:
Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ phải thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu cần thiết có thể phải chụp x-quang để phát hiện vị trí răng bị viêm tủy hoặc sâu răng. Từ đó, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị cụ thể và tư vấn. Nếu đồng ý, bạn tiến hành lựa chọn loại răng sứ phù hợp.
Bước 2: Ký hợp đồng
Bước tiếp theo trong quá trình bọc răng sứ lần 2 là bạn tiến hành ký hợp đồng với nha khoa.
Bên cạnh đó, bạn nên yêu cầu nha khoa có bản cam kết về hiệu quả sau khi thực hiện bọc răng sứ và những ràng buộc nếu không thu được kết quả như ý.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm nguyên bản
Sau khi ký kết hợp đồng, bạn phải lấy dấu nguyên bản để làm răng tạm thời. Ngoài ra, nó giúp bác sĩ so sánh dấu răng trước và sau khi tinh chỉnh mài có khác nhau nhiều không.
Bước 4: Loại bỏ răng sứ cũ
Cho dù răng sứ bị sứt, mẻ, sâu răng, hết hạn… thì việc có những công cụ để loại bỏ là chìa khóa để đảm bảo thân răng vẫn còn chắc khỏe giúp việc bọc răng sứ lần 2 diễn ra thuận lợi.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định vật liệu làm răng sứ lần 1 là gì và xác định cắt ngang sứ bằng vật liệu nào.
Mão thường được làm từ một trong ba vật liệu sau: sứ kim loại, IPS e.max (sứ thủy tinh Lithium Disilicate) hoặc Zirconia toàn sứ hiện đại hơn.
Với mỗi loại lại yêu cầu các công cụ khác nhau để loại bỏ chúng. Đảm bảo cắt từ thân mão sứ đầu này sang viền nướu để lấy răng sứ ra dễ dàng.
– Răng sứ kim loại là sứ nung chảy với kim loại, tương đối dễ dàng để loại bỏ. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng mũi khoan kim cương để cắt sứ. Sau đó chuyển sang mũi khoan cacbua vonfram để cắt phần kim loại. Việc thay mũi khoan rất quan trọng vì nếu dùng mũi khoan kim cương cho phần kim loại nó có thể không cắt hiệu quả. Đồng thời, dùng mũi khoan cacbua vonfram cắt phần sứ thì nguy cơ cao làm sứt mẻ mũi khoan.
– Răng sứ thủy tinh: Có độ cứng cao và liên kết chắc chắn với thân răng nên khó loại bỏ hơn. Bác sĩ phải sử dụng mũi khoan kim cương Magic Touch với kỹ thuật mài thích hợp để có thể bảo vệ răng thật tốt nhất.
– Răng sứ zirconia là răng sứ nguyên khối, nếu sử dụng mũi khoan kim cương có hạt lớn thì đầu khoan có nguy cơ bị kéo ra khỏi chuôi mà răng sứ không bị cắt. Vì vậy, bạn cần dùng mũi khoan Magic Touch Zirconia.
Sau khi cắt được răng sứ, bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ nha khoa giữa các phần và tách nhỏ chúng ra khỏi răng.
Bước 5: Giải quyết các vấn đề về răng
So với quy trình niềng răng lần 1, niềng răng lần 2 cần phải xử lý cẩn thận những vấn đề phát sinh như nhiễm trùng, sâu răng.
Bác sĩ tiến hành làm sạch vết sâu răng. Nếu thân răng dưới răng sứ bị sâu bạn phải loại bỏ tất cả những vị trí này và để lại những cấu trúc răng khỏe mạnh. Lúc này, răng sẽ có hình dạng bất thường phải cần trám lại để ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển.
Bước 6: Tinh chỉnh mài răng
Sau khi giải quyết các vấn đề răng miệng, bác sĩ sẽ xem xét có cần tinh chỉnh mài răng nữa hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc mài răng lần 2. Bởi trước đó, bạn đã phải mài đi một lớp men răng thật để gắn răng sứ lần 1 rồi.
Tuy nhiên trong trường hợp sâu răng bạn có thể cần mài răng. Bởi khi giải quyết vấn đề sâu răng, thân răng bị thay đổi, bạn phải tiến hành mài răng cho bề mặt nhẵn bóng vừa khít với răng sứ định nắp.
Bước 7: Lấy dấu răng để đúc sứ và lắp răng giả
Lấy dấu răng thực hiện lần 2 để đúc sứ tạo hình dạng răng sứ vừa khít với răng thật đã mài. Sau khi lấy xong, dấu hàm sẽ được gửi về phòng lab để chế tác.
Trong khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ gắn răng giả tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bạn. Đồng thời, bảo vệ răng thật đã bị mài khỏi tác động của việc cắn nhai thức ăn.
Răng giả thường được làm bằng nhựa, acrylic hoặc kim loại mỏng được đeo đến lúc bạn gắn răng sứ.
Bước 8: Gắn răng sứ
Trước khi bọc răng sứ, bạn sẽ được lắp thử mão sứ để kiểm tra độ khít có phù hợp với hàm răng của bạn hay không.
Sau khi hài lòng về chúng, bác sĩ tiến hành lắp răng thật. Thời gian trung bình thường mất 10 phút cho 1 răng. Khi đã gắn răng sứ vĩnh viễn, bạn chỉ có thể loại bỏ chúng bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Bước 9: Tái khám
Bạn có thể hẹn bác sĩ một lần thăm khám để kiểm tra xem răng sứ có đảm bảo ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao hay không.
Quy trình có thể khác nhau ở từng nha khoa, quan trọng là bạn nên hỏi rõ các bác sĩ nha khoa trước khi thực hiện.
3. Những lưu ý khi bọc răng sứ lần 2
Giống như lần đầu bọc răng sứ, lần 2 bạn phải đảm bảo vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng như chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
3.1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Một số lưu ý về vệ sinh răng miệng như sau:
- Do mối liên kết giữa thân răng và mão sứ chưa hoàn toàn liên kết chặt chẽ, bạn cần chải răng nhẹ nhàng, hạn chế ở vùng bọc răng sứ.
- Đồng thời, bạn cũng cần làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn bằng chỉ nha khoa để loại bỏ bất kỳ mẩu thức ăn nào còn sót lại giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng như bệnh nướu, sâu răng…
- Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng có chứa flour hay kem đánh răng có chất này để làm sạch và bảo vệ răng.
- Định kỳ đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ lấy cao răng, loại bỏ mảng bám.
3.2. Chế độ ăn uống thận trọng
Một trong những vấn đề cần quan tâm sau khi bọc răng sứ là chế độ ăn uống. Bạn nên xây dựng chế độ giúp bảo vệ mão sứ ngay sau khi bọc và cả khi đã thực hiện được một vài năm.
- Sau 1 – 2 ngày bọc răng sứ, bạn nên ăn thực phẩm mềm, không quá nóng. Những ngày tiếp theo bạn có thể ăn uống như bình thường.
- Hạn chế tối đa những đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia… vì chúng gây ăn mòn sứ bên dưới, phá vỡ liên kết và khiến răng sứ có nguy cơ bong, sứt, mẻ hơn.
- Cắt giảm những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, caramel… do vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid lactic tác động đến răng làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, các loại rau củ quả chứa vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và tăng cường sức khỏe nói chung.
Ngoài ra, bạn cũng không nên hút thuốc lá vì nó không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Chất nicotin được tìm thấy trong thuốc lá có thể làm ố vàng sứ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ. Ngoài ra, thuốc lá cũng khiến bạn dễ bị bệnh viêm nướu và sâu răng hơn.
4. Những câu hỏi thường gặp khi bọc răng sứ lần 2
Bạn đã bọc răng sứ lần đầu, nhưng lần sau có thể không giống lần đầu. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp có thể giúp ích cho bạn trong lần thực hiện thứ 2 này.
4.1. Chi phí bọc răng sứ lần 2 có đắt không?
So với bọc răng sứ lần 1, chi phí lần 2 thường đắt hơn trong trường hợp bạn có thân răng bị sâu. Lúc này bác sĩ phải tiến hành trám lại răng, giá thành từ 300.000 – 1.000.000 đồng tùy kỹ thuật và vật liệu trám. Còn chi phí phá bỏ răng sứ có thể bao gồm trọn gói trong quy trình.
Tùy thuộc vào vật liệu và thương hiệu răng sứ khác nhau mà dao động từ 1 – 10 triệu đồng/răng.
4.2. Bọc răng sứ lần 2 có đau như lần 1 không?
Kỹ thuật mài răng trong bọc răng sứ thường không đau bất kể lần đầu hay lần 2. Nếu có chỉ là tình trạng hơi ê nhức, kéo dài một vài tiếng sau khi thực hiện. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiến hành bọc răng sứ lần 2.
4.3. Bọc răng sứ lần 2 nên lựa chọn loại nào?
Hiện nay có 3 vật liệu làm răng sứ chủ yếu là răng sứ kim loại, răng sứ thủy tinh và răng toàn sứ zirconia.
Răng sứ kim loại có giá thành thấp nhất nhưng đạt tính thẩm mỹ kém nhất, dễ đen viền nướu và tuổi thọ cũng thấp hơn (thường từ 3 – 5 năm).
Trong khi đó, răng sứ thủy tinh và răng sứ zirconia có độ bền cứng cao, tuổi thọ dài hơn (từ 15 – 20 năm) nên được các chuyên gia khuyên lựa chọn để bọc răng sứ lần 2.
5. Nha khoa Quốc tế Phú Hoà – Địa chỉ bọc răng sứ uy tín
Nếu bạn đang tìm một cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ nhiều kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại, hãy đến với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa.
Bọc răng sứ công nghệ cao tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo phục hình răng sứ với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Bằng những kinh nghiệm và thế mạnh trong chuyên ngành, các bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sẽ có những thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất giúp hạn chế tối đa việc mài răng thật.
- Không gây tổn thương đến tủy răng, ăn nhai chắc khỏe như răng thật, bền màu theo thời gian.
- Form răng hiện đại phù hợp với gương mặt và độ tuổi khách hàng.
- Thời gian phục hình nhanh chóng.
- Bảo hành răng sứ dài hạn.
Hãy nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE hoặc gọi điện đến hotline 096.209.1063 để được các bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa tư vấn miễn phí nhé!
Tài liệu tham khảo
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3917642/
- https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/10923-dental-crowns