Dán sứ veneer cho răng hô là biện pháp thẩm mỹ tuyệt vời giúp khách hàng có nụ cười tự tin khi giao tiếp. Nhưng liệu dán sứ veneer có phù hợp với răng hô? Ưu nhược điểm của phương pháp này là gì? Tìm hiểu ngay nếu bạn còn đang thắc mắc về phương pháp thẩm mỹ nha khoa này!
Mục lục
1. Dán sứ veneer là gì?
Dán sứ veneer là một thủ thuật nha khoa sử dụng veneer sứ mỏng từ 0.3-0.5mm được phủ lên mặt trước của răng tự nhiên. Phương pháp này giúp che đi các khuyết điểm của hàm răng như vết nứt, răng thưa, răng hô, răng ố vàng… giúp hàm đạt được hình thể và màu sắc đẹp hơn.
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ nha khoa thẩm mỹ, dán sứ veneer ngày càng hoàn thiện và trông giống như men răng tự nhiên. Hầu hết mọi người có thể dùng dán sứ veneer nếu muốn cải thiện vẻ đẹp của nụ cười. Tuy nhiên nếu bị sâu răng hoặc các vấn đề về sức khỏe răng miệng, khách hàng cần điều trị khỏi trước khi sử dụng dán sứ veneer.
2. Có nên dán sứ veneer cho răng hô?
2.1. Ưu điểm
Dán sứ veneer có nhiều ưu điểm giúp cải thiện nụ cười của bạn, bao gồm:
- Lợi ích thẩm mỹ: Mặt dán sứ có thể giải quyết một số khuyết điểm về mặt thẩm mỹ trên răng. Giúp đem lại một hàm răng đẹp và đều màu cho khách hàng sau khi thực hiện thủ thuật. Dán sứ veneer giúp khách hàng tự tin hơn với nụ cười của mình.
- Màu sắc tự nhiên: Hiện nay mặt dán sứ veneer được thiết kế riêng cho từng khách hàng để đảm bảo độ khít hoàn hảo nhất. Màu sắc và độ phản chiếu trước ánh sáng đạt tiêu chuẩn giống với men răng tự nhiên nhất.
- Đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe răng miệng: Người dùng dán sứ veneer phải chăm sóc răng cẩn thận hơn. Vì vậy về tổng thể sức khỏe răng miệng được nâng cao rất nhiều. Bên cạnh đó dùng dán sứ gần như giữ nguyên cấu trúc răng, hàm răng không hề bị ảnh hưởng bởi các tác động trong quá trình thực hiện.
- Chỉnh nha tức thì: Dán sứ veneer giúp cải thiện một số vấn đề về răng miệng như răng khấp khểnh, răng hô nhanh chóng hơn so với niềng răng.
- Tuổi thọ cao, chi phí thấp: Răng veneer sứ có độ bền cao, tuổi thọ trung bình của mặt dán sứ từ 10-15 năm nếu được chăm sóc tốt. Mặt dán chống bám bẩn, ố vàng tốt hơn men răng tự nhiên. Chi phí thực hiện thấp hơn so với một số phương pháp thẩm mỹ nha khoa khác.
2.2. Nhược điểm
Mặc dù dán sứ veneer có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng chúng cũng có một số nhược điểm cần chú ý như sau:
- Men răng tự nhiên sẽ bị mài bỏ bớt để tăng độ kết dính giữa veneer và răng thật
- Răng sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ.
- Miếng dán veneer có thể bị rơi hoặc bong ra nếu không được cố định chắc chắn
- Là thủ thuật thẩm mỹ nên hầu hết dán sứ veneer không có trong danh mục bảo hiểm.
- Dán sứ veneer chỉ thực hiện khi đảm bảo được sức khỏe răng miệng tốt. Trong trường hợp mắc phải bệnh lý liên quan cần điều trị khỏi trước khi thực hiện.
3. Có nên dán sứ veneer cho răng hô không?
Dán sứ veneer có nhiều ưu điểm tối ưu giúp nụ cười đẹp và tỏa sáng. Nhưng dán sứ veneer liệu có phù hợp với tình trạng răng hô không?
Trên thực tế, trước khi dán sứ veneer, mặt ngoài của răng được mài đi một lớp rất mỏng và sau đó bác sĩ sẽ dùng keo nha khoa dán sứ lên trên. Lúc này, độ nhô ra ngoài của răng không được cải thiện nhiều, vì phần ngoài của răng bị mài đi được bồi đắp bằng sứ mỏng (0.2 – 0.5mm), khi đó độ nhô của răng trông vẫn như cũ.
Nếu cố tình mài sâu hơn để răng bớt nhô thì có thể làm tổn thương ngà răng, tủy răng gây ê buốt và nhiều vấn đề khác. Do vậy mà phương pháp thẩm mỹ răng này không cải thiện hô hiệu quả dù là hô nhẹ.
4. Giải pháp điều chỉnh hiệu quả cho răng hô
Để chỉnh nha hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng răng, dưới đây là các dạng răng hô chính và hướng xử lý thường gặp:
4.1. Điều trị răng hô hàm
Răng hô hàm là tình trạng hàm phát triển quá mức so với cấu trúc xương mặt. Tình trạng này có thể gặp ở một hoặc cả hai hàm răng. Răng hô hàm khiến mất thẩm mỹ khuôn miệng và phải can thiệp phẫu thuật hàm để điều trị.
4.2. Hô do răng
Hô do răng là tình trạng răng mọc không đúng, không song song với đường thẳng đứng mà bị chìa ra ngoài, hoặc có trường hợp kích thước răng quá to không đủ khung hàm khiến răng mọc chen chúc và vênh ra ngoài.
Niềng răng:
Hiện nay, để khắc phục hô do răng, niềng răng là phương pháp tối ưu nhất.
Niềng răng hô có 2 phương pháp chủ yếu đó là:
Niềng răng mắc cài:
Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng truyền thống. Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các đơn vị nha khoa. Đem lại hiệu quả niềng răng tốt cho người niềng.
Theo cấu tạo, mắc cài được chia làm 2 loại:
- Niềng răng mắc cài thường: Sử dụng hệ thống dây cung, dây thun, mắc cài cố định ở mặt ngoài răng.
- Niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc: Thay vì phải buộc từ mắc cài vào dây cung bằng dây thun, thì mắc cài tự buộc đã cải tiến hơn, sử dụng các chốt tự đóng. Bác sĩ chỉ cần đưa dây cung vào rãnh mắc cài là đóng chốt để giữ cho dây cung được cố định.
Niềng răng mắc cài sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, có thể là mắc cài bằng pha lê, mắc cài sứ, mắc cài kim loại thông thường,… Mỗi loại mắc cài đều có ưu, nhược điểm riêng. Tương ứng với các loại mắc cài thì sẽ có mức giá khác nhau tại nha khoa.
Niềng răng không mắc cài:
Niềng răng không mắc cài hay còn được hiểu với tên gọi niềng răng trong suốt. Bằng việc sử dụng hệ thống khay niềng cùng điểm tạo lực trong suốt trên răng, các hàm và răng sẽ được nắn chỉnh về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Điều này sẽ mang lại sự tự tin, thoải mái và tiện lợi cho người niềng răng bởi thiết kế ôm sát và hình dáng khay riêng biệt tùy vào từng khung răng sẽ giúp bệnh nhân không cảm thấy nặng nề, vướng bận hay e ngại.
Thông thường, mỗi bệnh nhân sẽ cần sử dụng 20 – 40 khay niềng tùy vào mức độ sai lệch răng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải đeo khay niềng trong suốt tối thiểu 22 giờ mỗi ngày.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp niềng răng không mắc cài là chi phí khá cao. Điều này cũng do vật liệu của niềng răng là loại cao cấp và tiêu tốn chi phí sản xuất, kiểm nghiệm. Hơn nữa vì quá dễ dàng trong việc tháo lắp, nên nhiều người sử dụng có thể gặp vấn đề bỏ quên hoặc làm mất gọng niềng.
Tham khảo: Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu
Trong các loại niềng răng không mắc cài thì Invisalign là loại khay niềng có nhiều ưu điểm vượt trội nhất, vì được làm bằng nhựa Smarttrack cao cấp cùng có sự hỗ trợ của phần mềm Clincheck và máy quét dấu răng Itero, giúp cho khách hàng biết được chính xác phác đồ và kết quả niềng răng trong tương lai.
Bọc răng sứ:
Tuy nhiên đối với một số trường hợp hô nhẹ, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho khách hàng bọc răng sứ. Đây là hai phương pháp khắc phục răng hô nhẹ nhưng không tốn nhiều thời gian như niềng răng.
Trong quá trình phục hình răng sứ cho răng bị hô, mão sứ sẽ được tạo hình sao cho khi ướm lên cùi răng thật thì chiếc răng đó sẽ ngang bằng với các răng khác trên cung hàm và không bị nhô ra ngoài nữa. Quá trình bọc răng sứ phải được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, không chỉ am hiểu về các vấn đề răng hàm mặt mà còn phải có cái nhìn về thẩm mỹ tốt thì mới giúp bệnh nhân có một nụ cười hoàn hảo nhất.
Xem chi tiết về: Quy trình bọc răng sứ chỉnh hô
4.3. Răng hô hỗn hợp
Hô răng hỗn hợp là tình trạng răng hô có đầy đủ các đặc điểm của hai loại vừa được kể trên. Đối với tình trạng răng hô hỗn hợp, việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều vì phải kết hợp giữa niềng răng và phẫu thuật hàm.
Hiện nay niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa rất phổ biến, gồm các loại như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, pha lê, hay mắc cài trong suốt… Để biết chi tiết hơn về giải pháp điều chỉnh răng hô hiệu quả, khách hàng có thể liên hệ với phòng khám nha khoa quốc tế Phú Hòa để nhận tư vấn chi tiết hơn.
Phòng khám nha khoa quốc tế Phú Hòa là một trong những phòng khám nha khoa chất lượng, hiện đại hàng đầu tại Hà Nội. Bên cạnh đội ngũ bác sĩ nha khoa dày dặn kinh nghiệm, khách hàng được tư vấn trực tiếp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa về giải pháp điều chỉnh răng hô hiệu quả nhất.
Đặt lịch tư vấn nhanh chóng TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23522-dental-veneers