Mất răng số 6 có nguy hiểm không? Cách khắc phục?
Răng số 6 có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Vì vậy, nhiều người bị mất răng số 6, nhất là 2 chiếc hàm dưới lo lắng không biết tình trạng này có gây nguy hiểm gì không? Cách khắc phục nào hiệu quả? Để có câu trả lời chi tiết nhất, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Mất răng số 6 có nguy hiểm không?
Răng số 6 là răng hàm có bề mặt lớn với nhiều múi rãnh bắt đầu mọc trong độ tuổi từ 6 – 7. Nó giúp nghiền nát thức ăn và tạo lên sự ổn định của cung hàm. Khác với những răng còn lại, răng số 6 chỉ mọc 1 lần, nếu như không may bị mất đi thì không thể mọc thêm lần nào nữa. Vì vậy, việc mất răng này là một vấn đề rất đáng bận tâm.
1.1. Mất răng số 6 sớm
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất răng số 6 như chấn thương, bệnh nướu, sâu răng, tai nạn… Tuy nhiên cho dù bạn bị mất răng do bất kỳ lý gì thì nó cũng có những ảnh hưởng bạn dễ dàng nhận thấy như sau:
– Mất tính thẩm mỹ: Đây có lẽ là vấn đề nhận thấy đầu tiên sau khi mất răng số 6, đặc biệt là mất răng số 6 hàm dưới. Người khác có thể nhận ra bạn mất răng này khi nói chuyện, cười hoặc ăn uống.
– Không đảm bảo chức năng ăn nhai: Răng số 6 có một vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thịt và các loại thực phẩm khác. Vì vậy, khi bị mất răng này, khả năng ăn nhai của bạn có thể bị suy giảm, nhất là trường hợp mất 2 răng số 6. Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, nguy cơ gặp các vấn đề như trào ngược acid.
– Gặp khó khăn trong việc phát âm: Răng cũng đóng một vai trò lớn trong việc phát âm. Thiếu răng tạo một khoảng trống lớn giữa các răng có thể gây khó khăn trong việc phát âm một số từ nhất định. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang nói ngọng, huýt sáo hoặc thậm chí khó nói.
1.2. Mất răng số 6 lâu năm
Ngoài những khó khăn có thể thấy ngay sau khi mất răng, còn có những tác hại khác mà việc mất răng số 6 lâu năm mới có thể nhận biết rõ ràng:
– Xô lệch các răng khác trên khuôn hàm: Mặc dù bạn nhìn thấy răng luôn được cố định trên khuôn hàm tuy nhiên không phải vậy, chúng vẫn có thể dịch chuyển. Các răng bị mất tạo khoảng trống rộng để các răng lân cận có thể di chuyển vào. Dần dần chúng rời một khoảng cách khá xa, kéo theo các răng xa hơn đổ dần theo hướng răng mất. Nghiêm trọng nhất có thể khiến gần như toàn bộ răng bị dịch chuyển dẫn đến các khớp cắn bị tác động.
– Khớp cắn bất thường: Thiếu 1 hoặc 2 răng số 6 có thể gây ra những sai lệch về khớp cắn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các răng còn lại và nướu, đầu, cổ, cơ hàm, khớp hàm (khớp thái dương hàm). Hai mặt nhai của răng không chạm vào với nhau gây ra các khớp cắn bất thường. Điều này là hậu quả của việc răng di chuyển, xâm lấn vào khoảng trống răng bị mất.
Một khớp cắn không đúng (sai khớp cắn) có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác mà bạn không ngờ đến như đau đầu, đau cơ hàm, mòn răng tự nhiên, răng ê buốt, thậm chí là lệch khớp thái dương hàm.
– Ngoài những tác hại nguy hiểm trên, mất răng số 6 lâu năm còn gây tiêu xương. Lực tác động hàng ngày vào răng qua việc ăn uống giúp kích thích và nâng đỡ xương hàm, tương tự như chúng ta tập thể dục để tăng cường và nâng cao sức khỏe cơ bắp. Tuy nhiên, khi răng bị mất sẽ không có lực tác dụng, dần dần làm tiêu phần xương phía bên dưới. Lúc này nếu muốn lắp răng mới cần phải lấy xương từ phần khác để cấy ghép vào. Kỹ thuật phức tạp hơn nhiều.
– Biến dạng khuôn mặt, lão hóa sớm: Răng giúp hỗ trợ nâng đỡ hình dạng và cấu trúc của khuôn mặt. Do đó, việc mất răng số 6 lâu ngày có thể gây biến dạng khuôn mặt, cảm giác già đi nhiều tuổi. Nguyên nhân là vì mất răng số 6 làm tiêu xương hàm và khiến bạn chỉ nhai một bên miệng hoặc với tốc độ chậm hơn nhiều. Điều này lâu dần gây ảnh hưởng tới cơ hàm và cơ mặt.
2. Cách khắc phục tình trạng mất răng số 6
Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật tiên tiến, hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau giúp khắc phục tình trạng mất răng số 6, thậm chí 2 răng đạt hiệu quả cao như:
2.1. Làm cầu răng
Làm cầu răng là phương pháp hiệu quả khi mất 1 hoặc nhiều răng trong cùng một khu vực.
– Ưu điểm:
Bạn chỉ tốn ít thời gian với 2 – 3 lần thăm khám là có thể khắc phục được hoàn toàn: lần 1 tạo hình và lấy dấu hàm, lần 2 lắp cầu tạm thời và lần cuối để lắp cầu vĩnh viễn.
Làm cầu răng có ưu điểm nữa so với phương pháp khác là chi phí làm thấp hơn, dao động từ 1.5 – 10 triệu/răng tùy chất liệu khác nhau. Tuổi thọ của răng sứ từ 10 – 15 năm.
– Nhược điểm:
Các bác sĩ sẽ tiến hành mài 1 hoặc 2 răng bên cạnh tạo điểm đỡ để gắn cầu răng. Càng nhiều răng bị mất, càng cần nhiều răng tự nhiên hỗ trợ. Vì vậy, làm cầu răng đòi hỏi các răng bên cạnh phải khoẻ mạnh, đủ để giữ nó được chắc chắn.
Tuy nhiên, làm cầu răng có thể khiến răng bị ê buốt gây ảnh hưởng nhiều tới việc ăn uống. Điều này theo thời gian sẽ làm giảm độ bền của răng thật và cầu răng.
Phương pháp này có cảm giác răng trông giống tự nhiên, tuy nhiên khó làm sạch phần xung quanh bên dưới cầu răng. Khi không được vệ sinh kỹ, mảng bám và vi khuẩn có thể dính bên dưới khu vực này gây sâu răng hoặc nhiễm trùng.
Một điểm cần lưu ý nữa là do làm cầu răng nên không có lực tác động đến mô mềm bên dưới răng bị mất. Do đó, các xương bên dưới răng số 6 bị mất sẽ bị tiêu theo thời gian, gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, làm tụt nướu và biến dạng khuôn mặt.
2.2. Cấy ghép implant
Trồng răng implant là phương pháp giúp khắc phục những chiếc răng đã mất được nhiều người ưa chuộng bởi tạo hình răng y như thật.
Hiện nay có nhiều trụ răng khác nhau như Dentium (Mỹ), Dentium (Hàn Quốc), Ostem (Hàn Quốc), Staumenn (Thụy Sĩ)…
Việc đặt implant cần có sự chuẩn bị kỹ lượng nhằm đánh giá lượng xương tại vị trí đặt có đủ để nâng đỡ chiếc răng cấy ghép hay không. Khi mất răng số 6 lâu năm có mật độ xương thấp cần phải kỹ thuật cấy xương phức tạp hơn.
– Mất răng số 6 sớm:
Cấy ghép implant là một lựa chọn ưu tiên để thay thế một hay nhiều chiếc răng số 6 bị mất trong khoang miệng, kể cả mất răng hàm dưới hay hàm trên.
Quá trình trồng răng implant gồm gắn một trụ kim loại titan vào vị trí mất răng (hàm trên hoặc hàm dưới đều được). Dần dần xương hàm sẽ phát triển xung quanh trụ implant để cố định nó. Sau đó một mão răng với hình dáng như răng thật sẽ được gắn chặt vào implant. Quá trình gắn này có thể mất 3 – 6 tháng để implant liên kết ổn định với phần nướu một cách chắc chắn.
Răng cấy ghép implant có thể tồn tại hơn 15 năm, thậm chí 20 năm nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
– Mất răng lâu năm:
Trong những trường hợp mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm bạn cần cấy ghép xương. Bác sĩ có thể đặt xương nhân tạo hoặc tự nhiên lấy từ vùng khác đến vị trí xung quanh chân răng bị mất để tái tạo mô xương và mô nướu mới.
– Ưu điểm:
Trụ implant tích hợp với xương hàm tạo một khối vững chắc, cùng với mão răng sứ có độ cứng cao nên đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường. Bạn có thể ăn nhiều thực phẩm cứng hoặc dai mà không lo ảnh hưởng tới răng.
Khắc phục mất răng số 6 bằng implant hoàn toàn không gây hại tới răng khác, không phải mài răng bên cạnh. Bên cạnh đó, không còn hiện tượng tiêu xương nên độ bền của răng sứ được đảm bảo tối đa, lên tới 15 – 20 năm.
– Nhược điểm:
Chi phí làm trụ implant khá cao tuỳ thuộc vào mỗi loại mà khách hàng lựa chọn và có cấy xương hay không, dao động từ 20 – 42 triệu đồng/trụ, ghép xương từ 5 – 7 triệu đồng.
Cảnh báo: Rủi ro khôn lường khi trồng răng giá rẻ bất ngờ
2.3. Niềng răng
Một phương pháp khác giúp cải thiện tình trạng mất răng số 6 là niềng răng. Bác sĩ sẽ kéo nhóm răng bên trong (tức là răng số 7, 8) ra bên ngoài để lấp đầy khoảng trống. Lúc này răng số 6 sẽ được thay thế bằng răng số 7, răng số 7 lại được thế bằng răng số 8. Giải pháp này thích hợp cho trường hợp mất hai răng số 6.
– Ưu điểm:
Niềng răng để khắc phục mất răng số 6 giúp bảo toàn răng tối đa, không phải mài mòn răng bên cạnh như làm cầu răng. Cũng như không tác động đến phần nướu như trồng răng implant.
– Nhược điểm
Việc niềng răng này phải được xem xét kĩ trong nhiều trường hợp bởi:
- Việc di chuyển răng hàm khó khăn và mất nhiều thời gian hơn bởi đây là nhóm có nhiều chân răng. Các giai đoạn niềng răng kéo dài trong nhiều năm, từ 1,5 – 2 năm.
- Răng số 7, 8 giữ chức năng ai nhai quan trọng khi kéo có thể gây ê buốt nhiều hơn làm ảnh hưởng tới việc ăn uống.
- Ngoài ra, răng số 8 là răng mọc trong góc nên dễ bị nghiêng chân răng. Trong khi việc di chuyển đòi hỏi chân răng phải thẳng.
Có thể bạn quan tâm: Bảng giá chi tiết các loại niềng răng
3. Nha Khoa Quốc tế Phú Hoà – Địa chỉ khắc phục mất răng an toàn, hiệu quả
Nếu bạn bị mất răng và muốn giải quyết tình trạng này, bạn hãy đến Nha Khoa Quốc tế Phú Hoà – địa chỉ khắc phục mất răng an toàn, hiệu quả. Nha khoa đã thực hiện khắc phục nhiều ca mất răng khác nhau gồm cả mất răng số 6 lâu năm, mất 2 răng số 6 hàm dưới hay hàm trên… bằng cả phương pháp làm cầu răng, cấy ghép implant, niềng răng tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu khách hàng.
Nha khoa nhận được sự tin tưởng như vậy của khách hàng bởi có đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm, đạt nhiều thành tựu trong và ngoài nước. Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là một trong những người sáng lập lên Nha khoa đã đạt được nhiều thành tự trong và ngoài nước.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe.
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y tế 24h.
Đồng hành cùng Bác sĩ Hòa là Thạc sĩ – Bác sĩ Dương Thu Trang tốt nghiệp đại học chuyên ngành Răng hàm mặt tại Đại học Y Côn Minh và nghiên cứu sinh chuyên sâu về Chỉnh Nha Thẩm Mỹ. Bác sĩ Đỗ Trọng Hiếu tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ nha khoa tại Đại học Nantes – Cộng Hòa Pháp và đạt nhiều chứng chỉ chuyên môn khác như “Nội khoa xâm lấn tối thiểu”, “Nội nha đương đại”…
Cùng với đó, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa có cơ sở vật chất gồm các trang thiết bị tân tiến, hiện đại, cập nhật những kỹ thuật mới của thế giới giúp việc thăm khám của bạn nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/missing-teeth
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/322028