Răng khôn hay răng số 8 khác biệt với những chiếc răng thông thường. Chúng có thời gian “chuẩn bị” khá lâu và triệu chứng mọc răng thường xuất hiện rất muộn – trong độ tuổi 18 – 25 hoặc có thể muộn hơn. Răng khôn mọc gây ra không ít đau đớn, khó khăn cho khổ chủ. Và thực tế, những câu chuyện biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng khi nhổ răng khôn luôn khiến rất nhiều người lo lắng. Vậy nhổ răng số 8 có biến chứng gì không và cách phòng tránh. Hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
☛ Tìm hiểu trước: Răng khôn là gì? Bao nhiêu tuổi thì mọc?
Nhổ răng khôn và những biến chứng
Không phải răng số 8 nào khi xuất hiện cũng cần phải loại bỏ, chỉ những chiếc răng mọc lệch làm tổn hại đến ổ xương răng bên cạnh, sâu răng hoặc gây đau đớn, sưng tấy mới phải nhổ. Báo cáo của các nhà khoa học tại Đại học York, Anh và Học viện vật lý hoàng gia Edinburgh đã chỉ ra rằng, phẫu thuật nhổ răng khôn là không cần thiết nếu chiếc răng đó mọc thẳng, không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và không gây nhiễm trùng hay đau đớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được những chiếc răng khôn mọc thẳng hoặc không mọc trong suốt cuộc đời của mình. Thật khó để chúng ta nằm trong số 30% thiểu số đó. Đa phần các trường hợp, bệnh nhân khi mọc răng số 8 sẽ phải tiến hành tiểu phẫu nhổ bỏ càng sớm càng tốt và điều này là điều cần thiết.
☛ Đọc thêm: Răng khôn khi nào cần nhổ?
Thực tế cho thấy, nhổ răng khôn vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể làm nguy hại đến tính mạng trong một số trường hợp đặc biệt, tuy hi hữu nhưng không hẳn là không thể xảy ra. Một số biến chứng có thể kể đến:
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật được xem là biến chứng có tỷ lệ xảy ra cao. Nếu không được xử lí kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử mô mềm và nhiễm trùng máu. Chỉ một tác động nhỏ đến từ một ngoại vật không được vô trùng cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng này. Đây là biến chứng nguy hiểm vì không chỉ làm tổn hại vùng vết thương hở do vừa nhổ răng xong, vừa kéo theo nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn, lan ra các vùng lân cận. Việc xử lí răng số 8 sau nhổ không phải đơn giản và ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng nếu thực hiện ở cơ sở nha khoa có vệ sinh kém.
- Chảy máu liên tục và đau nhức kéo dài có thể xem là biến chứng phổ biến thứ 2. Khi kĩ thuật thực hiện của bác sĩ chưa tốt, vết cắt làm tổn thương sâu hoặc không nắm rõ tiểu sử các bệnh Hemophilia, hoặc giảm tiểu cầu ở bệnh nhân mà vẫn tiến hành tiểu phẫu có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều và khó cầm máu. Thêm vào đó là việc người bệnh chủ quan không tuân thủ căn dặn từ phía bác sĩ, vô tình làm tổn thương vùng vết thương chưa lành hẳn khiến máu chảy trở lại và đau nhức kéo dài. Nhìn chung, đây là biến chứng nguy hiểm khi không được khắc phục kịp thời, mất máu nghiêm trọng ảnh nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp khác, nhiễm trùng kéo dài, vết thương khó lành.
- Răng số 8 liên quan mật thiết tới các dây thân kinh liên cận. Tác động không phù hợp có thể gây ra tình trạng ngứa ran, tê vùng lưỡi và môi dưới, nhức thái dương, đau nhức kéo dài và thậm chí là méo miệng.
- Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo rằng việc phẫu thuật lấy răng số 8 cũng mang lại nguy cơ liên quan đến thuốc gây mê. Ở một số ít hi hữu, thuốc gây mê ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây mất vị giác, thậm chí là sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Ngăn ngừa và phòng tránh triệt để các biến chứng
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân tiến hành chườm đá lạnh vùng má ngoài trong 24 giờ đầu sau nhổ, tránh ăn đồ rắn, khô, không mút miệng hay khạc nhổ mạnh làm vết thương rách trở lại, nói không với bia rượu, chất kích thích ít nhất cho đến khi răng lành hẳn, chú trọng đến lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thực phẩm sao cho dễ tiêu, dễ nuốt.
Ngoài những nguyên nhân biến chứng do chủ quan còn là những nguyên nhân đến từ yếu tố chuyên môn, kĩ thuật và điều kiện thực hiện ca tiểu phẫu nhổ răng số 8. Quan trọng nhất là bạn cần thực hiện nhổ răng tại đơn vị nha khoa uy tín với bác sĩ nhiều kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị đảm bảo, các thiết bị sử dụng vô trùng hoàn toàn. Thêm vào đó, nếu có tiểu sử các bệnh về nhiễm trùng nhất là bệnh về máu cần thông báo tới bác sĩ hoặc yêu cầu kiểm tra trước khi tiến hành nhổ răng khôn. Các biến chứng chảy máu, sưng đau kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, đặt thuốc cầm máu và khâu lại. Tuy nhiên, mọi hoạt động trên cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
☛ Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội?
Mọi biến chứng khi nhổ răng khôn (răng số 8), bạn có thể liên hệ với Nha khoa Phú Hòa qua số hotline: 0962.091.936