Sau nhổ răng, hiển nhiên bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhưng thực tế đau nhức cũng có các mức độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những câu hỏi phổ biến được đặt ra là về thời gian lành thương. Vậy sau khi nhổ bao lâu thì hết đau, trường hợp nào phải đi khám ngay?
Nhổ răng – Đau nhiều hay đau ít là do đâu, bao lâu thì hết đau?
Luôn có những mức độ khác nhau của cơn đau và thời gian lành thương ở mỗi người là không hoàn toàn giống nhau. 3 điều sau sẽ quyết định đến cơn đau sau nhổ răng của bạn:
Mức độ can thiệp:
Phương pháp, kĩ thuật loại bỏ răng khỏi hàm là yếu tố đầu tiên được đề cập. Kinh nghiệm cùng kĩ thuật nhổ chuẩn xác, khéo léo, chậm rãi và nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đáng kể tác động từ đó hạn chế đau nhức về sau. Nghiên cứu chỉ ra, nếu bác sĩ có kĩ thuật thực hiện tốt, bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau hơn rất nhiều. Hơn nữa, tùy thuộc vào sự tác động đến hàm khi nhổ mà cường độ đau sẽ nặng hay nhẹ và kéo dài hay không. Đơn cử như trường hợp nhổ răng khôn mọc ngầm. Do phải can thiệp mở xương hàm để lấy răng nên vết thương thường lâu lành và đau nhức hơn rất nhiều so với trường hợp chỉ tác động đến mô mềm. Nhổ răng khôn mọc lệch giá bao nhiêu tùy thuộc vào độ khó của từng người.
Mức độ nhiễm trùng:
Nếu nhiễm trùng đã tiến triển đến mức sưng tấy, mưng mủ, xương trở nên giòn hơn, tiêu xương thì đau đớn theo đó cũng dồn dập, khó chịu và gặp khó khăn trong việc điều trị hơn là khi răng được giữ sạch, không bị nhiễm trùng sau nhổ. Việc nhiễm trùng thường liên quan mật thiết đến quá trình nhổ. Nếu dụng cụ và môi trường thực hiện không được vô trùng, khả năng vết nhổ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.
Cơ thể người bệnh:
Một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm hơn những người khác, một số người có khả năng chịu đau tốt hơn. Đó là lý do vì sao có những người phụ nữ có thể chịu đau khi sinh con mà không cần đến sự trợ giúp của thuốc, số khác lại không thể. Với đau răng sau nhổ cũng vậy – người có cơ địa nhạy cảm, họ cảm thấy cơn đau khó có thể chịu đựng được. Trong khi với những người có khả năng chịu đau tốt, sẽ không quá khó khăn để vượt qua giai đoạn này.
-
Phòng khám nha khoa Phú Hòa là đơn vị nhổ răng khôn uy tín hà nội sử dụng trang thiết bị hiện đại
Giảm thiểu cơn đau sau nhổ răng
Sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau. Hãy uống thuốc theo sự chỉ dẫn. Hầu hết mọi người thường uống paracetamol để giảm đau nhức. Tuy nhiên cũng có thể kết hợp ibuprofen-paracetamol – uống riêng 2 loại thuốc này cho hiệu quả tốt hơn. Việc uống thuốc có thể duy trì trong 24 giờ đầu hoặc kéo dài đến 72 giờ sau đó tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của từng người bệnh.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt và vệ sinh khoang miệng cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau. Hãy nghỉ ngơi ít nhất 1-2 ngày đầu sau nhổ, tránh làm việc lao lực, căng thẳng quá mức. Nói không với các chất kích thích, đồ cay nóng. Tốt nhất khi răng còn đau, bạn chỉ nên ăn các món ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, súp, bổ sung vitamin từ các thức ép rau củ quả.
Khi nào cơn đau răng không bình thường?
-
Bác sĩ Hòa khám đang kiểm tra tình trạng răng của bệnh nhân
Nếu không có biến chứng, thường thì chưa đến 1 tuần cơn đau nhức sẽ chấm dứt. Cảm giác đau và sưng tấy được cảm nhận rõ ràng nhất và ngày thứ 2 và 3 sau khi nhổ. Sau đó, cường độ giảm dần cùng với việc lành lại của vết thương. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, máu không ngừng chảy mặc dù đã quá 6 giờ tính từ lúc nhổ răng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để tái khám và khắc phục tình trạng này sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: điều trị tủy răng mất bao nhiêu tiền
Một lưu ý khác là hiện tượng viêm khớp khô ( dry socket). Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hình thành ở chân răng không còn che phủ phần tổn thương. Bạn sẽ thấy rất đau, cảm giác đau khó chịu trong khoảng ngày thứ 3 và 4 sau nhổ. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
- Gia tăng áp lực máu. Đơn cử như trong trường hợp luyện tập thể thao cường độ cao, chạy bộ… Khi đó, áp lực máu gia tăng, đẩy cục máu đông ra khỏi vị trí tổn thương khiến máu chảy trở lại.
- Hút thuốc. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến tan cục máu đông đang hình thành trên miệng vết thương.
- Rửa trôi hoặc cố tình loại bỏ cục máu đông. Một vài người nghĩ rằng việc làm sạch miệng vết thương bằng cách lấy đi những tồn đọng trên miệng vết thương là cần thiết. Nhưng thực tế, máu đông hình thành trên miệng vết thương hở chính là cơ chế để làm ngưng chảy máu và khiến vết thương lành lại sau đó.
Liên hệ với chúng tôi, nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được hỗ trợ trực tiếp
Cục máu đông nó đầy lên nứu luôn hay chỉ nằm với chân răng. Dạ bs
cuc máu đông bao gio moi tan hêt và cháu cân mua loai xuc miêng nào cho tôt đê vê sinh răng miêng
Cho hỏi mình nộc răng số 8 chân răng dựa vào răng số 7 đau. Đi nhổ có khó k . Vào mất nhiều thời gian k
Cho mình hỏi là sau khi nhổ răng số 8 thì vết nhổ răng chỉ đâu vừa phải nhưng răng số 5 6 lại rất đau . Khi khám thì bác sĩ bảo chỉ có răng số 8 bị sâu . Liệu đây có phải ảnh hương do sau khi...[Xem thêm]
Bình luận của bạn đã được gửi thành công.
Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.