Niềng răng hô hàm có hiệu quả không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bị hô (vẩu). Tuy nhiên, hô được chia làm 2 loại: hô răng và hô hàm. Vậy niềng răng hàm hô có hiệu quả không? Bài viết hôm nay sẽ phân tích kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục
1. Thế nào là hô hàm?
Hô hàm (hay hàm hô) xảy ra khi một trong hai hoặc cả hai xương của hai hàm trên dưới phát triển quá mức bình thường, gây ra sai khớp cắn. Khi quan sát trên phim chụp dễ dàng phát hiện sự mất cân xứng với tương quan của của cấu trúc xương mặt.

Quan sát thực tế dễ thấy, đa số người bị hô hàm có phần hàm trên đưa ra ngoài nhiều hơn bình thường. Tình trạng này khiến khuôn miệng bị nhô ra phía trước, đồng thời góc mũi miệng bị nhọn, gò má cao hơn và cằm bị lõm khi nhìn theo góc nghiêng.
Đáng nói là ở người bị hô hàm nhưng không hô răng thì các răng cửa vẫn mọc theo chiều thẳng đứng. Vì vậy, một số người bị hô nhưng vẫn môi vẫn có thể khép kín. Đây cũng là điểm khác biệt giúp bạn nhận diện được hô hàm và hô răng.
Theo các bác sĩ, hô hàm xảy ra do sai lệch về cấu trúc xương hàm. Vì vậy, một người sẽ không thể biết được mình bị hô răng hay hô hàm nếu chỉ dựa trên phương pháp đường chữ S thẩm mỹ, thông qua mắt thường. Thay vào đó, bạn cần tiền hành chụp X – quang để xác định tình trạng xương hàm, răng. Đây là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Đọc thêm: Nắn chỉnh răng hô tại nhà có hiệu quả không?
2. Niềng răng hô hàm có hiệu quả không?
Niềng răng trong trường hợp hô hàm thường không có hiệu quả hoặc mức độ cải thiện rất ít. Lý giải về tình trạng này, các bác sĩ cho biết, niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa tạo lực kéo, nén để dịch chuyển răng, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Vậy nên, trong những trường hợp hô hàm nhưng không hô răng, phương pháp niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả.
☛ Tìm hiểu thêm: Răng hô bọc sứ có hiệu quả không?

Trường hợp bạn mắc cả hai vấn đề là hô hàm và hô răng, quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn với việc áp dụng đồng thời 2 phương pháp gồm: phẫu thuật cắt xương hàm và niềng răng. Trong đó:
Phẫu thuật cắt xương hàm
Phẫu thuật cắt xương hàm được chỉ định thực hiện trước khi niềng răng. Sau khi nhận kết quả chụp X – quang về tình trạng hàm hô, bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá và phân tích cấu trúc xương, từ đó xác định tỷ lệ xương hàm cần loại bỏ phù hợp với khuôn mặt của từng người.

- Trường hợp hô hàm trên: Cần cắt tiền đình hàm, nhổ hai răng số 4 sau đó tạo đường cắt đi qua khe răng này, đẩy lùi hàm về sau và cố định bằng nẹp vis.
- Trường hợp hô hai hàm: Cần cắt tiền đình hàm ở hai hàm, nhổ hai răng số 4, sau đó cắt xương để đẩy lùi hàm về sau, cố định bằng nẹp vis.ng, bác sĩ sẽ cắt Lefort để đẩy lùi hàm về phía sau rồi lún lên trên để điều trị tình trạng hô, hở lợi.
Thông thường, thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 3 – 4 tiếng và thời gian phục hồi hàm sau phẫu thuật khoảng 7 – 10 ngày. Sau khi phẫu thuật, hàm hô sẽ được thu gọn, giải quyết tình trạng khuôn miệng nhọn và cằm lẹm. Tùy vào mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật và chi phí có thể dao động từ 65 – 150 triệu.
Niềng răng
Sau khi xương hàm đã phục hồi, bạn sẽ được gắn khí cụ niềng răng để khắc phục tình trạng hô răng. Dựa trên lực kéo của hệ thống khí cụ, răng hô sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí và ngay ngắn trên khuôn hàm. Có 2 loại niềng răng cho bạn lựa chọn gồm:
- Niềng răng mắc cài: Sử dụng khí cụ gồm: mắc cài, dây cung và dây thun từ các chất liệu khác nhau như: kim loại, sứ, thủy tinh, pha lê để kéo răng. Chi phí dao động từ 30 – 60 triệu tùy loại.
- Niềng răng Invisalign: Sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt được nhập khẩu từ Mỹ để chỉnh nha. Chi phí dao động từ 110 – 150 triệu/ liệu trình.

Tùy vào mức độ răng hô mà thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1 – 2 năm. Trong thời gian này, bạn cần thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
Quá trình điều trị răng hô hỗn hợp thường gặp nhiều khó khăn do chi phí cao, thời gian điều trị kéo dài và bạn cần có tính tự giác cao, tuyệt đối tuân thủ phác đồ phẫu thuật và niềng răng được bác sĩ chỉ định.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Niềng răng hô – Những câu hỏi thường gặp và giải đáp
3. Tìm hiểu thêm về phẫu thuật hàm hô
Phẫu thuật hàm hô là phương pháp xâm lấn, sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm cắt bỏ một phần xương hàm để điều chỉnh vị trí và độ cân đối khớp cắn hai hàm, từ đó loại bỏ triệt để tình trạng hàm hô. Đây là phẫu thuật phức tạp đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, yêu cầu khắt khe về môi trường phẫu thuật và máy móc hỗ trợ.
Dưới đây là một số thông tin về phương pháp phẫu thuật này.
3.1 Quy trình phẫu thuật
Để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như phẫu thuật đạt được hiệu quả tốt nhất, phẫu thuật hàm hô cần tuân thủ quy trình cơ bản như sau:
- Bước 1: Khám tổng quát và chụp X – quang xác định tình trạng hàm hô.
- Bước 2: Bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị, tỷ lệ thành công, mức độ hiệu quả cũng như triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật.
- Bước 3: Bạn thực hiện xét nghiệm cần thiết, vệ sinh răng miệng trước khi phẫu thuật.
- Bước 4: Bác sĩ thực hiện gây tê hoặc gây mê cho bạn, sau đó tiến hành phẫu thuật.
- Bước 5: Theo dõi hậu phẫu từ 1 – 2 ngày tại bệnh viện. Nếu phục hồi tốt, bạn có thể bắt đầu điều trị ngoại trú tại nhà và tái khám theo lịch hẹn.

3.2 Biến chứng sau phẫu thuật hàm hô
Phẫu thuật hàm hô là một phẫu thuật phức tạp, bất cứ sai sót nào trong quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến di chứng cho bạn sau này. Dưới đây là một số vấn đề có thể phát sinh sau khi phẫu thuật hàm hô:
- Biến dạng mặt: Do bác sĩ tính toán hoặc thao tác sai dẫn đến cắt sai tỷ lệ xương hàm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt sau khi phẫu thuật.
- Tổn thương dây thần kinh: Dây thần kinh ổ mắt có thể bị tổn thương dẫn đến tê liệt môi trên, đau dây thần kinh quanh ổ mắt.
- Tiêu xương cầu lồi: Dẫn đến hở khớp cắn và giảm chiều cao mặt phía sau. Bạn có thể cần tái tạo khớp để khắc phục tình trạng này.
- Hoại tử: Thường do đường rạch mô mềm không chính xác, làm rách mạch máu gây thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử một phần khối xương và niêm mạc.
- Sai khớp cắn tái phát: Thường do khớp thái dương không ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động của khớp cắn và dẫn đến sai lệch.

Hầu hết những biến chứng này đều xảy ra do bác sĩ non kinh nghiệm, tay nghề kém dẫn đến sai sót trong thao tác phẫu thuật. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải rủi ro không đáng có, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị tại những bệnh viện lớn, uy tín và lựa chọn bác sĩ giỏi.
3.3 Lưu ý sau phẫu thuật hàm hô
Sau phẫu thuật hàm hô, chế độ chăm sóc vết thương ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phục hồi cũng như hiệu quả thẩm mỹ. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có được kết quả tốt nhất:
- Thực hiện chườm đá giúp giảm triệu chứng sưng, đau và tấy đỏ sau phẫu thuật.
- Chỉ nên ăn thức ăn lỏng mịn như: cháo loãng, bột, súp để hạn chế hoạt động nhai, giúp vết thương nhanh lành.
- Không dùng tay sờ nắn hay tạo lực chèn ép vào các khu vực quanh vị trí phẫu thuật.
- Những ngày đầu sau phẫu thuật chỉ nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng cách tráng miệng hoặc uống nhiều nước để loại bỏ cặn thức ăn.
- Tuyệt đối tuân thủ lịch tái khám để có thể theo dõi tiến triển hồi phục và phát hiện sớm nếu có bất thường xảy ra.

Như vậy, niềng răng trong trường hợp hô hàm đơn thuần sẽ không cho hiệu quả rõ rệt. Phương pháp này chỉ được chỉ định trong trường hợp bạn bị hô hàm hỗn hợp. Lúc này, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cao và kèm theo các nguy cơ biến chứng. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên thăm khám và điều trị tại những bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại.