Tại sao răng bị thưa sau khi niềng? Cách khắc phục?
Sau khi niềng răng không phải tất cả 100% khách hàng đều hài lòng về kết quả của mình. Có không ít trường hợp phàn nàn về tình trạng răng thưa ngay sau khi chỉnh nha hay nhiều năm sau đó. Răng thưa khiến họ dắt thức ăn, mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. Vậy tại sao răng bị thưa sau khi niềng? Cách khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tại sao răng bị thưa sau khi niềng?
Thông thường sau khi niềng răng, các răng được sắp xếp thẳng hàng và không thừa khoảng trống. Tuy nhiên trong quá trình niềng có nhiều vấn đề có thể dẫn đến tình răng răng thưa sau khi đã niềng sau. Chúng bao gồm kỹ thuật niềng răng sai, không đeo hàm duy trì đúng…
1.1. Do kỹ thuật niềng răng
Niềng răng là một quá trình lâu dài nên việc xác định lộ trình niềng răng là điều cần thiết. Ngay sau khi nắm được tình trạng răng, bác sĩ nha khoa và bạn sẽ thảo luận rồi đưa ra quyết định nên chọn loại niềng nào phù hợp, phác đồ điều trị ra sao và khoảng thời gian niềng dự kiến. Nếu tháo niềng răng quá sớm, đặc biệt là những người có khoảng trống răng thưa rộng thì việc răng có xu hướng quay trở lại sau khi tháo niềng là rất dễ xảy ra.
1.2. Không đeo hàm duy trì đúng cách
Do răng lệch lạc trong một khoảng thời gian dài nên sau khi tháo niềng, răng có xu hướng trở lại vị trí ban đầu. Vì vậy, sau khi chỉnh nha hoàn tất bạn cần đeo hàm duy trì để các mô xung quanh răng được ổn định. Thông thường quá trình này sẽ mất từ 6 – 12 tháng. Bạn phải đeo hàm duy trì đều đặn mỗi ngày 22 tiếng mỗi ngày trong tháng đầu tiên và chỉ đeo vào buổi tối trong những tháng tiếp theo.
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như ngại đeo hàm duy trì, cảm thấy vướng víu, khó chịu… mà bạn không đeo nó thường xuyên hay ngừng đeo sớm hơn thời gian khuyến nghị của bác sĩ. Điều này khiến răng di chuyển về vị trí ban đầu dẫn đến những sai lệch như răng bị thưa sau một vài năm niềng răng.
Đọc thêm: Có rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì được không?
1.3. Ăn đồ ăn quá cứng, quá dai
Ăn một số thực phẩm quá cứng hoặc quá dai trong khi răng chưa ổn định sau niềng có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc chỉnh nha. Do việc cắn những đồ ăn này tạo ra một lực mạnh lên các răng khiến nó xô lệch bất thường gây ra nhiều trường hợp răng thưa nhẹ sau niềng.
Ngoài ra, nếu bạn có tật nghiến răng thì tình trạng này cũng có thể góp phần gây tổn thương và làm di chuyển răng. Nếu phát hiện ra, hãy liên hệ tới phòng khám để được hướng dẫn sử dụng thiết bị chống nghiến răng khi ngủ ban đêm.
1.4. Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trong quá trình niềng răng nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách có thể dẫn đến một số bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… Những bệnh này gây ra các tổn thương xung quanh chân răng làm xuất hiện các khoảng trống giữa các răng.
Ngoài ra, các tình trạng như tiểu đường, các vấn đề về hormone tuyến giáp, loãng xương và nhiều tình trạng khác ảnh hưởng đến sức khỏe của xương có thể ảnh hưởng đến phản ứng của nướu răng với mảng bám vi khuẩn góp phần vào sự di chuyển của răng.
Nếu bạn không đánh răng 2 lần một ngày trong vòng 2 phút, mảng bám và sâu răng có thể hình thành khiến hình dạng của răng thay đổi và răng bị xê dịch. Hãy chắc chắn rằng bạn đến gặp bác sĩ sáu tháng một lần để được chuyên gia làm sạch và kiểm tra răng cũng như bộ phận giữ răng của bạn.
2. Cách khắc phục tình trạng răng thưa sau khi niềng
Tùy từng trường hợp răng thưa sau niềng khác nhau mà bác sĩ nha khoa cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.
2.1. Niềng răng lần 2
Trong những trường hợp xuất hiện các khoảng trống rất nhỏ ngay khi tháo niềng, các bác sĩ thường chỉ cần sử dụng hàm duy trì để khắc phục. Loại khí cụ nha khoa này đòi hỏi bạn phải tuân thủ theo đúng thời gian đeo 22 tiếng/ngày trong 6 – 18 tháng cũng như vệ sinh răng miệng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên khi khoảng trống giữa các răng lớn hơn bạn nên niềng răng lần 2 mới có tác dụng.
Đặc điểm: Bạn có thể cần niềng răng lần 2 để khắc phục tất cả các khoảng trống dư thừa sau khi chỉnh nha. Nếu do trình độ chuyên môn của bác sĩ không được tốt bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín hơn tuy nhiên có thể mất thêm phí. Đồng thời nên thực hiện tại cơ sở nha khoa có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, khí cụ được vệ sinh cẩn thận sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất, đặc biệt ở lần niềng răng thứ 2 này.
Trường hợp áp dụng:
- Áp dụng với mọi tình trạng răng thưa sau niềng như thưa 2 răng cửa, thưa nhiều răng, thưa toàn răng hàm…
- Nó được ưu tiên sử dụng khi khoảng trống rộng quay trở lại sau nhiều năm khi chỉnh nha xong.
Ưu điểm:
- Là phương pháp an toàn, không ảnh hưởng tới cấu trúc của răng, không cần mài mòn răng như các phương pháp điều trị khác.
- Có nhiều sự lựa chọn khác nhau như niềng răng bằng mắc cài kim loại, sứ, pha lê hay nhựa trong suốt với mức phí phù hợp từng đối tượng.
- Hạn chế được những rủi ro về răng miệng lâu dài.
Nhược điểm:
- Thời gian điều chỉnh dài 1 – 2 năm nhưng thường ngắn hơn lần niềng răng đầu tiên.
- Trong giai đoạn đầu niềng, răng sẽ cảm thấy khó chịu, đau, ê buốt… khi di chuyển về vị trí mình mong muốn.
Xem chi tiết: Các phương pháp niềng răng hiện nay
2.2. Hàn răng
Đặc điểm: Hàn răng hay còn gọi là trám răng giúp điều trị tình trạng răng thưa sau niềng nhanh chóng và tiết kiệm mà thời gian của răng lên đến 10 năm. Bác sĩ sẽ trám một vật liệu nha khoa lên răng để thu hẹp khoảng cách giữa các răng. Hiện nay có nhiều vật liệu để hàn răng khác nhau như composite, amalgam, vàng…
Trường hợp áp dụng:
- Xuất hiện các khoảng trống nhỏ giữa các răng gây kém duyên. Trong khi thời gian sắp tới bạn cần tham sự kiện đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ như cưới xin, tốt nghiệp… thì bạn nên lựa chọn phương pháp hàn răng do hoàn thiện chỉ trong 1 lần hẹn.
- Thường được sử dụng cho những vùng răng sau.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ cần 15-20 phút là bạn đã đóng kín mỗi khe thưa.
- Không gây ê buốt, bạn có thể ăn nhai bình thường.
- Chi phí không quá cao.
- Với những vật liệu vàng, bạc, đồng… có độ cứng chắc cao, chịu được lực nhai tốt.
Nhược điểm:
- Các mối hàn có nguy cơ bị bong, vỡ khi ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai, dính.
- Nhiều người có thể bị dị ứng với các vật liệu hàn như amalgam.
- Độ bền của răng được hàn có độ thẩm mỹ không cao. Các mối hàn bị đổi màu theo thời gian, trong những trường hợp răng có màu sắc phức tạp khó tạo được màu sắc giống với màu răng xung quanh.
Chi phí:
Giá thành để hàn răng dao động từ 350.000 – 500.000 đồng/răng.
Xem thêm: Hàn răng xong có phải kiêng gì không?
2.3. Bọc răng sứ
Đặc điểm: Bọc răng sứ từ lâu là một giải pháp giúp tái tạo lại hình thể răng, làm đều kích thước, hình dạng và màu sắc của răng. Để bọc được răng sứ, toàn bộ các bề mặt của răng cần được mài mòn. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng sứ và đánh bóng các bề mặt của răng.
Trường hợp áp dụng:
Phương pháp này thường sử dụng cho vùng răng sau trong những trường hợp:
- Răng bị suy yếu như sâu nặng cần bọc răng để tránh lây lan các tổn thương răng.
- Răng bị nhiễm màu nặng như có nhiều đốm trắng, màu tetracyclin không đáp ứng với các thuốc tẩy trắng.
- Răng đã lấy tủy, đặc biệt là những răng bên trong.
Ưu điểm:
Bọc răng sứ có tính thẩm mỹ cao nhờ bao phủ toàn bộ sứ lên bề mặt của răng. Sứ có màu sắc, độ bóng và hiệu ứng quang học gần tương tự với răng tự nhiên.
Nhược điểm:
- Răng cần mài mòn răng trước khi bọc sứ, một khi mài răng đi thì không thể lấy lại được nữa.
- Cần phải thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao do nếu không cẩn thận có nguy cơ gặp một số biến chứng sau bọc răng như phù nề, sưng đỏ, sâu răng, đen viền lợi…
Chi phí:
Giá bọc răng sứ dao động trong khoảng 3.000.000 – 8.000.000 đồng/răng.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô
2.4. Veneer sứ
Đặc điểm:
Đây là cách hiệu quả để khắc phục tình trạng răng thưa sau niềng. Bác sĩ nha khoa sau khi mài mòn một phần men răng sẽ sử dụng vật liệu sứ mỏng để dán lên mặt ngoài của răng. Độ dày của veneer được thiết kế sao cho mỏng nhất mà vẫn đạt hiệu quả, thường là 0,5mm. Từ đó giúp khép khoảng rộng giữa các răng tạo hình dáng hài hòa, nụ cười rạng rỡ hơn.
Trường hợp áp dụng:
- Dán veneer sứ thích hợp với trường hợp răng thưa nhẹ sau khi niềng để tránh trường hợp tạo ra những chiếc răng quá to so với các răng xung quanh.
- Thường được áp dụng khi có khoảng trống giữa các răng cửa.
Ưu điểm:
- Yếu tố thẩm mỹ cao do sứ có độ trong, màu sắc giống với màu tự nhiên của răng và vừa khít bề mặt răng nên cho kết quả tốt.
- Bảo tồn được cấu trúc của răng ít mài mòn răng hơn bọc răng sứ.
Nhược điểm:
- Chi phí thường cao hơn các phương pháp hàn răng, bọc răng sứ.
- Cần mài mòn răng để tạo bề mặt nhắn giúp dán veneer chắc vào răng, tuy nhiên thường ít hơn bọc răng sứ.
Chi phí:
Giá thành của một chiếc răng làm veneer sứ trong khoảng 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
3. Lưu ý để ngăn ngừa răng thưa sau khi niềng
Những sai sót trong quá trình niềng cần được sửa chữa để đảm bảo răng không bị thưa sau khi niềng lần 2. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị răng thưa sau niềng bạn cần tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ. Đồng thời lưu ý những thông tin sau để ngăn ngừa răng thưa hiệu quả:
3.1. Đeo hàm duy trì sau niềng
Trong quá trình chỉnh nha, răng phải dịch chuyển một đoạn nhất định để ở đúng vị trí mình mong muốn. Điều này cần đủ thời gian để cố định răng do đó việc tuân thủ đeo hàm duy trì rất quan trọng. Bạn cần đeo liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng di chuyển răng sau niềng.
3.2. Tái khám định kỳ
Để ngăn ngừa răng thưa sau niềng răng bạn cần tái khám bác sĩ định kỳ, nhất là trường hợp niềng răng lần 2. Khi có những thay đổi bất thường, bác sĩ có thể căn chỉnh được ngay để tránh những biến cố không đáng có.
3.3. Chăm sóc răng miệng
Một số bệnh lý răng miệng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng thưa sau niềng răng. Vì vậy chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng.
Do việc vệ sinh mắc cài khá khó khăn nên bạn có thể sử dụng thêm một số dụng cụ vệ sinh chuyên dụng cho người niềng răng như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước… Cần đều đặn đánh răng 2 lần mỗi ngày để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.
3.4. Chế độ ăn uống thích hợp
Trong khi niềng răng nên hạn chế những thực phẩm quá dai, quá cứng hoặc quá dẻo vì chúng có thể gây bung mắc cài, ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng. Bạn lựa chọn thức ăn mềm, dễ nhai để tránh tác động đến mắc cài. Sau khi răng được ổn định bằng hàm duy trì bạn có thể ăn bất cứ món nào mình thích mà không lo răng dịch chuyển.
3.5. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Một bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định việc niềng răng có thành công hay không. Nếu bác sĩ nha khoa chưa đủ chuyên môn có thể gây ra những sai sót không đáng có dẫn đến tình trạng thưa răng sau khi niềng. Vì vậy, hãy lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm trong nhiều ca niềng răng.
Trên đây là nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng răng bị thưa sau khi niềng. Mong rằng bạn có thể cân nhắc lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cho mình. Chúc bạn thành công và có nụ cười luôn rạng rỡ!
Nguồn tham khảo
- https://orthodonticbracescare.com/gaps-in-teeth-after-braces/
- https://www.webmd.com/connect-to-care/teeth-straightening/solutions-for-gap-in-teeth-after-braces
Em lướt tiktok thấy rất nhiều bạn chia sẻ niềng răng xong, răng bị chạy lại, đâm ra lo quá. Bác sĩ cho em hỏi là niềng răng xong thì nguy cơ răng bị chạy lại có cao không? Có phải niềng lại không ạ?
“Chào em Sau khi tháo mắc cài, khách hàng cần đeo hàm duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ chỉnh nha. Nếu trong thời gian này, không tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ thì có khả năng răng sẽ bị chạy lại. Có những trường hợp...[Xem thêm]