Răng số 7 có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai thức ăn đưa vào nuôi dưỡng cơ thể. Vậy nếu răng số 7 bị sâu thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sinh dưỡng hay không? Và cách điều trị khi răng này bị sâu như thế nào?
Mục lục
Vị trí, vai trò răng số 7 trên hàm răng
Kích thước của số 7 chỉ bé hơn răng cửa và mọc sâu bên trong cùng của hàm. Trẻ em phải khoảng trên 13 tuổi trở ra, khi thay hết răng sữa thì mới bắt đầu mọc loại răng này. Thông thường, một hàm răng có tới 2 răng số 7. Và cả hai hàm tổng cộng có 4 chiếc răng.
Răng số 7 có vai trò rất lớn trong việc nghiền nát thức ăn hàng ngày để đưa vào cơ thể.Nhờ vào phần thân răng cùng bề mặt răng lớn. Riêng với loại răng này, chúng có từ 2 đến 4 chân răng, chắc khỏe và chịu lực vô cùng tốt.

Bất kỳ va chạm nhẹ nào đến răng số 7 đều gây ảnh hưởng đến hoạt động nhai thức ăn của chúng. Ngoài ra, một số tổn thương nhỏ đến loại răng này đều có liên quan rất nhiều tới đường tiêu hóa. Do vậy, cần phải thường xuyên thăm khám, tránh các trường hợp như sâu răng hay viêm lợi, nặng nề nhất là mất răng. Việc thức ăn chưa được xé nhỏ làm cho cơ quan tiêu hóa hoạt động hết công suất. Lý do chính khiến cơ thể mắc phải một số bệnh lý không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày…
Việc trồng lại răng số 7 gây ra rất nhiều phiền toái do tốn kém chi phí và phức tạp. Đặc biệt, về sau khi răng số 7 mất đi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu và tiêu xương. Làm cho khuôn mặt bị thay đổi, móm mém, lão hóa. Và ảnh hưởng rất nhiều tới các đường nét trên khuôn mặt.
Răng số 7 bị sâu gây ra ảnh hưởng gì?
Răng số 7 bị sâu hay bất kì chiếc răng nào khác bị sâu đều gây ra nhiều tác động nghiêm trọng. Răng số 7 còn là răng cối lớn giữ vai trò nhai chính. Nên khi bị sâu, những ảnh hưởng mà nó gây ra chúng ta cần quan tâm, chú ý.
Răng sâu ảnh hưởng đến việc ăn nhai:
Khi răng bị sâu, sẽ làm cho quá trình ăn nhai ảnh hưởng rất lớn. Mỗi lần nhai thì thức ăn tác động đến lỗ sâu gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Làm cho việc nhai các loại thực phẩm cứng, dẻo,… cũng bị hạn chế nhiều. Các loại đồ nóng, cay, lạnh,… sẽ trở thành là “kẻ thù” của bệnh nhân. Dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn.
Răng số 7 bị sâu ảnh hưởng lớn tổ chức quanh răng:
Nếu bị sâu răng số 7, sau một thời gian phát triển không chữa trị kịp thời, nướu, cung xương hàm và các dây chằng nha chu bị ảnh hưởng. Lúc này, dưới chân răng dễ hình thành ổ vi khuẩn có hại. Chúng sẽ sinh sôi và làm nhiễm trùng nướu răng. Hình thành mủ tích tụ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn có thể phát sinh những bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy,…

Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh
Khi răng bị sâu thì sẽ ảnh hưởng đến việc nhai, làm cơ thể người bệnh thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, dễ sụt cân, sức khỏe giảm sút trầm trọng. Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi còn có tình trạng stress, đau đầu, tác động đến tinh thần. Khiến quá trình học tập và làm việc không được suôn sẻ.
Để giảm bớt những ảnh hưởng mà sâu răng số 7 gây ra. Người bệnh khi vừa phát hiện răng bị sâu cần đến ngay các cơ sở nha khoa có uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Bởi vì khi điều trị càng sớm thì kết quả càng tốt. Và hạn chế được nhiều nguy hiểm có thể phát sinh.
Cách khắc phục răng số 7 bị sâu
Nếu mới chớm sâu:
Bạn có thể trám răng để khắc phục sau khi bác sĩ loại bỏ mô răng sâu. Biện pháp này thường áp dụng cho các trường hợp sâu răng nhẹ. Lỗ sâu không quá lớn, răng sâu gãy vỡ nhỏ. Vì nếu vết sâu lớn, khi trám rất dễ bị bong tróc. Do sự liên kết giữa vật liệu trám răng với răng thật không được chặt chẽ.
Khi trám răng số 7 mới chớm sâu. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch các mô răng bị sâu và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó đổ vật liệu trám lên lỗ sâu để phục hình lại phần răng bị thiếu và cuối cùng là dùng tia Laser đông cứng vết trám lại.
Nếu sâu ăn vào tủy:
Thông thường sẽ tùy vào chỉ định của bác sĩ nha khoa như điều trị tủy, nhổ răng…để bảo vệ các răng xung quanh. Và phương pháp bọc sứ cho răng sâu là biện pháp áp dụng rất tốt cho các trường hợp răng sâu nặng. Vết sâu lớn có gây gãy, vỡ, mẻ răng. Bởi vì khi chúng ta bọc sứ, toàn bộ phần răng thật sẽ được bọc kĩ lại. Nên có thể phục hình được các phần răng bị tổn thương còn lại.
Tuy nhiên, quá trình bọc sứ sẽ diễn ra lâu hơn hàn trám. Bác sĩ nạo sạch vết sâu và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó tiến hành mài cùi răng thật rồi lấy dấu mẫu hàm để gửi về labo thiết kế phần sứ bọc sao cho kích thước, hình dáng và màu sắc trùng khớp với răng thật. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ thực hiện bọc kín chiếc răng bị sâu lại.
Bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về vị trí, vai trò của răng số 7. Và những biện pháp khắc phục răng số 7 bị sâu. Tuy nhiên khi răng số 7 bị sâu đã được khắc phục lại. Thì người bệnh cần có chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Lên thực đơn ăn uống hợp lí để đảm bảo sâu răng không thể hình thành và tái phát trở lại.
Nếu như bạn còn thắc mắc gì về trường hợp nha khoa của mình. Thì hãy liên hệ đến cho chúng tôi để được sắp lịch khám và tư vấn miễn phí nhé!