Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Cách ngăn chặn hiệu quả?

Mất răng lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương hàm – nguyên nhân của nhiều biến chứng như lệch khớp cắn, lão hóa sớm, méo miệng… Do vậy, vấn đề mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm là điều mà rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm thông tin chi tiết về tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

mat-rang-bao-lau-thi-tieu-xuong-ham

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm là một thuật ngữ nha khoa, chỉ hiện tượng suy giảm xương ở ổ răng và phần xương xung quanh chân răng. Tình trạng này được thể hiện rõ rệt qua các chỉ số: chiều cao xương, số lượng, mật độ và thể tích xương.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm là do mất đi lực nhờ tác động của răng lên xương hàm.

tieu-xuong

Xương hàm được phân thành hai loại: xương hàm trên và xương hàm dưới. Cụ thể:

Xương hàm trên (hay còn gọi là xương hàm trên, xương hàm trên cùng) là xương không cử động, nằm ở phần trên của khuôn mặt và tạo thành phần lớn của vòm miệng, xoang hàm, hốc mũi và nền sọ.

Xương hàm dưới (hay còn gọi là xương hàm dưới) là xương duy nhất trong cơ thể có thể cử động. Nó nằm ở phần dưới của khuôn mặt và được kết nối với phần còn lại của hộp sọ thông qua khớp hàm. Xương hàm dưới chịu trách nhiệm cho các chuyển động như nhai và nói.

Xương hàm đóng vai trò quan trọng với chức năng ăn nhai, nâng đỡ cơ mặt nên tình trạng tiêu xương hàm có thể gây ra nhiều hậu quả như là:

Ăn nhai khó khăn: Răng bị mất đi khiến cho các răng kế cận mất đi lực nâng đỡ và có xu hướng nghiên về vị trí khoảng trống, gây xô lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến ăn nhai. Thậm chí, tình trạng này còn dẫn đến nguy cơ lung lay và gãy rụng các răng lân cận.

Ảnh hưởng thẩm mỹ: Như chúng ta đã biết, xương hàm có vai trò nâng đỡ các cơ trên khuôn mặt. Do vậy, khi xương hàm bị tiêu có thể khiến xương hàm dưới bị ngắn hơn. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho má bị hóp lại, da nhăn nheo, chảy xệ, các đường nét khuôn mặt thay đổi, xuất hiện các vấn đề lão hóa da khiến cho bạn trông già đi trước tuổi.

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Xương hàm bị tiêu, thấp dần sẽ không có khả năng nâng đỡ được nướu như trước nữa, gây tình trạng tụt nướu. Bên cạnh đó, tại vị trí xương bị tiêu, các vi khuẩn, tác nhân gây hại có thể tích tụ, dẫn đến các bệnh lý về sức khỏe răng miệng như hôi miệng, viêm nướng hoặc viêm nha chu…

Cản trở quá trình điều trị: Tình trạng tiêu xương hàm càng nặng, tỷ lệ và chất lượng xương càng giảm. Ngoài ra, khoảng trống khi bị tiêu xương hàm còn khiến cho các chân răng lân cận bị đổ, nghiêng. Tất cả những điều này khiến cho việc phục hình răng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, nếu muốn trồng răng giả, người bệnh buộc phải thực hiện phẫu thuật ghép xương với mức chi phí cao hơn và phức tạp hơn.

Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Xương hàm phát triển, vững chắc khi chịu lực tác động của răng khi cắn, xé, nhai thức ăn. Do vậy, khi răng bị mất đi, lực tác động này không còn thì xương hàm cũng sẽ tiêu biến dần.

tieu-xuong-ham

Càng để lâu, quá trình tạo xương sẽ càng diễn ra nghiêm trọng. Thời gian tiêu xương hàm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của mỗi người, tình trạng sức khỏe răng miệng.

Nhưng thông thường, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ có ba giai đoạn như sau:

Sau khoảng 3 tháng mất răng: Lúc này, hiện tượng tiêu xương răng chưa có biểu hiện rõ ràng, lượng xương hàm bị tiêu biến chỉ khoảng 10%.

Sau khoảng 1 năm mất răng: Đã xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt về sự xô lệch, nghiêng đổ của các răng lân cận trong khuôn hàm. Lượng xương bị tiêu biến là khoảng 25 – 30%.

Sau khoảng 3 năm mất răng: Thời điểm này, người bệnh không chỉ bị xô lệch răng mà còn xuất hiện tình trạng biến dạng xương khuôn mặt. 50 – 60% lượng xương hàm đã bị tiêu biến.

Các chuyên gia khuyên bạn, sau khi mất răng nên trồng răng lại sớm nhất có thể để phòng ngừa nguy cơ tiêu xương hàm và các hậu quả khác.

Những dạng tiêu xương hàm khi mất răng

Tiêu xương hàm theo chiều ngang

Với trường hợp này, tình trạng tiêu xương hàm sẽ có các biểu hiện như:

  • Độ rộng xương hàm ở vị trí mất răng bị thu hẹp lại.
  • Xương răng xung quanh khu vực đó sẽ giãn ra, xâm lấn vào khoảng trống của xương răng bị tiêu.
  • Các răng lân cận có dấu hiệu nghiêng, đổ về phía tiêu xương do không có xương nâng đỡ.

cac-kieu-tieu-xuong

Tiêu xương hàm theo chiều dọc

Với trường hợp này, xương hàm dưới bị tiêu dần, dẫn tới lõm xuống, trũng sâu so với vùng xương hàm kế cận. Nếu không điều trị kịp thời, vùng nướu ở vị trí này sẽ bị teo nhỏ lại dần dần.

Tiêu xương ở khu vực xoang

Trường hợp này thường xảy ra khi bị mất răng hàm trên (răng số 7, 8).

Mất răng hàm trên sẽ làm cho đỉnh xoang bị hạ xuống. Nếu không khắc phục kịp thời, thể tích xoang sẽ tăng dần theo thời gian, có thể tăng nguy cơ một số vấn đề về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

Nếu như bị mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới, tình trạng tiêu xương hàm toàn bộ khuôn mặt có thể xảy ra. Với trường hợp này, các biểu hiện rất dễ nhận ra như má hóp, nhiều nếp nhăn, khuôn miệng bị lõm, dấu hiệu lão hóa da nhanh chóng…

Biện pháp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm

Để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, phương pháp tối ưu nhất được các bác sĩ khuyên lựa chọn hiện nay là trồng răng implant.

Trồng răng Implant

cay-implant

Trồng răng implant là phương pháp tiên tiến sử dụng phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho người bệnh trên 18 tuổi.

Phương pháp làm răng implant sử dụng chân răng nhân tạo cắm chặt vào xương hàm, thay thế hoàn toàn răng thật đã mất và giúp nâng đỡ mão răng sứ trên bề mặt nướu răng. Nhờ vậy, phương pháp này giúp hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương răng.

Cấu tạo răng implant gồm ba thành phần chính: trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Đây là những yếu tố quan trọng giúp phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho răng đã mất, mang lại sự ổn định và độ bền cao cho toàn bộ cấu trúc răng implant.

Để thực hiện cấy ghép implant, xương hàm cần đáp ứng một số điều kiện nhất định. Xương hàm phải có kích thước chuẩn, mật độ và thể tích xương ổn định, không quá xốp hoặc giòn. Chiều rộng của xương hàm cũng cần phù hợp với trụ implant, giúp trụ bám chắc vào mô xương, chịu lực tốt và tích hợp hiệu quả vào xương hàm, từ đó ngăn ngừa tình trạng đào thải sau khi cấy ghép.

Tuy nhiên, công nghệ làm răng implant không phù hợp với một số đối tượng nhất định. Các đối tượng chống chỉ định bao gồm phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người dưới 16 tuổi và những người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp…

Ưu điểm của cấy ghép răng implant

Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, hóp má: Mất răng lâu ngày có thể làm cho xương hàm bị tiêu biến, khuôn mặt nhăn nheo, biến dạng, má hóp, vùng da quanh miệng bị chùng xuống. Phương pháp trồng răng implant sẽ giúp ngăn chặn và khắc phục tối đa  tình trạng này do trụ Implant cắm chặt vào xương hàm, tác động đến xương hàm trong quá trình ăn nhai, ngăn chặn tiêu xương.

Đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật: Do trụ răng implant được gắn trực tiếp vào xương hàm tạo nên một thể thống nhất, vững chắc, tương tự như răng thật nên khả năng ăn nhai sẽ được phục hồi tốt nhất. Nhờ vậy, thức ăn được nghiền nát dễ dàng hơn, bạn cũng lấy lại cảm giác ăn uống ngon miệng như trước.

Tính thẩm mỹ cao: Mão răng sứ được chế tác với kích thước và màu sắc tương đồng với màu răng thật nên rất khó nhận ra trồng răng giả. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp ngăn chặn tình trạng biến dạng khuôn mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.

Răng implant có độ bền cao: Nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng, răng implant có tuổi đời rất cao, thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn.

Nhược điểm của cấy ghép răng implant

Thời gian thực hiện lâu: Quá trình cấy ghép implant đòi hỏi thời gian khá dài, thường từ 2 đến 6 tháng để trụ răng implant tích hợp với xương hàm. Sau khi quá trình tích hợp hoàn tất, bác sĩ mới có thể gắn răng sứ lên trụ implant qua một khớp nối gọi là abutment.

Chi phí điều trị cao: Cấy ghép implant là một phương pháp đắt đỏ, vì yêu cầu sử dụng các vật liệu cao cấp (trụ implant, răng sứ) và quy trình điều trị phức tạp. Chi phí cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ sở y tế và loại implant được sử dụng.

Đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phức tạp và bác sĩ có chuyên môn cao: Cấy ghép implant là một thủ thuật phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, vì quá trình cấy trụ implant vào xương hàm cần chính xác để tránh các biến chứng. Thêm vào đó, bác sĩ cần có kỹ thuật tốt để chọn lựa vị trí cấy ghép thích hợp và đảm bảo quá trình lành thương sau phẫu thuật.

Phẫu thuật cấy xương, ghép xương

Khi mật độ, số lượng và thể tích xương không đủ để đảm bảo trụ implant vững chắc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép xương. Kỹ thuật này bổ sung xương vào những khu vực bị tiêu xương hàm, giúp ổn định cấu trúc xương và tăng tỷ lệ thành công khi cấy ghép implant.

ghep-xuong

Phẫu thuật thường được áp dụng trong các trường hợp tiêu xương hàm do mất răng lâu năm, sử dụng hàm giả tháo lắp lâu dài, di chứng từ chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó, xương hàm bẩm sinh yếu hoặc mắc các bệnh lý răng miệng làm giảm chất lượng xương.

Có 4 loại kỹ thuật ghép xương răng được sử dụng hiện nay là:

Ghép xương tổng hợp

Phương pháp ghép xương tổng hợp sử dụng vật liệu tổng hợp để tiến hành ghép xương, với thành phần chính là calcium phosphate nên khá giống với răng tự nhiên.

Hiện có hai loại xương tổng hợp chính là: Xương tự tiêu, xương không tự tiêu.

Ghép xương dị chủng

Phương pháp này sử dụng xương khác loài (xương các loài động vật) để thay thế cho xương hàm bị tiêu.

Trước khi tiến hành cấy ghép, xương động vật sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo vật liệu ghép vô trùng và có tính tương thích an toàn tuyệt đối với người bệnh.

Ghép xương đồng chủng

Phương pháp này sử dụng xương từ cơ thể của người khác. Tương tự như phương pháp ghép xương dị chủng, trước khi xương ghép được đưa vào hàm của bệnh nhân sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt về tính tương thích, độ vô khuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh phản ứng thải ghép.

Ghép xương tự thân

Đây là phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất. Phần xương được sử dụng trong phương pháp này được lấy từ các bộ phận khác trên cơ thể của chính bệnh nhân như xương chậu, xương sườn.

Hiện nay, đây là phương pháp khá phổ biến, đồng thời có tính tương thích cao nên an toàn tuyệt đối và đảm bảo tỷ lệ thành công rất cao.

Nha khoa Phú Hòa – Địa chỉ phục hình răng uy tín top đầu

Nếu như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ phục hình răng và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm uy tín với công nghệ tiên tiến, hiện đại để trồng răng thì đừng bỏ qua địa chỉ Nha khoa Quốc tế Phú Hòa.

nha-khoa-quoc-te-phu-hoa

Phú Hòa được thành lập vào năm 2005 dưới sự điều trị trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Phú Hòa, người đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng:

  • Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
  • Thành viên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA.
  • Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015, hiện đang là giảng viên của Đại học Y Hà Nội.

Trồng răng implant tại nha khoa Phú Hòa

Khi đến chăm sóc và thực hiện phương pháp trồng răng implant tại nha khoa Phú Hòa, bạn sẽ được chăm sóc bởi:

  • Phòng khám nha khoa hiện đại tiêu chuẩn Hoa Kỳ, với một loạt các loại máy móc, trang thiết bị tiên tiến hàng đầu như: máy quét dấu răng itero kỹ thuật cao, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy thổi cát, máy siêu âm piezotome…
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, giàu kinh nghiệm như: Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Phú Hòa, Thạc sĩ – bác sĩ Dương Thu Trang, bác sĩ Đỗ Trọng Hiếu…
  • Chế độ chăm sóc, phục vụ tận tâm, tận tình.

Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ nhận được chế độ đã được chúng tôi thiết lập theo quy trình riêng, như:

  • Thăm khám và tư vấn tận tình.
  • Hỏi thăm về tình trạng và các triệu chứng sau khi trồng lại răng.
  • Nếu gặp tình trạng bất cập về răng miệng, nhân viên sẽ lập tức đặt lịch hẹn tái khám sớm nhất cho bạn.
  • Chính sách trồng răng implant trả góp với lãi suất 0%. Đây sẽ là cơ hội giúp khách hàng giảm nhẹ nỗi lo về kinh tế, nhưng vẫn có được hàm răng mới theo mong muốn.

Tên các loại implant mà nha khoa đang sử dụng:

  • Osstem Hàn Quốc
  • Dentium Hàn Quốc
  • Dentium USA
  • JD (Ý)
  • Tekka (Pháp)
  • Straunmen (Thụy Sỹ)
  • SIC (Thụy Sỹ)

Tên các loại răng sứ mà nha khoa đang sử dụng:

  • Răng sứ kim loại: Jelenco USA, Titan
  • Răng sứ toàn sứ: Cercon, Emax Nanoceramics, Zir Press, Nacera

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các kỹ thuật trồng răng trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:

  • Số hotline: 096.209.1063
  • Địa chỉ: số 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Giờ làm việc: 9 – 17h hằng ngày.
HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *