25 tuổi niềng răng được không? Có hiệu quả không?

Nghe đọc:

Việc niềng răng luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện ngay khi bạn còn trẻ để đạt được kết quả nhanh và tốt nhất. Thế nhưng vì nhiều lý do, nhiều người đến năm 25 tuổi mới bắt đầu nghĩ đến việc niềng răng. Vậy 25 tuổi niềng răng được không và đâu là phương pháp phù hợp nhất?

25 tuổi niềng răng được không?

Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiệu quả giúp điều chỉnh răng sai lệch và vị trí của hàm. Nhờ vậy bạn sẽ cải thiện được các khuyết điểm ở răng, tự tin với nụ cười đẹp và chức năng nhai tốt.

Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được từ sớm tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng. Nhiều bậc phụ huynh phần do điều kiện kinh tế phần vì chưa có sự quan tâm đầy đủ nên ít để ý đến vấn đề răng miệng của con trẻ. Vì vậy rất không ít bạn trẻ ngoài 20 mới bắt đầu suy nghĩ đến việc niềng răng để khắc phục các khuyết điểm và cải thiện tính thẩm mỹ trên răng mình.

nieng-rang-tuoi-25
Niềng răng không phụ thuộc vào độ tuổi nên bạn có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào

Nói chung, ở tuổi 25 bạn hoàn toàn có thể niềng răng. Tuổi tác không quá quan trọng để đánh giá một người có thể niềng răng được hay không. Tuy nhiên, tuổi tác có thể ảnh hưởng tới thời gian chỉnh nha. Khi càng lớn tuổi việc niềng răng sẽ càng trở nên khó khăn. Khi đó, xương hàm và hệ răng đã ở trạng thái rất bền chắc, dẫn đến việc gia tăng chi phí cũng như thời gian niềng răng.

Ngoài ra, càng để lâu độ sai lệch của răng sẽ càng có xu hướng trầm trọng hơn ban đầu dưới tác động của quá trình nhai, cắn, chải,… Cụ thể như răng khập khểnh sẽ ngày càng chen chúc, răng hô sẽ ngày càng hô hơn.

Vì vậy, niềng răng càng sớm càng tốt chính là điều đúng đắn vừa giúp bạn có được diện mạo tự tin vừa giúp cho quá trình niềng trở nên dễ dàng, thuận lợi. Nếu thẩm mỹ khi đeo niềng là trở ngại cản bước bạn trên hành trình cải thiện răng, đừng lo vì hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bạn vừa đạt được tính thẩm mỹ vừa đạt được hiệu quả chỉnh nha.

25 tuổi nên niềng răng loại nào?

Loại niềng răng mà bạn chọn không ảnh hưởng quá nhiều tới hiệu quả sau cùng. Hiện nay, bất cứ loại niềng răng nào từ mắc cài cho tới khay trong suốt cũng đều có thể giải quyết được các ca sai lệch khớp cắn từ nhẹ tới nặng.

Điều mà bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định niềng răng đó là việc lựa chọn trung tâm chỉnh nha uy tín. Kinh nghiệm và phác đồ của bác sĩ và tình trạng sai lệch khớp cắn của bạn sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả chỉnh nha.

loai-hinh-nieng-rang
Phương pháp niềng răng nào cũng có thể mang lại cho bạn kết quả theo mong muốn

Hiện nay có 2 loại niềng bạn có thể lựa chọn cho việc cải thiện tính thẩm mỹ trên răng mình chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.

1. Niềng răng mắc cài

Tuy sự xuất hiện của niềng răng trong suốt mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn thẩm mỹ hơn nhưng niềng răng mắc cài vẫn là chọn lựa được phần đông yêu thích bởi tiết kiệm chi phí.

nieng-rang-mac-cai
Niềng răng mắc cài là lựa chọn được nhiều người dùng vì chi phí phải chăng

Đây là loại hình niềng sử dụng các khí cụ gắn chặt lên răng để tác động lực kéo răng dịch chuyển đúng về vị trí chuẩn. Khí cụ có thể bao gồm cả mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê, thun tách kẽ, vít,… Trong đó, mắc cài pha lê và mắc cài sứ đạt lợi thế cao hơn về tính thẩm mỹ so với mắc cài kim loại truyền thống.

Niềng răng mắc cài có 2 loại đó là mắc cài tự buộc và mắc cài thường. Mắc cài tự buộc được cải tiến từ mắc cài thường, nó có hệ thống nắp trượt để neo giữ dây cung (không cần dùng dây thun như mắc cài thường), do đó lực tạo ra để nắn chỉnh răng luôn ổn định, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn so với niềng mắc cài thường, thời gian thăm khám cũng ít hơn so với mắc cài thường.

Sở hữu nhiều ưu điểm về tính đa dạng, hiệu quả và chi phí phải chăng nhưng phương pháp này vẫn có nhược điểm ở chỗ thiếu tính thẩm mỹ, khó vệ sinh và dễ gây tổn thương lưỡi, môi.

  • Thiếu tính thẩm mỹ: Mắc cài đính trực tiếp trên răng nên mỗi hoạt động môi của bạn đều có thể để lộ ra. Với một số người, điều này tạo nên tâm lý thiếu tự tin trong giao tiếp.
  • Khó vệ sinh: Mắc cài luôn gắn trên răng khiến sau mỗi lần ăn uống, việc vệ sinh răng miệng của bạn trở nên khó khăn hơn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh sai cách, bạn có thể sẽ bị tuột mắc cài hoặc mắc nhiều bệnh lý về răng như hôi miệng, viêm nướu,…
  • Tổn thương lưỡi, môi: Các mắc cài và khí cụ có thể gây tổn thương bên trong má cũng như các mô mềm khác trong miệng trong quá trình niềng. Ngay cả khi không tác động, các đầu dây cung trong quá trình kéo bị đứt cũng có thể chọc vào trong nướu, má và môi của bạn.

Tuy nhiên những nhược điểm trên không phải là trở ngại quá lớn dẫn đến việc bạn từ chối niềng răng bằng phương pháp mắc cài. Chỉ cần lưu ý một chút và áp dụng các cách chăm sóc nha phù hợp là bạn có thể thoải mái cùng bộ mắc cài trên răng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tìm hiểu về niềng răng mắc cài thường từ A-Z

2. Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt đúng như tên gọi là phương pháp niềng răng không mắc cài, niềng răng vô hình. Đây là kỹ thuật niềng răng tiên tiến mà khi bạn sử dụng, người đối diện khó có thể nhận ra điều khác lạ trên răng. Điều này đặc biệt thích hợp cho những ai mong muốn cải thiện tình trạng răng hàm nhưng lại e ngại vấn đề thẩm mỹ trong giao tiếp.

nieng-rang-trong-suot
Niềng răng trong suốt mang tính thẩm mỹ cao vì không để lộ dấu niềng

Bên cạnh tính thẩm mỹ, niềng răng trong suốt còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với niềng răng mắc cài như:

  • Tháo lắp dễ dàng: Khay niềng có thể tháo ra dễ dàng giúp bạn ăn uống, vệ sinh răng miệng một cách thuận tiện.
  • Không gây tổn thương: Các khay niềng được sản xuất với chất liệu mỏng phù hợp cấu trúc hàm răng của mỗi người. Vì vậy trong lúc đeo bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không gặp phải tình trạng cộm hay tổn thương lưỡi, má, môi.
  • Hạn chế bệnh răng miệng: Vì khay có thể tháo lắp dễ dàng nên việc vệ sinh răng trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh niềng răng trong suốt giúp hạn chế nguy cơ bị sâu răng hay các bệnh lý răng miệng khác tốt hơn hẳn so với niềng mắc cài.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp này chính là giá thành cao. Nếu như niềng răng mắc cài có thể được thực hiện với mức phí 30 triệu thì niềng răng trong suốt có giá cao gấp 2-5 lần, tương đương 50-150 triệu.

Phương pháp niềng răng không quyết định đến kết quả niềng. Vì vậy điều bạn cần làm trước khi niềng răng chính là xác định nhu cầu cá nhân, cân nhắc điều kiện kinh tế và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lựa chọn đúng đắn.

☛ Chi tiết hơn tại: Niềng răng trong suốt và những điều cần biết!

3. Câu hỏi thường gặp khi niềng răng ở độ tuổi 25

3.1. Niềng răng khi 25 tuổi có phải nhổ răng không?

Trả lời: Có thể có hoặc không

Tùy vào tình trạng thực tế của răng bạn, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Việc nhổ răng được tiến hành thường với các trường hợp răng hô, móm, mọc chen chúc nhiều, răng mọc nhiều hơn bình thường. Việc làm này giúp tạo khoảng trống để răng dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí. Ngoài ra còn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và giảm thiểu xô lệch trong quá trình chỉnh nha.

Tuy nhiên, với những hàm có đủ khoảng trống để chỉnh răng về đúng vị trí trong quá trình niềng, cụ thể như răng thưa, răng mọc không quá dày, bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp không cần nhổ răng mà vẫn đạt hiệu quả như mong đợi, giúp bạn tiết kiệm chi phí và bảo toàn được số lượng răng ban đầu.

nho-rang-khi-nieng-rang
Việc nhổ răng hay không tuỳ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người

3.2. Niềng răng khi 25 tuổi mất bao lâu?

Trả lời: Trung bình từ 1.5 – 2 năm với trường hợp đơn giản và trên 2 năm với trường hợp phức tạp.

3.3. Niềng răng có gây ảnh hưởng giọng nói?

Trả lời: Có, vào thời gian đầu

Việc phát âm của chúng ta bị chi phối bởi nhiều yếu tố như môi, lưỡi và răng. Vì vậy khi răng hàm bị ràng buộc bởi rất nhiều khí cụ, âm sắc bạn phát ra sẽ ít nhiều thay đổi. Thời gian đầu khi niềng, có thể bạn sẽ cảm thấy phát âm không lưu loát, mỗi cử động của môi đều vướng vào các mắc cài, dây cung. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất vì khuôn miệng theo thời gian cũng dần dần thích nghi. Sau khi răng về đúng cung hàm, thậm chí bạn sẽ thấy mình phát âm chuẩn, rõ ràng hơn trước.

ẽ bắt đầu bằng dây cung với lực kéo tương đối nhẹ giúp bước đầu niềng trở nên dễ thích nghi hơn, giảm áp lực cũng như lo lắng cho khách hàng.

3.4. Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?

Trả lời: Có một phần

Nguyên lý của niềng răng chính là dùng lực siết kéo các răng về lại đúng vị trí cung hàm thông qua mắc cài, dây cung. Do đó, không chỉ răng được đưa về đúng vị trí mà cả 2 hàm cũng được kéo chỉnh theo khuôn chuẩn. Đây được xem là phương pháp “thẩm mỹ không xâm lấn” khi có thể điều chỉnh tỷ lệ khuôn mặt bạn tạo nên diện mạo hài hoà, hoàn thiện hơn.

nieng-rang-thay-doi-khuon-mat
Niềng răng giúp khuôn hàm vào đúng vị trí, từ đó cân chỉnh khuôn mặt bạn hoàn thiện hơn

☛ Chi tiết câu trả lời: Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?

3.5. Sau niềng răng có bị hô lại không?

Trả lời: Rất ít trường hợp bị hô lại

Tỷ lệ người niềng răng hài lòng với kết quả sau khi tháo niềng là rất cao. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp răng quay trở lại trạng thái ban đầu vì một số thói quen sinh hoạt không đúng. Cụ thể, bạn đeo hàm duy trì không đúng cách, có thói quen dùng lưỡi đẩy răng cửa, ăn thức ăn cứng ngay sau khi tháo,… Khi đó giải pháp khắc phục chính là đeo khay duy trì hoặc niềng răng lại để cải thiện tình trạng này.

☛ Chi tiết câu trả lời: Niềng răng xong có bị hô lại không?

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn không còn băn khoăn về vấn đề 25 tuổi niềng răng được không. Ở bất kỳ độ tuổi nào, việc mong muốn sở hữu hàm răng hoàn hảo hơn, diện mạo thu hút hơn luôn là nhu cầu chính đáng. Vì vậy nếu đang 25 tuổi và đang nghĩ về việc niềng răng, hãy thực hiện càng sớm càng tốt để nhanh chóng có được kết quả như ý.

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

10 thoughts on “25 tuổi niềng răng được không? Có hiệu quả không?

    • Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa says:

      Chào bạn!
      Niềng răng có thể điều trị được hô vẩu trong trường hợp hô vẩu là do răng. Nếu hô là do hàm thì phải phẫu thuật mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, tình trạng cười hở lợi có thể cải thiện một phần hoặc không tùy thuộc vào từng nguyên nhân.
      Bạn nên tới bác sĩ Phú Hòa khám để nhận được tư vấn chi tiết nhé.
      Thân ái!

    • Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa says:

      Chào bạn!
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho đội ngũ tư vấn của nha khoa Quốc Tế Phú Hòa. Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau.
      Những người niềng răng 4, 5 năm là những trường hợp sai lệch nặng, có nhiều vấn đề trên răng ví dụ như xương chân răng dài nên quá trình tác động lực, kéo răng chậm hơn, do vấn đề về tuổi tác, do phải kéo răng mọc ngầm để bù đắp khoảng trống… Đây là điều bình thường, do mỗi người có tình trạng răng và đáp ứng với lực kéo khác nhau.
      Đối với trường hợp của bạn, nha khoa chưa nắm rõ tình trạng sai lệch, vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian để tới khám sớm. Bác sĩ Phú Hòa sẽ tư vấn cho bạn về lộ trình cũng như loại niềng răng phù hợp.
      Thân ái!

  1. Phan Thu Hà says:

    Răng mình mới niềng xong đk mấy tháng, luc trk lăp mắc cài ko để ý hàm dưới có vẻ hơi chìa một chút. Trk đây hàm dưới chen chúc nhiều, nên để làm thẳng thì phải dàn đều răng ra, mà giờ nhìn nó hơi chìa chìa. Nếu khép miệng nhìn nghiêng thì không thấy vấn đề lắm, nhưng liêu đẻ vậy thì tương lai nó có chìa dài hơn không. Mình có phải niềng lại không ạ.

    • Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa says:

      Chào bạn!
      Hàm răng chuẩn là ở trạng thái nghỉ cắn nhẹ hai hàm sẽ thấy đỉnh răng cửa hàm dưới chạm vào bên trong răng cửa hàm trên, nên răng hàm dưới sẽ có độ chìa nhất đinh nhưng không quá nhiều. Nếu như cảm thây không hài lòng với kết quả sau khi niềng, bạn có thể yêu cầu nha khoa nơi bạn đã niềng răng tư vấn lại giải pháp xử lý tốt hơn. Trong trường hợp này, có thể cắt kẽ hàm dưới và niềng duy trì thêm để giảm bớt độ chìa.
      Thân ái!

    • Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa says:

      Chào bạn
      Với trường hợp của bạn, cần được kiểm tra qua bằng hình ảnh và kiểm tra trực quan bởi bác sĩ để xác định tình trạng răng, mật độ xương hay các yếu tố khác có đủ điều kiện để niềng răng hay không. Đối với những người mất răng vài năm mà xương ổ răng còn tốt, không bị tiêu nhiều thì hoàn toàn có thể niềng răng.
      Bạn có thể liên hệ hotline 0962091936 hoặc đến địa chỉ phòng khám tại:
      Cơ sở 1: 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
      Cơ sở 2: Phong lan 1-25, đường Nguyễn Lam, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội
      Để được tư vấn chi tiết nhé.
      Thân ái!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *