Tại sao bị giảm cân khi niềng răng? Khắc phục bằng cách nào?
Những người chuẩn bị bước vào hành trình “nâng cấp nụ cười” bằng phương pháp chỉnh nha thường có rất nhiều băn khoăn. Một trong những vấn đề mà nhiều người lo lắng đó là tình trạng giảm cân khi niềng răng. Để tìm hiểu chi tiết về lý do tại sao một người bị tụt cân sau khi niềng, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới đây.
Tại sao bạn bị giảm cân khi niềng răng?
Niềng răng hay chỉnh nha là một phương pháp điều chỉnh vị trí răng theo lộ trình bằng cách sử dụng hệ thống khí cụ nha khoa chuyên dụng. Đây là giải pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng phổ biến trong những năm gần đây và được nhiều người tin tưởng lựa chọn để có một khuôn hàm đẹp. Thông thường, quá trình chỉnh nha của một người có thể kéo dài từ 1.5 – 2 năm, thậm chí lâu hơn. Tùy theo tình trạng của răng, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra kế hoạch chỉnh nha phù hợp với cơ địa từng người.
Một người có thể hoặc không bị giảm cân khi niềng răng. Điều này phần lớn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và cơ địa của họ. Rất nhiều người vẫn giữ nguyên được số ký, thậm chí có cả người tăng cân khi niềng răng vì tâm lý họ vẫn thoải mái và ăn uống đầy đủ chất.
Trong thời gian đeo niềng, răng sẽ được điều chỉnh vị trí nên bạn có thể thấy ê ẩm răng sau mỗi lần bác sĩ thay dây cung hoặc gắn một khí cụ mới nào đó trong miệng. Đồng thời, việc răng bị di chuyển sẽ tác động đến sự tiếp xúc giữa các răng với hàm khiến cho hoạt động nhai bị ảnh hưởng.
Những nguyên nhân cụ thể gây giảm cân khi đeo niềng bao gồm:
- Chưa làm quen với hệ thống niềng: Thời gian đầu niềng răng, khoang miệng chưa kịp thích nghi với các khí cụ niềng răng. Do đó mắc cài có thể cọ xát gây khó chịu đến các mô mềm như má, môi, lưỡi. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong ăn uống, khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc cắn, nghiền nhỏ thức ăn do các răng khó chạm khít. Những điều này đôi khi sẽ gây giảm cân khi đeo niềng.
- Đau buốt, ê ẩm sau khám định kỳ: Nhiều người lầm tưởng rằng cảm giác ê ẩm, đau buốt sẽ chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu đeo niềng. Tuy nhiên, cảm giác này có thể sẽ xảy ra trong suốt quá trình chỉnh nha tùy thuộc vào những lần khám định kỳ bác sĩ điều chỉnh dây cung và mắc cài như thế nào. Tình trạng này thường diễn ra trong vòng 2 – 3 ngày gây chán ăn và sụt cân.

- Vệ sinh khó khăn: Quá trình vệ sinh răng miệng khi có mắc cài, dây chun sẽ hơi ê đau. Thức ăn thừa dễ dính vào hệ thống khí cụ, rất khó làm sạch trong thời gian ngắn. Do đó, một số người sẽ ngại ăn vặt hơn trong thời gian này.
- Mất ngủ: Cảm giác mệt mỏi, khó chịu do răng đau nhức, chưa thích nghi với hệ thống khí cụ là điều khó tránh khỏi khi niềng răng. Bên cạnh đó, tâm trạng lo lắng về kết quả niềng răng dễ đưa bản thân vào tình trạng căng thẳng. Chính những điều này sẽ dẫn đến chứng mất ngủ ở người niềng răng và có thể gây giảm cân.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ở giai đoạn đầu khi đeo niềng, cảm giác khó chịu, ê buốt, do đó cảm giác lười ăn xuất hiện. Một số người ăn không đủ bữa hoặc chọn lựa các món mềm nhưng không đủ dinh dưỡng khiến cho cân nặng tụt giảm.

Tuy nhiên khi suy ngược lại, với một số người, giảm cân có thể coi là lợi ích nhân đôi khi niềng răng. Đối với các bạn đang muốn cải thiện ngoại hình thì niềng răng quả thật là sự lựa chọn tốt, vừa có thể giảm cân vừa sở hữu được nụ cười đẹp sau khi niềng.
Các bạn niềng răng không cần quá lo lắng về vấn đề này vì trên thực tế, giảm cân chỉ thường xảy ra ở giai đoạn đầu đeo niềng và sau khi khám định kỳ. Khi đã quen với hệ thống khí cụ và điều chỉnh thói quen ăn uống thì trong vòng một đến hai tuần, bạn sẽ có thể lấy lại cân nặng như cũ. Hoặc với những bạn thừa cân, sau khi niềng răng đã giảm được số ký mong muốn, bạn có thể duy trì ăn uống khoa học để giữ dáng.
2. Làm sao để không bị giảm cân khi niềng răng?
Nói chung, nguyên tắc quan trọng nhất để không bị giảm cân khi niềng răng chính là duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và giữ tâm lý thoải mái. Dưới đây là một vài lưu ý mà các bạn có thể tham khảo:
- Cơn ê ẩm, đau buốt khi mới đeo niềng thường chỉ kéo dài tối đa một tháng, nên các bạn hãy cố gắng ăn uống đủ chất dù có ăn ít. Sau thời gian đó, bạn có thể ăn uống bình thường trở lại.
- Lưu ý giữ vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng để tránh gặp phải các vấn đề về răng, nướu dễ gây chán ăn. Đối với niềng răng tháo lắp được nên làm sạch riêng chúng bằng bàn chải và kem đánh răng. Các bạn đeo niềng cũng cần lựa chọn bàn chải và kem đánh răng chuyên dùng cho người chỉnh nha để đạt hiệu quả vệ sinh tốt nhất.

- Giữ tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng về kết quả niềng răng, tránh để bản thân căng thẳng và mất ngủ.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Ăn uống đủ chất và đủ buổi không chỉ giúp bạn đảm bảo sức khỏe để học tập, làm việc mà còn nâng cao kết quả điều chỉnh nha.
- Nếu bạn cảm thấy quá trình vệ sinh răng miệng bất tiện mà ngại ăn uống, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn chi tiết. Đọc thêm: Vệ sinh răng miệng khi niềng thế nào cho đúng?
Một số lưu ý về bữa ăn để giúp bạn đảm bảo được dưỡng chất cơ thể cần khi niềng răng:
- Tăng cường bổ sung canxi từ các thực phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa tươi, sữa chua, váng sữa, phô mai…
- Lựa chọn các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt heo, thịt gà… Cần lưu ý cắt nhỏ các loại thịt khi ăn để tránh cơ hàm phải hoạt động quá nhiều gây tổn thương nướu và ảnh hưởng hệ thống khí cụ.
- Các loại rau củ giàu chất xơ: rau xanh, cà rốt, bí chanh…
- Nếu răng ê buốt và chán ăn, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn hết một lần. Điều này vừa có thể làm giảm đi ít nhiều cảm giác chán ăn vừa đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng cần thiết trong ngày.
3. Gợi ý nhóm thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng
Đối với các bạn niềng răng, chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ đến kết quả chỉnh nha. Vì vậy, bạn cần nắm rõ nên và không nên ăn những gì. Dưới đây là một số gợi ý mà các bạn có thể tham khảo khi đang đeo niềng:
Nhóm thực phẩm nên ăn khi niềng răng: Các bạn nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, ít đường nhưng đầy đủ dinh dưỡng như: thịt, cá, rau củ, trái cây, sinh tố, nước ép… Để hạn chế cơ hàm hoạt động quá nhiều ảnh hưởng đến mắc cài, bạn có thể xay nhuyễn hoặc xé nhỏ thức ăn.

Nhóm thực phẩm không nên ăn khi niềng răng: Người niềng răng nên kiêng các loại đồ ăn cứng, dai, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh khiến quá trình nhai – nuốt diễn ra khó khăn. Ngoài ra, các bạn đeo niềng cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều đường và các loại đồ uống có ga. Chúng dễ gây ố vàng răng, hình thành vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng hàm, có thể kéo dài thời gian đeo niềng.
Xem chi tiết: List thực phẩm nên ăn, nên kiêng khi niềng răng
Ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý loại bỏ một số thói quen không tốt như cắn móng tay, đẩy lưỡi, hút thuốc lá hoặc cắn những vật cứng như bút, nhai đá lạnh… Những hành động nhỏ tưởng chừng vô hại này có thể gây nhiều tác hại lên cơ hàm khi đeo niềng khiến thời gian chỉnh nha kéo dài.
Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý làm sạch răng miệng sau mỗi lần ăn. Điều này không những giúp các bạn đeo niềng tránh các bệnh về nướu, răng mà còn đảm bảo kết quả chỉnh nha có hiệu quả. Nhiều người sau khi tháo niềng lại xuất hiện các đốm trắng trên răng, đó là lý do bạn nên kiểm tra răng định kỳ trong thời gian niềng.
Với những thông tin hữu ích về niềng răng có giảm cân không cùng một số lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa hi vọng bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho bản thân. Quá trình chỉnh nha tuy sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các bạn hãy cố gắng giữ bản thân ở trạng thái thoải mái, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/what-you-can-and-cant-eat-with-braces-1059351
- https://www.castlehillsdentistry.com/does-invisalign-make-you-lose-weight
Niềng răng mà bị tụt lợi thì có sao không ạ? Nay em soi kĩ mới thấy có 2 chỗ chân răng hàm dưới của em lợi bị kéo hẳn xuống, trông cái răng rất dài và kì lắm. Lợi trùm thì còn cắt được chứ lợi tụt thì có...[Xem thêm]
Nếu tụt lợi dưới 2mm thì là tụt lợi sinh lý bình thường. Còn tụt lợi từ 2mm trở lên thì cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình di chuyển răng. Có thể sẽ phải dừng di chuyển tại vị trí răng có hiện tượng tụt lợi