Rất nhiều bạn băn khoăn răng đã lấy tủy có phải nhổ không và khi nào mới nên nhổ. Thực tế, không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định là nhổ bởi việc nhổ răng đã lấy tủy có những nguyên tắc và phương pháp nhất định. Các bạn hãy lưu ý đến những trường hợp dưới đây để áp dụng đúng đắn cho bản thân mình nhé.
Thời gian răng đã lấy tủy tồn tại được trên hàm
Răng chết, răng không có chức năng trong hàm, răng không nhai được thức ăn, răng mất cảm giác với mọi loại thức ăn và đồ uống hay răng không còn chút giá trị là những cái tên khác của răng đã lấy tủy. Về thời gian tồn tại trên răng hàm, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian dưới 1 năm rồi bắt đầu bị sừng hóa thành mô răng.
Nếu bạn không đi nhổ răng đã lấy tủy mà để nó cạnh những răng khác thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn của răng bên cạnh, răng sẽ bị vỡ, nứt, nhanh giòn và có thể lung lay rồi rụng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu răng đã lấy tủy vẫn còn có khả năng phục hồi bằng các biện pháp như trám, hàn, bọc răng sứ thì chúng ta không nên nhổ răng để bảo tồn được hàm răng thật, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau.
Với một số trường hợp răng đã lấy tủy gây viêm tủy, áp xe răng, răng bị lung lay như sắp gãy thì bạn nên đi nhổ răng để bảo vệ lợi, nướu, đặc biệt là bảo vệ các tổ chức quanh hàm răng của bạn, đặc biệt là tránh cho những chiếc răng khác cũng không bị ảnh hưởng.
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
Tủy thực chất là một mô nhỏ nằm sâu trong răng nhưng lại là nơi chứa dây thần kinh sống của răng, do đó tủy là một bộ phận quan trọng. Rất nhiều người đã nghĩ rằng, răng đã lấy tủy cũng giống như răng chết nên sẽ không gây đau đớn khi nhổ hay có những ảnh hưởng đến răng miệng và cơ thể.
Răng đã lấy tủy tuy không còn giá trị hay thực hiện được chức năng ăn uống nhưng vẫn còn nằm trên nướu, trong xương hàm nên khi tiến hành nhổ, bạn sẽ vẫn cảm thấy đau và chịu sự tổn thương liên quan đến hàm.
Ngoài ra, nhổ răng đã lấy tủy có đau hay không còn phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ. Việc nhổ răng ngày nay tuy được tiến hành với kỹ thuật hiện đại, phương pháp nhổ răng đơn giản, hiệu quả nhưng vẫn cần đến tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ chưa hiểu hết về răng, tay nghề còn kém thì sẽ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, tổn thương dây thần kinh và vùng xương hàm. Ngược lại, nếu bác sĩ giỏi và được tin tưởng tuyệt đối thì người bệnh sẽ mau chóng hết đau và không gây ra biến chứng về sau.
Kỹ thuât nhổ răng cũng có sự ảnh hưởng đến việc bạn nhổ răng đã lấy tủy có đau hay không. Trước khi tiến hành nhổ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vùng nhổ, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tách răng ra khỏi nướu một cách nhẹ nhàng và hạn chế đơn đau của người bệnh.
Những lưu ý sau khi nhổ răng đã lấy tủy
Người bệnh cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Không ăn những thức ăn cứng, đồ ăn chưa được nấu kỹ bởi chúng có thể khiến cho bạn bị mỏi hàm khi nhai, thậm chí là chảy máu. Hãy cố gắng đưa thức ăn ra xa vị trí mới nhổ răng để tránh gây viêm nhiễm. Bạn có thể ăn cháo, súp với lượng vừa phải, tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh nhiều dầu mỡ hay đồ ăn quá cay.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, súc miệng sạch sẽ hằng ngày để tránh vi khuẩn phát triển khiến cho lỗ răng khó được lấp đầy, đồng thời bạn nên chú ý để tránh răng tiếp xúc với những vật nhọn, giữ cho máu cục không bị vỡ ra và chảy máu.
Sau khi nhổ răng đã lấy tủy từ 1-2 tuần, vết nhổ sẽ lành lại. Tuy nhiên, có một số trường hợp vết nhổ không những không lành mà còn gây chảy máu liên tục đến 1 tháng sau đó, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế, nha khoa nhổ răng uy tín hà nội để được khám và xử lý kịp thời, tránh việc mất máu có thể khiến bị bị mệt mỏi, khuôn mặt tái nhợt.
Việc nhổ răng không đúng kỹ thuật hay đội ngũ bác sĩ chưa lành nghề có thể khiến bạn bị sót chân răng sau khi nhổ răng. Biểu hiện là bạn sẽ cảm thấy đau nhức, chảu máu nhiều, sốt nhẹ sau khi nhổ răng, do đó hãy chú ý đến tình trạng của mình để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Hãy tham khảo bác sĩ về việc trồng răng giả thay thế để phục hồi chức năng nhai, chức năng ăn uống, tránh có chỗ trống trong hàm răng của bạn cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho bạn.
☛ Đọc thêm: Sau khi nhổ răng xong nên ăn gì, kiêng gì?
Toàn bộ những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên đây sẽ phần nào giúp bạn hình dung được thế nào là răng đã lấy tủy, khi nào thì nên nhổ và liệu nhổ răng có đau không hay cách chăm sóc sau khi nhổ răng đã lấy tủy.
Chúc người bệnh sẽ có đầy đủ thông tin và áp dụng đúng vào trường hợp của mình để đảm bảo sức khỏe răng miệng.