Răng thưa ở trẻ do nguyên nhân nào, có nên điều trị sớm?
Nhiều trẻ trước đây có hàm răng sữa thẳng, đều nhưng sau khi lớn lên lại xuất hiện khoảng trống giữa các răng. Ba mẹ bé không biết tại sao lại dẫn đến tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây răng mọc thưa ở trẻ nhỏ là gì? Cách điều trị như thế nào? Có phải niềng răng sớm không? Để giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây mọc răng thưa ở trẻ em?
Răng thưa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Khoảng trống có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào của răng, nhưng hay gặp nhất là hai răng cửa trên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này ở trẻ nhỏ như:
1.1. Bất hài hòa giữa cung răng và hình thể răng
Đây là lý do hàng đầu dẫn đến răng thưa ở trẻ. Do răng quá nhỏ so với kích thước xương hàm nên tạo nhiều khoảng trống giữa các răng.
1.2. Phanh môi bám thấp
Phanh môi là một dải mô nhỏ nối môi trên với mô nướu giữa hai răng cửa trên. Nếu nó quá lớn, kéo dài gần đến chân răng có thể khiến các răng mọc lệch nhau và tạo ra khe hở.
1.3. Những thói quen xấu
Hai thói quen phổ biến nhất dẫn đến hình thành răng thưa ở trẻ nhỏ là mút ngón tay và đẩy lưỡi. Hai hành động này đều tạo áp lực lên các răng. Dù lực nhỏ nhưng theo thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần khiến răng cửa bị đẩy về phía trước tạo khoảng trống. Điều này thường xảy ra ở trẻ 4 – 10 tuổi.
Ngoài ra, một số thói quen khác như thở miệng do viêm nhiễm đường thở, bú bình… cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương hàm, đặc biệt khiến trẻ bị khớp cắn hở, tức là các răng cửa không chạm vào nhau.
1.4. Thiếu mầm răng hoặc mọc lạc chỗ
Trẻ em có thể bị tụt lợi, thiếu mầm răng tạm thời khi răng sữa bị rụng gây thưa răng. Ngoài ra, răng mọc lệch khỏi cung răng có thể tạo khoảng trống giữa các răng.
2. Răng mọc thưa ở trẻ em có nên điều trị sớm?
Răng thưa để lại nhiều vấn đề như ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, việc vệ sinh răng miệng trở lên khó khăn hơn… Do đó, ngay sau khi bé thay răng sữa (khoảng 7 tuổi) nếu phát hiện có những bất thường về răng ba mẹ nên đưa bé tới nha khoa sớm. Khi răng bị thưa cần điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện các phương pháp thích hợp với từng trường hợp.
Bởi trong giai đoạn trẻ đang phát triển, răng và xương hàm vẫn còn mềm, dễ uốn nắn. Vì vậy mà việc điều chỉnh răng về đúng vị trí mình mong muốn cũng dễ dàng hơn và thậm chí là rút ngắn thời gian nhiều hơn.
3. Phương pháp điều trị thưa răng ở trẻ nhỏ?
Dựa vào nguyên nhân gây răng thưa ở trẻ, độ tuổi và tình trạng răng mà bác sĩ nha khoa áp dụng phương pháp điều trị như huấn luyện lưỡi, cắt phanh môi bám thấp, tiền chỉnh nha và chỉnh nha bằng niềng răng.
3.1. Huấn luyện lưỡi
Răng thưa do một số thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay… cần được loại bỏ ngay để làm cải thiện được vấn đề này. Thời điểm thích hợp nhất để tập lưỡi cho trẻ là khi trên 8 tuổi. Do nếu trẻ còn quá nhỏ sẽ khó dạy cho bé hiểu tác dụng của các bài tập. Ngoài ra, một số bài tập cần thực hiện với một số dụng cụ có thể gây nguy hiểm.
Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bé đặt vị trí lưỡi đúng như sau:
- Đặt đầu lưỡi cong vào mặt trong của lợi, ngay phía sau răng cửa ở hàm trên.
- Cắn lại hai hàm.
- Sau đó nuốt và điều chỉnh răng không chạm tới răng cửa. Lúc này động tác đúng là lưỡi đi lên phía vòm họng.
- Sắp xếp thực hiện động tác trên khoảng 2 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 5 phút.
Trên đây là bài tập đơn giản nhất giúp loại bỏ tật đẩy lưỡi ở trẻ. Nếu không huấn luyện được, trẻ có thể cần can thiệp bằng các khí cụ chống đẩy lưỡi.
3.2. Cắt phanh môi bám thấp
Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng thời điểm thích hợp nhất để cắt phanh môi bám thấp cho trẻ là từ 11 – 12 tuổi, tức là đã hoàn thiện 2 răng nanh hàm trên. Chỉ có những trường hợp đặc biệt dưới đây phải thực hiện cắt sớm hơn như:
- Quá trình vệ sinh răng miệng diễn ra khó khăn, gây nguy cơ bị bệnh lý nặng.
- Trẻ bị tụt lợi, gây đau, không ăn uống được.
- Ảnh hưởng tới khả năng nói, phát âm của trẻ.
Hiện nay có nhiều cách khác nhau để cắt phanh môi bám thấp cho trẻ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định phương pháp thích hợp:
- Cắt bằng dao thường: Sau khi gây mê, bác sĩ sử dụng dao thường để cắt phanh môi bám thấp. Giải pháp này gây chảy máu ít và yêu cầu cần nhiều thời gian để làm lành vết thương.
- Cắt bằng dao điện, laser: Bác sĩ dùng laser để phẫu thuật. Nó có nhiều ưu điểm như không gây chảy máu, liền nhanh, không gây ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai sau phẫu thuật… nên được ưu tiên thực hiện dù giá thành cao hơn.
3.3. Tiền chỉnh nha
Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi muốn làm đều răng, cải thiện tình trạng răng thưa có thể được điều chỉnh bằng phương pháp tiền chỉnh nha. Trẻ sẽ sử dụng một số khí cụ giúp định hình răng, loại bỏ thói quen xấu như hàm nhựa tháo lắp (hàm trainer) và hàm kim loại tháo lắp.
– Hàm trainer:
Hàm trainer gồm 2 khay điều trị được làm từ vật liệu tổng hợp, có tính đàn hồi cao như nhựa dẻo, silicon… Do có cấu trúc ôm sát cung răng nên hàm không tạo cảm giác khó chịu, nhất là thời gian đeo hàm ngắn chỉ cần đeo vào ban đêm và ít nhất 1 giờ vào ban ngày nên là lựa chọn tốt cho trẻ bị thưa răng. Tuy nhiên cứ mỗi 2 – 3 tháng trẻ cần tái khám bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra tiến độ điều chỉnh răng.
Có một số loại hàm trainer hữu ích trong điều trị răng thưa ở trẻ như:
- Hàm trainer juniors: Giúp loại bỏ những thói quen xấu ngăn ngừa răng thưa và dịch chuyển răng bất thường. Giai đoạn thích hợp nhất để đeo hàm loại này là trẻ từ 3 – 6 tuổi.
- Hàm trainer teens: Giúp dàn đều răng cho trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, dành cho trẻ lớn hơn từ 6 – 10 tuổi.
– Hàm kim loại tháo lắp:
Hàm kim loại tháo lắp gồm một nền và các khí cụ kèm theo như ốc nong, dây cung, lò xo… giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí và nắn chỉnh tương quan hàm. Do được làm bằng kim loại nên trong giai đoạn đầu trẻ có thể bị khó chịu, đau và tiết nhiều nước bọt. Cũng như hàm trainer, trẻ sử hàm này có thể tự tháo lắp dễ dàng.
Hàm kim loại tháo lắp được sử dụng phổ biến là hàm 2 x 4 giúp điều trị tình trạng răng thưa, chen chúc, hô, móm.
3.4. Niềng răng
Các khí cụ tiền chỉnh chỉ thích hợp cho giai đoạn trẻ nhỏ (3 – 10 tuổi), các bé lớn hơn từ 11 – 16 tuổi cần lựa chọn phương pháp khác. Trong đó, giải pháp niềng răng luôn được ưu tiên do giúp bảo tồn răng tối đa, không phải mài mòn răng. Tất cả trường hợp răng thưa ở trẻ nhỏ đều không phải nhổ răng. Chúng giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn bằng cách tạo áp lực lên răng nhờ các khí cụ.
Có nhiều phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng răng thưa ở trẻ như:
– Niềng răng bằng mắc cài: Các bác sĩ nha khoa sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây thun, lò xo,… để chỉnh nha. Trong đó mắc cài có thể được làm bằng các vật liệu khác nhau như thép không gỉ, sứ, pha lê… Sau mỗi khoảng thời gian đeo niềng từ 3 – 5 tuần, trẻ sẽ phải đến bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lực tác động lên răng.
Có thể bạn quan tâm: Nên niềng răng mắc cài kim loại hay sứ?
– Niềng răng bằng khay nhựa trong suốt: Là một giải pháp niềng răng “vô hình” sử dụng các khay nhựa được thiết kế riêng cho từng người để sắp xếp răng. Trẻ cần đeo khoảng 22 tiếng/ngày, tức là chỉ bỏ ra trong thời gian ăn. Loại này có thể dễ dàng đeo hoặc tháo khi đánh răng và ăn uống nên dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn niềng răng bằng mắc cài. Tuy nhiên điều này đòi hỏi trẻ có ý thức tốt hơn để để đeo đủ thời gian. Cứ mỗi 4 – 8 tuần cần tái khám bác sĩ một lần.
Hiện nay, Invisalign là loại khay niềng có ưu điểm vượt trội nhất với bề mặt hoàn toàn nhẵn mịn không làm tổn thương các mô mềm trong miệng. Khay tác động lực lên răng một cách nhẹ nhàng nhưng nhất quán về mọi mặt giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Mỗi lần thay khay niềng Inivisalign người dùng cảm thấy cảm giác khó chịu ít hơn và nhanh hết hơn so với các loại khay niềng khác.
4. Những câu hỏi thường gặp về răng thưa ở trẻ?
4.1. Răng thưa ở trẻ em có gây ảnh hưởng gì không?
Răng thưa nếu không được điều trị có thể để lại một số vấn đề ở trẻ nhỏ như sau:
– Tính thẩm mỹ kém: Khi cười, hàm trên có xu hướng bị lộ ra có thể gây kém duyên ở trẻ nhỏ. Đặc biệt khi lớn thêm có thể khiến trẻ mất tự tin, ngại giao tiếp.
– Nguy cơ mắc một số bệnh lý răng miệng: Do tạo khoảng giữa các răng nên đây có thể là nơi thích hợp để lưu trữ thức ăn tạo mảng bám. Điều này có nguy cơ khiến trẻ gặp một số vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…
– Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Việc không khớp răng trên và răng dưới hoàn toàn có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, đặc biệt là đồ ăn dai, cứng. Lâu ngày tình trạng này có thể gây ra biến dạng khung hàm.
4.2. Răng sữa mọc thưa có cần phải điều trị không?
Câu trả: Không. Nhiều trẻ gặp tình trạng thưa răng sữa, tuy nhiên đây là trường hợp không cần điều trị. Do khi thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn, những chiếc răng này có xu hướng to hơn, giúp cải thiện khoảng trống giữa các răng một cách tự nhiên.
4.3. Trẻ niềng răng thưa có nhanh không?
Tùy từng trường hợp cụ thể mà trẻ có thể niềng răng từ 1,5 – 2 năm. Niềng răng ở trẻ nhỏ thường được rút ngắn hơn so với người lớn. Bởi giai đoạn này răng dễ uốn nắn và di chuyển nhanh hơn.
Đọc thêm: Răng thưa nhẹ nên dùng loại niềng răng nào tốt nhất?
4.4. Chi phí niềng răng thưa ở trẻ có thấp hơn so với người lớn không?
Việc điều chỉnh răng thưa ngay từ sớm thường tốn ít chi phí hơn so với giai đoạn trưởng thành do dễ điều chỉnh và thời gian thực hiện ngắn hơn. Đặc biệt với trẻ ở giai đoạn tiền chỉnh nha, các khí cụ trainer, hàm tháo lắp duy trì chỉ có giá khoảng vài triệu đồng/2 hàm.
Trong khi đó, giai đoạn lớn hơn cần niềng răng, mức chi phí trọn gói lên đến nhiều chục triệu đồng. Với khay điều trị trong suốt cao hơn, từ 50 – 150 triệu đồng. Nhưng nói chung, niềng răng thưa ở trẻ em không phải nhổ răng và ít cần sử dụng khí cụ hỗ trợ hơn nên chi phí phát sinh thường thấp hơn người lớn.
Đọc thêm: Chỉ niềng răng thưa hàm trên có được không, chi phí bao nhiêu?
4.6. Sau khi niềng răng thưa thì có nguy cơ tái phát không?
Trả lời: Có thể. Sau khi tiến hành chỉnh nha cho răng thưa, sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các răng giúp răng được sắp xếp thẳng hàng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ tái phát trong tương lai do một số nguyên nhân như:
– Do kỹ thuật niềng răng, tháo niềng duy trì quá sớm: Niềng răng là một quá trình lâu dài, trước khi tiến hành thực hiện cần phải có phác đồ điều trị rõ ràng, và thời gian niềng dự kiến. Nếu kỹ thuật niềng răng kém, tháo niềng khi chưa đủ thời gian vẫn có thể xuất hiện khoảng trống sau khi niềng.
– Ăn đồ ăn quá cứng hoặc dai: Sau khi niềng, răng của trẻ chưa ổn định hoàn toàn, nếu ăn những thực phẩm quá dai hoặc cứng có thể lại tác động một lực lên răng khiến răng di chuyển. Điều là gây tạo khoảng cách giữa các răng.
5. Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa – Cơ sở điều trị răng thưa cho trẻ an toàn
Để khắc phục được tình trạng răng thưa ở trẻ nhỏ một cách an toàn và hiệu quả nhất, ba mẹ nên tìm một địa chỉ niềng răng uy tín để thực hiện.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa hoàn toàn tự tin với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện cho 5000 ca niềng răng suốt 20 năm qua, trong đó có rất nhiều trường hợp niềng răng thưa ở trẻ em. Đặc biệt là bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là người thành lập nha khoa “vừa có tâm vừa có tầm” đã đạt được nhiều thành tựu trong nước và quốc tế:
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại Học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế 24h
Tài liệu tham khảo
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/diastema
- https://drsikes.com/diastemas-and-children/