Thông thường, nhổ răng đòi hỏi can thiệp một số lượng nhát cắt nhất định vào mô nướu răng. Điều này có nghĩa là việc chảy máu là gần như không thể tránh khỏi sau khi nhổ, dù cho bác sĩ có thực hiện chuyên nghiệp và nhẹ nhàng thế nào đi chăng nữa. Việc kiểm soát chảy máu được thực hiện ngay sau khi răng được loại bỏ khỏi cung hàm và khoảng thời gian sau đó. Tuy nhiên, chảy máu ở mỗi người lại không giống nhau. Vậy nhổ răng chảy máu nhiều có nguy hiểm gì không và cách nào để khắc phục?
Nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau nhổ răng
Đa phần các bệnh nhân có thể kiểm soát được chảy máu sau ca tiểu phẫu bằng cách cắn miếng gạc tạo áp lực nén làm ngưng máu chảy nhưng ở một số người, tình trạng chảy máu lại kéo dài và máu chảy nhiều, có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Rối loạn chảy máu: một số bệnh nhân gặp vấn đề về máu như Hemophilia – máu khó đông. Nếu gặp tình trạng này thì việc ngưng máu sau ca nhổ sẽ mất nhiều thời gian hơn, vết nhổ cũng khó lành hơn so với những người khác. Hãy thông báo tới bác sĩ phụ trách trước khi tiến hành ca nhổ nếu bạn có bất kì chứng bệnh nào liên quan đến máu nhất là tình trạng máu khó đông.
- Tiền sử chảy máu quá mức trước đó: trước khi tiến hành phẫu thuật, cấy ghép nha khoa, nhổ bỏ răng khôn, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nhớ lại về những thời điểm trước đó, có thể là lần nhổ răng trước hay một vết thương vùng miệng nào đó trong quá khứ. Liệu lần đó, bệnh nhân có mất nhiều thời gian để làm ngưng máu chảy hay không? Những kinh nghiệm trong quá khứ có thể sẽ là một điểm báo cho biết bạn có gặp tình trạng chảy máu quá mức sau nhổ răng, nhất là nhổ răng khôn hay không.
- Thuốc: có một số loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức. Điển hình như Asprin và Ibuprofen và một số loại thuốc kê theo đơn như: Warfarin, Plavix hoặc một số loại thuốc làm loãng máu thông thường khác.
- Vitamin và thảo dược: một số loại vitamin và thảo dược phổ biến như Vitamin E hoặc Ginkgo biloba cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hình thành cục máu đông.
☛ Đọc thêm: Tại sao chảy máu sau khi nhổ răng khôn?
Biện pháp ngăn chảy máu sau nhổ răng
- Sử dụng miếng gạc cầm máu. Thực hiện bằng cách tẩm ẩm miếng gạc (gạc khô gây cọ xát khiến miệng vết thương lâu lành), cuộn tròn lại hoặc gấp vuông, đặt gạc lên vết trống trên hàm sau khi đã nhổ bỏ răng. Cắn chặt miếng gạc, không để chúng xô lệch trong khoảng 45 phút cho đến 1 giờ sau nhổ. Chảy máu có thể được làm chậm lại hoặc ngưng sau 60 phút kiềm lại với gạc.
- Giữ đầu ở vị trí cao hơn so với tim. Chảy máu có thể được làm chậm lại nếu huyết áp giảm xuống. Khi nằm hãy kê một chiếc gối dưới đầu. Giữ cho đầu cao hơn tim có thể làm giảm áp lực máu.
- Nghỉ ngơi. Vài ngày sau phẫu thuật nha khoa, điều quan trọng là chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, ít nhất là trong vài ngày sau nhổ. Tránh mang vác nặng hoặc tập thể dục cường độ cao có thể khiến máu chảy nhiều hơn và vết nhổ mất thời gian lâu hơn để lành lại.
- Cẩn thận với đồ ăn, thức uống. Có nhiều loại đồ ăn và thức uống gây tác động tiêu cực đến vết nhổ. Sai lầm phổ biến nhất mà bệnh nhân hay gặp phải đó là sử dụng ống hút để uống nước. Không nên uống nước bằng ống hút (trong vài ngày đầu) bởi điều này có thể làm tan cục máu đông đang hình thành để cầm máu ở miệng vết thương. Hút thuốc lá cũng có thể làm tan máu đông, lây lan các chất độc hại xung quanh vết thương, gây ra hiện tượng “Dry Socket” (viêm khớp khô) đau đớn. Những thức uống khác phải tránh là nước nóng, nước uống có ga bởi khả năng gây hòa tan máu đông của chúng. Tránh xa các thực phẩm dai và giòn. Tốt nhất nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp (để nguội), nước ép rau củ quả. ( ☛ xem thêm: Thực phẩm cần kiêng sau nhổ răng khôn)
☛ Tham khảo: Nhổ răng khôn chảy máu thì phải làm sao? Đừng cuống
Lưu ý trước khi nhổ răng:
- Tránh uống rượu, ít nhất trong vòng 24 giờ đầu trước khi nhổ răng để giúp cơ thể có khả năng đông máu và tự chữa lành hiệu quả. Sự xuất hiện của alcohol trong máu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu và do đó máu không đông lại nhanh được như bình thường.
- Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng trước đó. Việc biết được các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá và những lời khuyên hữu ích, xác định xem thuốc đó có làm tăng nguy cơ chảy máu khi tiểu phẫu hay không. Bởi thực tế, có một số loại thuốc giảm đau thông thường, thảo dược có thể làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức.
ờm cũng được