Xương hàm ở phần răng cửa thường yếu và nhạy cảm hơn so với các vị trí khác, thế nên tình trạng 2 răng cửa bị lệch rất phổ biến. Đó cũng là lý do tại sao cụm từ “niềng 2 răng cửa bị lệch” luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Hãy để Nha khoa Quốc tế Phú Hòa giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu về 2 răng cửa bị lệch
Hai răng cửa bị lệch là tình trạng răng cửa hàm trên hoặc hàm dưới mọc lộn xộn, khấp khểnh, không thẳng hàng hoặc chồng lên nhau. Có 2 kiểu răng cửa bị lệch thường gặp nhất là:
- Răng hình chữ V: Còn có tên gọi khác là răng cánh bướm. Răng cửa thường mọc vênh so với các răng còn lại với phần cạnh trong tiếp xúc giữa hai răng cửa bị chênh. Từ đó tạo thành góc nhọn giống hình chữ V.
- Răng cửa mọc nghiêng: Các răng cửa không mọc đều và thẳng hàng mà mọc theo các hướng khác nhau trên cung hàm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hai răng cửa bị lệch, có thể chia thành 3 nhóm lớn: Di truyền; Tình trạng phát triển của cung hàm; Thói quen xấu.
Răng cửa bị lệch do di truyền: Theo yếu tố gen của gia đình mà bẩm sinh vị trí các răng mọc không khớp nhau dẫn đến tình trạng hai răng cửa bị lệch.
Răng cửa bị lệch do tình trạng phát triển của khuôn hàm: 2 răng cửa có thể mọc lệch nhau do quá trình phát triển của khuôn hàm.
- Cung hàm nhỏ: Dẫn đến không đủ chỗ cho răng mọc khiến các răng sau đó phải mọc chen chúc, khấp khểnh và lệch lạc, ảnh hưởng tới răng cửa.
- Mất răng sữa sớm: Theo bác sĩ, răng sữa giúp định hướng vị trí cho mầm răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm. Việc mất răng sữa sớm hoặc chấn thương răng sữa có thể làm răng mọc lệch lạc sau này cao.
- Mất răng sữa muộn: Răng vĩnh viễn nhú lên khi răng sữa chưa mất có thể làm răng không có chỗ để đứng, khiến răng mọc chen chúc lên nhau.
Răng cửa bị lệch do thói quen xấu: Khi còn bé thường hay mút tay, ngậm ti giả trong thời gian dài, thè lưỡi hoặc dùng lưỡi đẩy hàm,… Những thói quen này có thể làm răng cửa bị lệch khỏi khớp cắn đúng, gây lệch lạc.
Hai răng cửa bị lệch có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đồng thời làm giảm khả năng nhai, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
- Răng cửa mọc lệch khiến hai cung hàm không cân xứng với nhau, gây khó khăn trong hoạt động nhai khi ăn uống.
- Việc phát âm có thể bị cản trở, gượng gạo nếu tình trạng lệch lạc quá nặng.
- Răng cửa lệch gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như: sâu răng, viêm lợi, ảnh hưởng đến tủy,…
- Răng cửa bị lệch ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

2. Các phương pháp niềng răng cửa bị lệch
Ngày nay có nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau không chỉ khắc phục được tình trạng hai răng cửa bị lệch mà còn cải thiện được hầu hết vấn đề về sai lệch khớp cắn do răng và xương răng. Mỗi phương pháp niềng răng điều có những ưu – nhược điểm riêng, song xét về hiệu quả thì đều tương đương nhau.
Tất nhiên, với ưu thế của mỗi loại, nó có thể hỗ trợ bác sĩ thực hiện thao tác dễ dàng hơn hay tiện lợi hơn. Nhưng dù chọn loại mắc cài nào, hay khay niềng nào cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới thời gian niềng răng sau cùng. Yếu tố quyết định lớn tới thời gian chỉnh nha và hiệu quả chỉnh nha là từ tình trạng răng của bạn, độ tuổi niềng răng, kinh nghiệm và phác đồ của bác sĩ.
Nói chung, dựa theo mong muốn cá nhân và phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn sẽ chọn được loại niềng răng phù hợp.
2.1. Niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài
Niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài là quá trình nắn chỉnh thân và chân răng về vị trí chuẩn trên cung hàm bằng các khí cụ chỉnh nha từ thép không gỉ, titan, vàng hoặc niken,… Bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng bằng mắc cài kim loại thường hoặc tự động.

Mắc cài kim loại là loại niềng răng lâu đời nhất trong lịch sử chỉnh nha, nhưng nó vẫn luôn là loại mắc cài được ưa chuộng nhất vì hiệu quả cao nhưng chi phí thực hiện không quá tốn kém (chỉ từ 20 – 40 triệu/ca).
Mặc dù, mắc cài kim loại có tính thẩm mỹ không cao, nhưng nếu bạn không thấy e ngại về chuyện lộ mắc cài niềng răng thì đây hoàn toàn không phải là vấn đề. Thậm chí, nhiều người thích niềng răng kim loại với hệ thống dây thun nhiều màu để tôn lên cá tính của mình.
2.2. Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong còn được biết đến với tên gọi niềng răng mắc cài mặt lưỡi, thay vì gắn mắc cài dây cung phía mặt ngoài răng người ta sẽ gắn nó ở phía mặt trong răng.
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong có thể khắc phục các tình trạng sai lệch phổ biến như hàm lệch, hàm hẹp, hàm méo, răng cửa lệch lạc, khấp khểnh,…

So với niềng răng mắc cài thông thường, phương pháp này có tính thẩm mỹ cao vì không lộ mắc cài. Bề mặt răng được giữ nguyên vẹn, tránh được các bệnh lý về răng như sâu răng, xuất hiện đốm trắng hoặc thủy khoáng,… Đồng thời, nó cũng giúp bạn hạn chế tổn thương các cơ quan trong khoang miệng như nướu, lưỡi, má,…
Trong thời gian đầu đeo niềng răng mắc cài mặt trong, bạn có thể cảm thấy vướng víu, thậm chí là nói ngọng. Việc vệ sinh răng miệng khi thực hiện phương pháp niềng này cũng khó khăn hơn. Đây là kỹ thuật chỉnh nha phức tạp nên chi phí thực hiện cao gấp 2-3 lần loại niềng truyền thống.
2.3. Niềng răng mắc cài sứ mặt ngoài
Niềng răng mắc cài sứ mặt ngoài là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ sử dụng mắc cài chất liệu sứ. Do khí cụ nha khoa có màu trắng giống với răng thật nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại.

Vì nguyên lý hoạt động của mắc cài sứ tương tự mắc cài kim loại thông thường nên các khuyết điểm của hàm răng và khớp cắn đều sẽ được khắc phục hiệu quả. Với chất liệu sứ nguyên chất, lành tính, bạn có thể yên tâm không bị kích ứng hoặc viêm lợi trong thời gian đeo niềng.
Hiện nay, mắc cài sứ cũng có rất nhiều thương hiệu khác nhau, nên độ cứng và cấu tạo khác nhau, trong khi một số loại có thể bị vỡ thì có những loại niềng răng sứ rất cứng chắc (độ cứng tương đương hoặc thậm chí là hơn răng thật). Vì vậy, nếu bạn có ý định dùng mắc cài sứ, hãy tìm hiểu chi tiết đặc tính của nó thông qua bác sĩ tư vấn của bạn.
2.4. Niềng răng mắc cài pha lê
Niềng răng mắc cài pha lê sử dụng mắc cài được làm từ đá pha lê, đem đến độ trong suốt hoàn hảo, gần như vô hình khi gắn trên răng. Nhờ đó mà phương pháp niềng này đem lại vẻ đẹp thu hút với độ thẩm mỹ cao cho người niềng. Đồng thời, chất liệu pha lê an toàn với niêm mạc miệng nên không gây kích ứng, hạn chế ma sát và tổn thương cho khoang miệng.
Mắc cài pha lê khác so với mắc cài sứ ở điểm, nó phản ánh màu răng thật của bạn, và nó không dễ bị ố vàng như sứ. Những người có hàm răng ngà vàng thì nên niềng pha lê dể tránh bị lộ (vì mắc cài sứ trắng hơn nên tương quan với màu răng thật có thể trông rõ ràng).
Xem chi thiết: So sánh mắc cài pha lê và sứ

Niềng răng mắc cài pha lê có hai loại là niềng răng mắc cài pha lê thông thường và niềng răng mắc cài pha lê tự buộc với chi phí và quy tắc hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có hiệu quả chỉnh nha cao nhờ tạo lực siết răng mạnh mẽ giữa mắc cài và dây cung.
Thế nhưng, chi phí khi sử dụng mắc cài pha lê thường đắt đỏ hơn so với mắc cài truyền thống. Chốt mắc cài pha lê thường to và lớn hơn mắc cài thường nên môi có thể bị nhô ra nhiều hơn, gây khó chịu. Giống như sứ, pha lê thường khó khăn hơn trong khâu bảo quản vì chúng thường dễ vỡ và dễ bị nhiễm màu. Vì vậy, bạn nên cẩn thận giữ gìn và vệ sinh kỹ mắc cài.
2.5. Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng cao cấp nhất hiện tại với khí cụ chỉnh nha là khay trong suốt. Khay được thiết kế ở dạng miếng liền khối, bằng chất liệu nhựa tiên tiến, gần như vô hình khi sử dụng, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và thoải mái hơn.

Niềng răng trong suốt giúp rút ngắn thời gian niềng đáng kể so với các loại niềng bằng mắc cài khác. Đồng thời, người niềng cũng sẽ tiện lợi hơn trong sinh hoạt và ăn uống, duy trì cảm giác ngon miệng và hạn chế tình trạng sụt cân, chán ăn. Thêm vào đó, bạn cũng sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,…
Tuy nhiên, chi phí của niềng răng trong suốt là rào cản đối với nhiều khách hàng hiện nay. Đây là loại niềng có chi phí cao nhất trên thị trường, dao động từ 80 – 150 triệu đồng. Nhưng đây sẽ là khoản đầu tư hợp lý đối với người thường xuyên đi gặp khách hàng, kinh doanh hoặc làm công việc đòi hỏi ngoại hình.
Niềng răng Invisalign là loại niềng trong suốt tốt nhất hiện nay. Mỗi khách hàng sẽ được thiết kế khay trong suốt chuyên biệt theo thông số hàm răng của bản thân. Khi đeo, khay sẽ ôm sát vào thân và chân răng, giúp quá trình nắn chỉnh răng được rõ ràng hơn.
3. Những câu hỏi thường gặp khi niềng 2 răng cửa bị lệch
Bên cạnh những thông tin quan trọng về phương pháp và quy trình niềng 2 răng cửa bị lệch, chắc hẳn bạn vẫn còn có nhiều thắc mắc. Lướt xuống thông tin bên dưới để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc mà bạn quan tâm nhé!
3.1. Chỉ niềng 2 răng cửa bị lệch thôi có được không?
Theo các bác sĩ hàng đầu, chỉ niềng 2 răng cửa bị lệch không được khuyến khích thực hiện. Vì nó không đạt hiệu quả chỉnh nha cao mà còn làm tăng nguy cơ xô đẩy vị trí các răng còn lại trên cung hàm. Điều này xảy ra nếu các răng đang ở dạng khớp cắn chuẩn nhưng sau khi niềng 2 răng cửa mà trở nên lệch khớp cắn.
3.2. Chỉ niềng răng bị lệch hàm trên hoặc dưới có được không? Có nhanh hơn không?
Không có dịch vụ niềng dành riêng cho 2 hoặc một vài răng lệch lạc. Bạn cần phải niềng cả hàm để đạt kết quả tốt nhất hoặc niềng 1 hàm (trên hoặc dưới) bị sai lệch, với điều kiện hàm còn lại phải chuẩn khớp cắn và đều.
Tuy nhiên, rất ít người đảm bảo được điều kiện này. Vì hàm răng của chúng ta thường có nhiều vấn đề về khớp cắn. Niềng 1 hàm duy nhất có thể dẫn đến sự thay đổi của cung hàm sau khi niềng không cân xứng với cung hàm còn lại.
3.3. Chi phí niềng răng cửa bị lệch bao nhiêu?
Chi phí chỉnh nha sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng, khớp răng; mức độ lệch lạc; phương pháp niềng răng; độ tuổi người niềng; trình độ bác sĩ,…
Thông thường, giá niềng răng lệch lạc sẽ dao động từ 30 – 150 triệu đồng tùy vào loại niềng răng. Khách hàng sử dụng phương pháp niềng răng có độ thẩm mỹ cao (niềng răng Invisalign, niềng răng mắc cài mặt trong) sẽ phải trả mức chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.
Xem chi tiết: Bảng giá niềng răng tại nha khoa Phú Hòa
3.4. Nên niềng hay bọc răng sứ cho 2 răng cửa bị lệch?
Nếu răng của bạn khá đều và chỉ có hai răng cửa bị lệch nhẹ, bạn có thể chọn hình thức bọc răng sứ để có được hàm răng đều đẹp nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, nếu răng cửa lệch nhiều thì nên niềng, bọc răng sứ trong trường hợp này bắt buộc phải mài nhỏ răng để chụp vừa mão sứ. Mài răng tỷ lệ lớn có thể tác động tới tủy, khiến răng yếu và dễ gãy sau này.
Hy vọng những thông tin về niềng 2 răng cửa bị lệch mà Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã đưa ra sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho vấn đề của bản thân. Để được tư vấn chi tiết về niềng răng cùng Bs.Ts Nguyễn Phú Hòa, bạn vui lòng đặt lịch khám TẠI ĐÂY.