Hiện nay, niềng răng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng thưa hiệu quả. Tuy nhiên nhiều trường hợp chỉ bị răng thưa nhẹ lại phân vân không biết có nên niềng răng hay không? Niềng bằng loại nào đạt hiệu quả tốt nhất? Để giải đáp tất cả các thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Răng thưa nhẹ có nên niềng không?
Răng thưa là tình trạng xuất hiện các khoảng trống giữa các răng. Điều này có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, thức ăn dễ bám vào làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp để thu hẹp khoảng cách này.
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị răng thưa như hàn răng, làm cầu răng, dán veneer sứ và niềng răng. Tùy vào tình trạng của răng mà lựa chọn loại phù hợp nhất.
Với những trường hợp răng thưa nhẹ không kèm theo hô, móm, khớp cắn sâu… các bác sĩ khuyên bạn không cần phải niềng răng. Tuy nhiên khi răng thưa cùng với những lệch lạc khác thì bạn nên tiến hành niềng răng. Bởi đây là phương pháp lý tưởng để khắc phục tình trạng răng thưa vì giúp bảo tồn răng 100%, không xâm lấn vào răng thật.
Niềng răng không giới hạn độ tuổi, do đó bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bạn thực hiện càng sớm thì quá trình nắn chỉnh răng diễn ra càng dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu bạn có mong muốn được nâng cấp nụ cười bằng niềng răng, hãy thực hiện càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ niềng răng thưa hàm trên có được không?
2. Niềng răng thưa nhẹ có nhanh không?
Thời gian niềng răng thưa ở mỗi người là khác nhau vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi người niềng, mức độ răng thưa, cấu trúc xương hàm, tay nghề của bác sĩ, mức độ tuân thủ của bệnh nhân… Nên thời gian niềng răng dao động nhiều tuỳ từng trường hợp. Thông thường bạn sẽ phải mất trung bình 1.5 – 2 năm, thời gian đeo hàm duy trì từ 6 – 18 tháng.
Để rút ngắn thời gian niềng răng tối đa bạn cần chú ý những điều sau:
- Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa: Tái khám định kỳ để bác sĩ nắm rõ được quá trình di chuyển của răng và điều chỉnh cho thích hợp. Nếu trễ hẹn có thể làm kéo dài thời gian so với dự kiến.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế đồ ăn quá cứng, quá dính hoặc dai do chúng dễ làm bung mắc cài, gây xô lệch các răng, gián đoạn đến việc chỉnh nha nên ảnh hưởng tới tiến độ di chuyển của răng.
- Loại bỏ những thói quen xấu như nhai kẹo cao su, đẩy lưỡi, cắn móng tay, nghiến răng… do tạo một áp lực nhỏ nhưng đều đặn lên răng dẫn đến lệch lạc răng.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách, lựa chọn những loại bàn chải đánh răng cho người niềng răng, ngăn ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả.
- Lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm trong việc niềng răng giúp điều chỉnh răng chính xác và nhanh chóng, đạt hiệu quả cao hơn. Nếu bác sĩ chưa có đủ chuyên môn, ít kinh nghiệm có thể thiết lập phác đồ điều trị sai, chẩn đoán lệch làm kéo dài thời gian niềng răng.
3. Niềng răng thưa nhẹ có phải nhổ răng không?
Mục đích của nhổ răng khi niềng là tạo khoảng trống để các răng bị lệch lạc được điều chỉnh về đúng vị trí mình mong muốn. Trong khi đó răng thưa đã có các khoảng cách sẵn nên bác sĩ nha khoa sẽ tận dụng nó để điều chỉnh. Nên đa phần các trường hợp răng thưa không phải nhổ răng.
Tuy nhiên trong trường hợp răng thưa nhẹ, các khoảng trống bé trong khi đó lại kèm với nhiều lệch lạc khác của răng như hô, móm… thì có thể phải thực hiện nhổ răng. Số lượng răng phải nhổ ở mỗi người sẽ khác nhau, bạn có thể phải nhổ cả hai hàm hoặc một trong hai hàm trên hay dưới với số lượng từ 1 – 4 răng gồm các răng số 4, 5, 8 tùy bác sĩ chỉ định.
Như vậy, câu trả lời là CÓ THỂ cần nhổ răng trong niềng răng thưa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ cân nhắc có phải nhổ răng hay không để phù hợp với phác đồ chỉnh nha.
Tại nha khoa Phú Hòa, các bác sĩ rất coi trọng việc bảo toàn tối đa số lượng răng vĩnh viễn của khách hàng, do đó, đối với tất cả các ca răng thưa, khớp cắn đối đầu đều được lên phác đồ điều trị phù hợp, không cần phải nhổ răng.
4. Niềng răng thưa bằng phương pháp nào tốt nhất?
Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng thưa phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng bằng khay nhựa trong suốt. Tùy theo tình trạng của răng, nhu cầu của bạn mà cân nhắc lựa chọn loại thích hợp.
4.1. Niềng răng bằng mắc cài
4.1.1. Niềng răng bằng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng phổ biến có thể áp dụng điều trị cho mọi trường hợp răng thưa. Bác sĩ nha khoa sẽ gắn các mắc cài kim loại lên răng của bạn để giữ dây cung, sau đó sử dụng các khí cụ chỉnh nha khác để điều chỉnh răng về vị trí mà mình mong muốn. Dây cung thường được làm bằng thép không gỉ, niken và titanium…
– Niềng răng bằng mắc cài kim loại thường:
Đặc điểm: Mắc cài cố định dây cung trong rãnh bằng các dây buộc chuyên dụng.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ nhất trong các phương pháp niềng răng hiện nay.
- Dây thun có thể được làm từ nhiều màu sắc khác nhau tạo cảm giác thích thú cho trẻ em. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm ở người lớn do mất tính thẩm mỹ.
- Mắc cài kim loại thường mỏng hơn các loại mắc cài khác nên không gây cảm giác khó chịu, cộm cứng.
Nhược điểm:
- Dây buộc có độ đàn hồi kém nên sau một thời gian sẽ bị giãn ra do đó cần đến thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn.
- Mắc cài dễ bị bung khi ăn thức ăn quá cứng, dai hoặc dính ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh nha.
- Nếu không đến thăm khám bác sĩ định kỳ, phần dây cung có thể bị thừa, chọc vào niêm mạc miệng gây kích ứng, đau và chảy máu.
- Trong những lần chỉnh nha, lực tác động lên răng lớn gây ê buốt răng, dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống. Nhiều người còn gặp tình trạng má hóp trong khi niềng răng.
Chi phí:
- Niềng răng bằng mắc cài thường có giá từ 20 – 35 triệu.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại thường cần lưu ý gì?
– Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc:
Đặc điểm: Khác với mắc cài thường, mắc cài kim loại tự buộc có thể tự cố định dây cung bằng các chốt khóa tự động mà không cần dùng dây thun.
Ưu điểm:
- Bệnh nhân không phải đến thắt mắc cài thường xuyên, nó chỉ cần điều chỉnh khi sử dụng một dây lớn hơn hoặc hoặc cần phải chỉnh dây cung để di chuyển các răng theo các hướng nhất định.
- Không có dây buộc màu xung quanh mỗi mắc cài nên giữ được sạch hơn.
- Lực tác động lên răng nhẹ nhàng và ít gây khó chịu hơn khi phải siết chặt mắc cài hàng tháng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại thường.
- Nó cũng có độ dày hơn nên gây cảm giác cộm vướng khi sử dụng.
Chi phí:
- Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc có chi phí từ 35 – 45 triệu.
4.1.2. Niềng răng bằng mắc cài sứ
Do niềng răng được làm bằng sứ gần giống màu sắc của răng nên chúng làm cho niềng răng “vô hình” với người khác. Trong khi đó giá thành lại rẻ nên nhiều người lựa chọn phương pháp này để điều trị răng thưa.
– Niềng răng bằng mắc cài sứ thường:
Đặc điểm: Thay vì các mắc cài làm bằng kim loại thì loại này sử dụng mắc cài sứ giúp cố định dây cung và điều chỉnh bằng khí cụ thích hợp để giúp răng dịch chuyển.
Ưu điểm:
- Màu sắc của mắc cài sứ gần với màu tự nhiên của răng nên mang tính thẩm mỹ cao, thích hợp với người thường xuyên phải giao tiếp, đi gặp khách hàng…
- Không gây kích ứng môi và nướu.
Nhược điểm:
- Do mắc cài được làm bằng sứ nên dễ bị vỡ, bung cần đến bác sĩ nha khoa khi có vấn đề.
- Mắc cài bằng sứ có nguy cơ bám màu do đó nên lựa chọn hoa quả, thức ăn ít màu sắc đậm như mận, cherry…
Chi phí:
- Niềng răng bằng mắc cài sứ thường có chi phí từ 40 – 50 triệu.
– Niềng răng bằng mắc cài sứ tự buộc:
Đặc điểm: Cấu tạo gồm mắc cài sứ tự cố định dây cung bằng các chốt khóa tự động.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao do màu sắc tương đồng với màu răng.
- Không gây kích ứng môi, nướu.
- Mắc cài sứ tự động nên không phụ thuộc vào độ co giãn của dây thun từ đó mà lực tác động lên răng ổn định hơn.
- Không phải tái khám nhiều như mắc cài sứ thường nên phù hợp với bạn nào ở xa cơ sở nha khoa.
Nhược điểm:
- bề dày của mắc cài sứ lớn hơn mắc cài kim loại nên bạn có thể nhận thấy cảm giác cộm vướng.
- Mắc cài sứ vẫn có nguy cơ bị bung và vỡ, cần đến nha khoa kịp thời để khắc phục.
- Chi phí niềng răng thường cao.
Chi phí:
- Niềng răng bằng mắc cài sứ tự buộc có giá từ 50 – 60 triệu.
4.1.3. Niềng răng bằng mắc cài pha lê
Đặc điểm:
Cấu tạo cơ bản của mắc cài loại này giống với mắc cài thường chỉ khác ở chất liệu được làm từ pha lê trong suốt. Mắc cài vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao vừa đảm bảo chi phí vừa phải, hợp lý hơn niềng răng Invisalign.
Ưu điểm:
- Màu sắc trong suốt, vô hình nên mọi người khó có thể nhận ra được bạn đang đeo niềng răng. Tính thẩm mỹ cao hơn các loại mắc cài kim loại hay sứ khác.
- Lực kéo của dây cung yếu hơn so với mắc cái sứ nhưng lực lại diễn ra liên tục và ổn định nên hiệu quả mang tới cũng rất cao.
- Ít gây kích ứng và an toàn với nhiều người.
Nhược điểm:
- Mắc cài pha lê rất dễ vỡ mỗi khi va chạm với lực mạch nên độ bền chắc không cao.
- Nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận, phần mắc cài có thể dễ bị chuyển màu và ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ.
Chi phí:
- Niềng răng bằng mắc cài pha lê có giá từ 40 – 45 triệu.
4.2. Niềng răng thưa bằng khay trong suốt
Đối với niềng răng trong suốt, thay vì sử dụng mắc cài gắn lên răng như phương pháp truyền thống thì niềng răng thưa bằng khay kim loại sử dụng các khay niềng răng bằng nhựa ôm khít vào răng. Những khuôn này tác động một lực vừa phải, nhất quán lên mọi bề mặt của răng nên đem lại hiệu quả điều trị tốt.
Hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu niềng răng trong suốt, tại Việt Nam nổi tiếng nhất là Invisalign (Hoa Kỳ), Zenyum (Singapo), Clear Aligner (Việt Nam) , ECligner (Hàn Quốc).
Tùy thuộc vào tình trạng răng thưa mà bạn có thể sử dụng từ 20 – 49 khay niềng. Trung bình thời gian bạn phải luân chuyển khay là 2 tuần. Mỗi ngày cần phải đeo 22 tiếng và chỉ bỏ ra trong lúc ăn.
Ưu điểm:
- Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh, chủ động trong việc ăn uống, bạn không phải hạn chế đồ ăn cứng, bám màu…
- Do được làm bằng nhựa trong suốt nên khay niềng dường như trở nên vô hình, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt.
- Được thiết kế cho từng người nên ôm sát vào răng tạo lực đẩy liên tục, không gây tổn thương nướu, không đau và vô cùng chính xác trong khi niềng.
- Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi…
- Ít tái khám, thời gian tái khám nhanh hơn niềng mắc cài.
Nhược điểm:
- Chi phí cao nhất trong các loại niềng răng.
- Yêu cầu khách hàng hợp tác tốt, đeo đúng thời gian quy định trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, cần giáo dục và nhắc nhở các bé ý thức trong việc đeo khay niềng thường xuyên.
- Không thích hợp cho người có thói quen đi ngủ nghiến răng do nguy cơ thủng mảng nên quá trình niềng răng không đạt hiệu quả tốt nhất.
Chi phí:
- Niềng răng bằng khay trong suốt có giá từ 50 – 150 triệu.
5. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ chỉnh nha top đầu Hà Nội
Niềng răng là một quá trình lâu dài nên đòi hỏi bạn phải lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín, các bác sĩ có tay nghề nếu không có nguy cơ kéo dài thời gian điều trị mà hiệu quả lại không như mình mong muốn. Với phương châm kiến tạo nụ cười hoàn hảo cho tất cả mọi người bằng phương pháp an toàn, hiệu quả cho sức khỏe, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa là địa chỉ niềng răng hàng đầu Hà Nội được nhiều khách hàng hài lòng và tin tưởng.
Quy trình chỉnh nha đạt tiêu chuẩn quốc tế từ lúc thăm khám đến sau khi niềng răng kết hợp với trang thiết bị uy tín sẽ là một lựa chọn tốt. Đội ngũ bác sĩ của Nha khoa Quốc tế Phú Hoà đã điều trị thành công cho hơn 5000 ca niềng răng khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp răng thưa. Đặc biệt là TS. BS Nguyễn Phú Hòa đạt nhiều thành công về nha khoa cả trong nước và quốc tế.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalent Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
Tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, mức giá niềng răng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, giá được niêm yết như sau:
- Mắc cài thường Classic ko nhổ răng 30 triệu.
- Mắc cài thường Classic nhổ răng 35 triệu.
- Mắc cài kim loại tự buộc AO không nhổ răng 40 triệu.
- Mắc cài kim loại tự buộc AO nhổ răng 45 triệu.
- Mắc cài sứ thường AO không nhổ răng 40 triệu.
- Mắc cài sứ thường AO nhổ răng 50 triệu.
- Mắc cài sứ tự buộc AO không nhổ răng 55 triệu.
- Mắc cài sứ tự buộc AO nhổ răng 60 triệu.
- Niềng răng mắc cài pha lê sapphire 45 triệu.
- Invisalign có giá 110 – 150 triệu.
Hãy giữ lấy nụ cười tỏa sáng của bạn bằng cách nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE hay gọi điện đến hotline 096.209.1063 để được BS. Hòa thăm khám và điều trị nhé!
Nguồn tham khảo
- https://www.dentalhealth.org/orthodontic-treatment
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/diastema#treatment