Chuyên gia hướng dẫn chế độ chăm sóc sau khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng phổ biến nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Nhiều người đã không ngần ngại bỏ ra số tiền lớn để có hàm răng đẹp nhưng lại chưa biết cách chăm sóc để duy trì vẻ đẹp đó. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
1. Tại sao cần chăm sóc răng sau khi bọc sứ?
Sau khi bọc sứ, mão răng, cầu răng sứ được gắn chặt lên cùi răng thật. Vậy nên, bạn thường có cảm giác khó chịu, hơi vướng và cả đau nhức trong thời gian đầu. Song đây không phải là điều đáng ngại, những triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ được cải thiện sau khoảng 2 ngày.

Theo các chuyên gia, chế độ chăm sóc răng sứ sau khi bọc liên quan trực tiếp đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của răng. Quan trọng hơn, thói quen chăm sóc răng miệng tốt còn giúp bạn hạn chế một số vấn đề như:
- Bệnh lý về răng miệng: Thường xảy ra do thức ăn còn sót lại trong răng bám dính vào các kẽ răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu, viêm nha chu hay viêm tủy.
- Hôi miệng: Cặn thức ăn không được loại bỏ sẽ bị vi khuẩn bị phân hủy trong khoang miệng gây mùi khó chịu, khiến bạn mất tự ti trong giao tiếp.
- Vàng răng: Do thức ăn tạo mảng bám, lâu dần khiến răng bị ố vàng, xỉn màu làm mất thẩm mỹ.
- Giảm tuổi thọ của răng: Các loại răng sứ kim loại có tuổi thọ khoảng 3 – 5 năm, trong khi răng toàn sứ là 15 – 20 năm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, thời gian này có thể ngắn hơn dự kiến.
Đọc thêm: Bọc răng sứ có tác hại gì không?
2. Chuyên gia gợi phương pháp chăm sóc răng sứ đúng cách
Chăm sóc răng sứ là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải chăm sóc đúng cách. Điều này không chỉ giúp làm sạch, bảo vệ răng mà còn hạn chế sự xuất hiện của những tổn thương không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý chuyên gia dành cho bạn sau khi bọc răng sứ.
2.1 Chế độ ăn uống, dùng thực phẩm
Chế độ ăn uống chính là yếu tố hàng đầu quyết định răng của bạn có bền và đẹp hay không. Những lưu ý trong chế độ và thói quen ăn uống gồm có:
- Hạn chế ăn những đồ ăn cứng, khó nhai, những loại đồ ăn quá nóng hay quá lạnh gây ra kích ứng răng, thậm chí là kích ứng lợi.
- Không nên dùng lực quá mạnh khi ăn nhai vì có thể tăng nguy cơ bị vỡ, sứt mẻ và bạn phải đi bọc lại rất mất chi phí.
- Hạn chế uống bia, rượu vang đỏ, cà phê, tương ớt….những loại thực phẩm đậm màu để tránh cho răng bị nhiễm màu, giúp bạn giữ lại được màu sắc tự nhiên và đều màu nhất cho hàm răng.
- Nên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai, đặc biệt là trong những ngày đầu mới bọc răng sứ.
- Một số loại thực phẩm như: cam, táo, dâu tây giàu axit malic giúp bạn làm sạch răng, đánh bay mảng bám.
- Một số thực phẩm giàu canxi như: trứng, sữa, đậu nành giúp răng được chắc khỏe và dẻo dai.

Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng thời gian biểu rõ ràng cho việc ăn uống. Thói quen ăn vặt, ăn không thành bữa khiến răng phải hoạt động liên tục, tăng cặn thức ăn trong các kẽ rằng, tạo điều kiện cho mảng bám hình thành trên răng và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bọc răng sứ xong có kiêng gì không?
2.2 Chế độ vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của răng mà còn liên quan đến thể trạng toàn cơ thể. Vậy nên, các chuyên gia khuyến cáo người bọc răng sứ cần nghiêm túc thực hiện quá trình vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình làm sạch răng miệng gồm có:
- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng và tối, sau bữa ăn khoảng 25 – 30 phút.
- Khi chải răng, nên nghiêng bàn chải góc 45 độ và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc vòng tròn kim đồng hồ nhằm hạn chế tổn thương cho mô và men răng.
- Nên súc miệng và uống nhiều nước sau khi ăn các bữa ăn nhẹ hoặc ăn vặt mà không tiện đánh răng.
- Lựa chọn bàn chải sợi mảnh, mềm để hạn chế làm tổn thương chân răng và giúp làm sạch kẽ răng tốt hơn.
- Ưu tiên các dòng kem đánh răng có chứa fluoride, thành phần lành tính và không gây kích ứng răng miệng.
- Nên kết hợp đồng thời các biện pháp vệ sinh răng miệng khác như: nước súc miệng, chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch tốt hơn.
- Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa nhẹ nhàng nướu để thúc đẩy máu tuần hoàn máu.
Quy trình vệ sinh răng miệng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Điều quan trọng mà chuyên gia nha khoa muốn bạn thực hiện là duy trì thói quen này đều đặn và thực hiện nghiêm túc. Điều này giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe và bền đẹp tự nhiên.
2.3 Đi khám răng định kỳ
Cùng với việc chăm sóc răng sứ hàng ngày, bạn nên tạo thói quen khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ có thể tiến hành vệ sinh – làm trắng răng, kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện những bệnh lý thường gặp như: viêm nướu, sâu răng và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Quan trọng hơn, quá trình khám răng còn giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường liên quan đến khớp cắn, từ đó nắn chỉnh kịp thời. Để việc thăm khám thật sự có ý nghĩa, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi để không lãng phí thời gian và tiền bạc.
3. Giải đáp thắc mắc thường gặp khi bọc răng sứ
Bên cạnh chế độ chăm sóc, dưới đây là những câu hỏi thường gặp trong quá trình bọc răng sứ:
3.1 Sau khi bọc răng sứ bao lâu thì có thể ăn bình thường?
Thông thường, sau khi bọc răng sứ khoảng 24h, người bệnh có thể thoải mái ăn uống một cách bình thường mà không cần kiêng khem quá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
- Cơ địa của từng người, đau ít hay đau nhiều, có bị sưng hay phù nề sau khi bọc sứ không.
- Tay nghề bác sĩ và thiết bị hỗ trợ bọc răng sứ tốt hay không. Nếu tốt, răng sẽ ít bị tổn thương nên thời gian ăn sẽ sớm hơn.

3.2 Bọc răng sứ mất bao lâu?
Nếu chỉ tính riêng thời gian bọc mão răng sứ thì chỉ mất từ 20 – 30 phút/ răng. Nếu tính thời gian từ lúc thăm khám đến khi hoàn thiện thì có thể mất từ 1 – 3 ngày khi bọc từ 1 – 4 răng sứ. Nếu số lượng răng sứ nhiều hơn, bạn có thể mất từ 5 – 7 ngày.
3.3 Bọc răng sứ có đau không?
Câu trả lời là: Có. Hầu hết mọi người sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt trong 1 – 2 ngày đầu sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài quá một tuần. Thời gian và mức độ đau bị ảnh hưởng chủ yếu bởi quá trình mài răng thật.

Những bác sĩ có ít kinh nghiệm hoặc thiết bị mài răng cũ có thể khiến răng thật bị xâm lấn nhiều, tổn hại răng thật và tăng triệu chứng đau nhức. Ngược lại, những bác sĩ bọc răng sứ có tay nghề giỏi và có sự hỗ trợ của thiết bị, công nghệ hiện đại thì răng thật sẽ được bảo tồn tốt hơn, cảm giác đau và thời gian đau sẽ được giảm bớt.
3.4 Bọc răng sứ có gây hôi miệng không?
Câu trả lời là: Có thể. Tình trạng này thường xảy ra ở những trường hợp răng sứ và cùi răng thật lắp không khít, có khoảng hở khiến thức ăn bị ứ đọng và phân hủy. Nếu kết hợp với thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, tình trạng hôi miệng co thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, sau khi lắp răng sứ bạn cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn và thông báo cho bác sĩ vấn đề mình gặp phải. Quá trình này giúp bác sĩ phát hiện sai sót trong quá trình bọc răng sứ, vấn đề phát sinh và kịp thời khắc phục.
Có thể bạn quan tâm: Liệu bọc răng sứ bị rớt ra hay không?
3.5 Tại Hà Nội, nên thăm khám và bọc răng sứ bởi bác sĩ nào?
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là một trong những chuyên gia nha khoa hàng đầu Việt Nam. Được biết, bác sĩ Hòa từng tốt nghiệp thủ khoa cao học khoa Nha Đại Học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004 và bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015. Sau đó, bác sĩ từng công tác tại Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và là bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.

TS.Bs Nguyễn Phú Hòa cũng là thành viên của nhiều Hiệp hội nha khoa quốc tế như: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association và Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI. Trong suốt thời gian công tác, bác sĩ từng nhiều lần xuất hiện trên sóng truyền hình với vai trò khách mời chuyên gia trong các chương trình như: Cùng bạn sống khỏe – VOV2 hay Bản tin Y Tế 24h – VTV1.
Hiện nay, bác sĩ Hòa đang làm việc dẫn dắt hoạt động của Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Bạn có thể đặt lịch khám và tư vấn cùng bác sĩ Hòa TẠI ĐÂY.