Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng có giá thành phải chăng nên rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, bản chất của cầu răng sứ là lấy hai răng kế bên làm trụ cho răng bị mất nên sẽ không có chân răng thay thế. Bởi vậy nhiều khách hàng thắc mắc liệu làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Hãy để Nha khoa Quốc tế Phú Hòa giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tiêu xương răng là gì?
Tiêu xương răng là tình trạng xảy ra khi mất răng trong một thời gian dài hoặc mắc các bệnh lý viêm nha chu. Hiểu đơn giản tiêu xương là tình trạng mật độ xương tại khu vực mất răng bị suy giảm theo cả chiều dọc hoặc chiều ngang. Mức độ tiêu xương ở mỗi người không giống nhau. Vì vậy, tình trạng này có thể xảy ra nhanh hoặc chậm tùy vào cơ địa của mỗi người.
Bởi thời gian tiêu xương thường diễn ra khá chậm và các biểu hiện thường chưa rõ ràng nên nhiều người còn chủ quan và đánh giá thấp sự nguy hiểm của tình trạng này.
Xem thêm: Các biểu hiện của tiêu xương răng
Tiêu xương răng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, trong đó:
Tiêu xương răng gây tụt nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng. Trường hợp tiêu xương do mất răng, khi tụt nướu sẽ làm các răng kế cận bị xô lệch và dễ lung lay hơn. Bên cạnh đó, tình trạng này sẽ làm hai hàm răng không khớp nhau ảnh hưởng đến việc ăn nhai bình thường.
Về mặt thẩm mỹ, tiêu xương răng sẽ làm xương hàm ngắn lại. Khi đó các dây chằng và cơ của khuôn mặt sẽ bị kéo lõm vào trong gây ra hiện tượng lão hóa sớm và nhìn già hơn so với tuổi thật. Tiêu xương răng không được điều trị sớm sẽ gây ra các ảnh hưởng đến việc điều trị, phục hồi răng (trong trường hợp tiêu xương do mất răng) do chất lượng xương hàm ngày càng thấp.
2. Làm cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất bằng cách tạo cầu nối với hai răng kế bên răng đã mất. Kỹ thuật này cần phải mài bớt hai răng kế bên để làm trụ cho các răng đã mất ở giữa. Cầu răng sứ được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, trong đó răng sứ kim loại hoặc răng toàn sứ là loại được nha sĩ khuyên dùng.
Không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể làm cầu răng sứ. Thông thường cầu răng sứ thường được gợi ý trong trường hợp mất từ 1-2 răng. Bên cạnh đó, để làm được cầu răng, người dùng phải thỏa mãn được một số điều kiện như sau:
- Răng bị mất phải còn hai răng kế bên để làm trụ
- Hai răng kế bên phải khỏe mạnh, đủ điều kiện để làm trụ. Trường hợp mất răng 7 không thể làm cầu răng sứ vì răng số 8 ( răng khôn) thường không đủ điều kiện tiêu chuẩn.
- Vùng lợi quanh răng bị mất săn chắc, không bị viêm.
Hiện nay, bên cạnh cầu răng sứ truyền thống, kỹ thuật nha khoa phát triển còn có thêm các loại cầu răng sứ đèo, cầu răng sứ cánh dán và cầu răng sứ trên trụ implant. Cầu răng sứ có độ vững chắc tốt, đảm bảo khả năng ăn nhau và độ bền dao động từ 7-10 năm. Nếu sử dụng răng sứ cao cấp và chăm sóc vệ sinh tốt thì tuổi thọ còn kéo dài từ 10-12 năm.
Có thể bạn quan tâm: Chi phí làm cầu răng sứ
3. Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
Làm cầu răng sứ mặc dù có thể phục hình phần thân răng nhưng không có chân răng. Bình thường, mô xương được duy trì ổn định bởi chịu các lực nhai truyền từ răng vào trong quá trình ăn uống. Nếu bị mất răng thì khu vực đó sẽ không có lực nhai tác động và dần dần dẫn đến tình trạng tiêu xương răng.
Đặc điểm của cầu răng sứ là dùng hai răng bên cạnh làm trụ và ở giữa là một mão răng sứ thay thế cho chiếc răng bị mất. Như vậy, mão răng sứ đó không có chân răng vì vậy lực nhai sẽ không truyền vào mô xương đó thông qua răng sứ nên tình trạng tiêu xương vẫn sẽ xảy ra.
4. Nên làm gì để ngăn chặn tình trạng tiêu xương do mất răng
Hiện nay, để ngăn chặn tình trạng tiêu xương do mất răng, cấy ghép implant là kỹ thuật tiên tiến hàng đầu. Với cấu tạo như một chiếc răng thật bao gồm ba phần: trụ implant thay thế cho chân răng, khớp nối abutment và mão răng sứ thay thế thân răng.
Cấy ghép trụ implant được làm từ chất liệu titanium thân thiện với cơ thể, đây là chất liệu được sử dụng phổ biến trong y tế. Phần trụ này có vai trò như một chân răng và thay thế cho chiếc răng bị thiếu hụt. Phần trụ implant được cấy ghép trong xương hàm và hoạt động như một chân răng bình thường. Khi đó, áp lực nhai tự nhiên vẫn truyền đến và giúp kích thích tăng mật độ xương, khiến xương không bị tiêu biến.
Mặc dù cấy ghép implant có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương nhưng cần được thực hiện sớm sau khi mất răng. Nếu để quá lâu, khi xương hàm đã bị tiêu biến thì việc phục hồi sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đối với trường hợp mất răng lâu năm và đã tiêu xương hàm, bên cạnh cấy ghép implant thì còn phải thực hiện thêm các kỹ thuật hỗ trợ như ghép xương, cấy màng xương… Tùy vào từng trường hợp tiêu xương cụ thể, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp nhất.
Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm hữu ích khi trồng răng giả implant
Như vậy, khi làm cầu răng sứ tình trạng tiêu xương vẫn xảy ra, để khắc phục tình trạng này thì trồng răng implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Để biết thêm chi tiết về làm cầu răng sứ, trồng răng implant hay các vấn đề về tiêu xương răng hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được tư vấn cụ thể hơn!
Tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8122514/
- https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/10923-dental-crowns