Răng khôn mọc khiến nướu bị phù nề, tấy đỏ. Mọc răng khôn nên ăn gì và nên kiêng ăn gì là những kiến thức bạn cần biết để “đối phó” với đau nhức, tránh làm nướu thêm căng tức và tổn thương gây viêm. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn một số gợi ý trong chế độ ăn uống thường ngày khi mọc răng khôn.
Mục lục
Răng khôn và những vấn đề liên quan
Thực tế, răng khôn – răng số 8 mọc lệch khá nguy hiểm. Nếu không cẩn trọng và lường trước bằng cách điều trị sớm, nó sẽ gây ra không ít phiền toái cho bạn. Việc nắm bắt tác hại của chúng và lý do vì sao cần quan tâm đến việc ăn uống trong thời gian này là cần thiết để tránh những phiền toái không mong muốn.
Răng khôn có nguy cơ mọc lệch rất cao, thông thường mọc ở độ tuổi 18 đến 25. Ở độ tuổi này răng khôn mới chớm nên việc loại bỏ sẽ thuận lợi và ít nguy hiểm hơn. Càng mọc muộn, tiểu phẫu nhổ răng sẽ càng khó do răng đã bám rất chắc và ẩn chứa những nguy cơ gây biến chứng. Răng khôn hay răng số 8 thường có hướng mọc đâm ngang má, mọc nghiêng dựa vào răng số 7 bên cạnh. Nhìn chung, dù răng mọc lệch theo cách nào thì cũng gây ảnh hưởng tiêu cực lên cấu trúc hàm. Đơn cử như làm sâu răng số 7, thậm chí sâu toàn hàm.
Có thể kể đến những tác hại do răng số 8 mọc lệch:
- Lợi căng tức, sưng đỏ gây đau nhức và chảy máu
- Phá hủy cấu trúc răng số 7, gây tình trạng sâu răng hoặc viêm nhiễm chân răng
- Nguy cơ mắc lợi trùm và viêm nhiễm quanh răng
- Khả năng hình thành u nang xương hàm
- Miệng có mùi hôi khó chịu, kéo dài
- Hàm căng, khó há miệng, cử động hàm thiếu linh hoạt
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tất tần tật thông tin về răng khôn
Mọc răng khôn nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?
Răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng của hàm. Mặc dù thực tế, chiếc răng này không có nhiều vai trò trong chức năng ăn nhai của hàm nhưng với vị trí liền kề một trong những răng hàm phụ trách hoạt động nhai, nghiền thức ăn (răng số 7) thì việc ăn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sưng tấy của răng. Khi răng mọc, nướu bị tổn thương, bạn sẽ phải chú ý lựa chọn thực phẩm và phương thức chế biến thực phẩm để hạn chế tác động lực nhai, không làm chảy màu vùng nướu đang nhạy cảm nhưng vẫn đồng thời phải đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Những thực phẩm nên ăn:
Khi mọc răng, bạn nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Ăn cháo lỏng với tôm, cá, thịt được xay nhuyễn. Để bổ sung thêm chất sơ, bạn nên xay cùng một số loại rau có tính mát, lợi đường ruột như mồng tơi, rau rền… Hoặc các món súp, các dạng thức ăn lỏng dễ nuốt khác.
Uống tăng cường các loại nước ép trái cây, củ quả như nước cam ép, nước rau má… vừa giúp hạ sốt, vừa bổ sung vitamin, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bạn có thể uống thêm sữa tươi. Lưu ý không nên uống sữa khi đói, sau uống hãy súc miệng với nước ấm để loại bỏ cặn sữa trong khoang miệng.
Nhìn chung, khi răng bị sưng tấy, cần chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm sao cho dễ nuốt. Bạn không cần kiêng khem quá nhiều mà thay vào đó, hãy chế biến các thực phẩm thành các dạng dễ tiêu để đảm bảo đầy đủ chất các nhóm chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn?
Những thực phẩm nên kiêng:
Giai đoạn này, bạn nên kiêng các thực phẩm có tính nóng, gây mưng như rau muống, thịt gà, gạo nếp… Tránh nêm thêm phụ gia và các gia vị cay nóng vào món ăn như hạt tiêu, muối tiêu… Tránh các thức ăn khó tiêu, dạng miếng cứng khó nhai, các thực phẩm quá dẻo gây bắt vào chân răng.
Đặc biệt cần nói không vào các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga… Những loại nước uống này có tính kích ứng, không tốt cho răng miệng nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung. Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh, kẹo. Bên cạnh đó, cần chú ý đến nhiệt độ, không ăn ngay khi thức ăn còn quá nóng hoặc ở dạng quá lạnh như kem.
Răng khôn càng phát triển càng gây đau nhức, nhất là khi răng mọc lệch. Cơn đau tăng theo từng ngày khiến hàm thiếu linh hoạt, khó há miệng. Thêm vào đó là tình trạng nướu sưng tấy đỏ khiến cơ thể uể oải, mất cảm giác ngon. Chế độ ăn phù hợp cùng với việc nghiêm túc trong vệ sinh răng miệng sẽ giúp bạn hạn hạn chế phần nào những cơn đau.
☛ Có thể bạn quan tâm: Răng khôn mọc lệch vào má nên xử lý thế nào?
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ đến bạn. Hi vọng rằng những chia sẻ này phần nào hữu ích. Đừng quên đến bác sĩ kiểm tra chụp chiếu mọc răng khôn để hạn chế các tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe răng miệng tốt.