Hiện nay có rất nhiều người mong muốn bọc răng sứ hàm trên để răng đều đẹp giúp họ tự tin hơn khi giao tiếp. Vậy bọc răng sứ hàm trên cần lưu ý những gì? Chi phí như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bọc răng sứ hàm trên giá bao nhiêu?
Giá bọc răng sứ hàm trên được tính theo từng chiếc tương ứng với các loại khác nhau. Như vậy, số tiền bạn phải bỏ ra để bọc răng sứ hàm trên = số chiếc x giá tiền một chiếc. Tùy theo mỗi thương hiệu chế tác ra các dòng răng sứ với vẻ đẹp riêng và các cơ sở nha khoa khác nhau mà có giá thành 1 chiếc răng sứ dao động từ 1 – 12 triệu.
Nhiều người cũng thắc mắc rằng, bọc răng sứ hàm trên có đắt hơn hàm dưới không thì câu trả lời là không. Như đã nói ở trên, giá thành tính theo chiếc chứ không tính theo độ khó, hàm trên hay hàm dưới, răng cửa hay răng hàm nên sẽ không chênh lệch giá thành.
Bạn có thể tham khảo giá bọc răng sứ như sau:
Loại răng sứ | Chi phí (đồng/1 răng sứ) |
Răng sứ kim loại thường (Ni, Cr) | 500.000 – 1.200.000 |
Răng sứ Vivadent France (Cr, Co) | 1.000.000 – 1.500.000 |
Răng sứ Jelenco USA (Cr, Co) | 1.200.000 – 1.700.000 |
Răng sứ Titan | 2.000.000 – 3.000.000 |
Răng sứ Venus | 2.500.000 – 3.500.000 |
Răng sứ Ceramil | 4.000.000 – 6.000.000 |
Răng sứ Cercon (bảo hành 10 năm) | 4.000.000 – 6.000.000 |
Răng sứ Emax Nanoceramic (bảo hành 15 năm) | 6.000.000 – 8.000.000 |
Răng sứ Zir Press (bảo hành 20 năm) | 7.000.000 – 8.000.000 |
Răng sứ Lava Plus 3M | 8.000.000 – 9.000.000 |
Răng sứ Nacera (bảo hành vĩnh viễn) | 9.000.000 – 11.000.000 |
Răng sứ Orodent bleach | 12.000.000 – 15.000.000 |
Răng sứ bằng vàng | 10.000.000 – 12.000.000 |
2. Bọc răng sứ hàm trên nên chọn loại sứ nào?
Hiện nay có 2 dòng răng sứ phổ biến là:
– Răng sứ bằng kim loại:
- Răng sứ bằng kim loại thường: Được làm bằng hợp kim crom-niken, crom-coban… Đây là dòng răng sứ có giá thành thấp nhất với tuổi thọ từ 5 – 7 năm. Tuy nhiên, có một số nhược điểm như có ánh đen khi ánh sáng chiếu vào, một số người có thể bị kích ứng với kim loại…
- Răng sứ bằng titan: Có tính tương thích sinh học cao nên không gây kích ứng với người bọc răng sứ.
- Răng sứ có khung sườn bằng kim loại quý như vàng, platin… và được phủ bên ngoài một lớp sứ.
– Răng sứ toàn phần:
- Răng sứ thủy tinh lithium disilicate: Là dòng răng sứ được làm từ vật liệu lithium disilicate với độ bền uốn từ 500 – 700mpa. màu sắc trắng trong. Do được làm bằng thuỷ tinh nên có tính thẩm mỹ cao với màu trắng trong, tuổi thọ từ 15 – 20 năm và không gây kích ứng.
- Răng sứ zirconia: Nhằm tăng độ bền uốn của răng sứ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra vật liệu zirconia với độ bền uốn lên đến 1400mpa. Đây là loại răng sứ có tính thẩm mỹ cao, không gây đen viền nướu. Có tuổi thọ từ 10 – 20 năm, thậm chí lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
2.1. Bọc răng sứ cho vùng răng cửa
Răng cửa hàm trên đóng một vai trò quan trọng trong tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Chúng là những chiếc răng dễ nhìn thấy nhất. Một chiếc răng cửa bị hư hỏng, xỉn màu, sứt mẻ có thể là một vấn đề lớn. Nó không chỉ làm giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng tới việc phát âm mà còn khiến bạn ngại giao tiếp với những người xung quanh. Trong khi đó, răng sứ trắng sáng tự nhiên sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về nụ cười giúp bạn tự tin hơn.
Dựa vào tư vấn của bác sĩ, tùy theo mong muốn cá nhân và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại thích hợp. Các bác sĩ nha khoa thường khuyên rằng bạn nên bọc răng sứ toàn sứ ở vùng răng lộ phía trước như răng cửa và răng nanh.
Hiện nay có một số loại răng sứ nguyên khối được ưa chuộng gồm:
- Răng sứ thủy tinh lithium disilicate như Emax, Zir press… có màu sắc trắng trong, thích hợp với những người có hàm răng dưới với men răng sáng.
- Răng sứ zirconia như Cercon, Ceramil, Nacera… là một trong những dòng tạo độ bền uốn cao cao lên đến 1400mpa gấp 5 – 6 lần răng thật. Thích hợp cho đối tượng có răng hơi đổi màu, cùi răng hơi đen.
2.2. Răng trong của hàm răng trên
Những chiếc răng phía trong giữ chức năng ăn nhai là chủ yếu, bởi khi cười chúng ta ít chú ý đến các răng này. Tuy nhiên, vùng này lại khó vệ sinh hơn dẫn đến tình trạng bị sâu khiến nhiều người phải bọc răng sứ. Lúc này bạn có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn loại răng sứ thích hợp.
Hiện nay, răng sứ toàn sứ được đánh giá là loại răng sứ vừa đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao như răng thật. Đồng thời, chúng không gây kích ứng nên các bác sĩ thường khuyên bạn bọc răng sứ loại này. Nhưng nếu phải cân nhắc về vấn đề kinh tế, bạn có thể sử dụng răng sứ titan hay kim loại để tiết kiệm chi phí mà vẫn thỏa mãn chức năng ăn nhai.
Ngoài ra, nhiều khách hàng thích sự độc lạ thì có thể lựa chọn nhiều loại răng sứ khác như mạ vàng, bạc…
Đi cùng với việc lựa chọn loại răng sứ bạn cũng cần phải chọn màu sắc của răng cho phù hợp. Quan điểm mỗi người về cái đẹp là khác nhau nhưng thông thường, một hàm răng đẹp là hàm răng trông giống với răng thật, có độ trắng và sáng tự nhiên. Do đó, bạn không nên yêu cầu làm răng sứ quá trắng, lúc này sẽ rất lệch với màu răng hàm dưới. Đồng thời, màu răng sứ quá sáng khi cười lên trông cũng không được đẹp tự nhiên. Vì vậy, các bác sĩ nha khoa thường khuyên rằng bạn nên lựa chọn những chiếc răng sứ có màu sắc tương đồng với màu răng thật để thu được nụ cười tươi tắn và rạng ngời nhất.
Xem thêm: Bảng màu răng sứ mới nhất – bọc màu nào thì đẹp?
3. Có nên bọc răng sứ hàm trên nếu chỉ bị hô hàm trên không?
Nhiều người gặp tình trạng hô răng cửa hàm trên thắc mắc rằng bọc răng sứ có giải quyết được vấn đề này không. Trong những trường hợp này, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để đánh giá nguyên nhân hô và mức độ hô như thế nào từ đó mới xem xét có bọc răng sứ được không.
Nếu nguyên nhân hô do xương thì bác sĩ nha khoa phải phẫu thuật xương hàm thì mới khắc phục hoàn toàn được tình trạng hô. Còn bọc răng sứ không di chuyển được khối thân chân răng nên nếu cố gắng tiến hành với mục đích nắn trục có thể gây ra các biến chứng nguy hại cho răng mà tỷ lệ thành công thấp.
Nếu hô do răng (khi cười không hở lợi), ở mức độ nhẹ bác sĩ có thể bọc răng sứ bằng cách mài đi một lớp men răng thật rồi gắn mão sứ vào. Phương pháp này chỉ mất 3 – 5 ngày thực hiện nên phù hợp cho những người bận rộn, không có thời gian đeo niềng răng.
Với những trường hợp răng hô nặng, kết hợp cùng các vấn đề răng miệng khác như khấp khểnh thì việc bọc răng sứ để thu được kết quả tốt rất khó. Lúc này, bạn cần mài đi một lớp men răng lớn, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của răng sau này và không đủ để nâng đỡ răng sứ. Vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện niềng răng, dù tốn khá nhiều thời gian nhưng giúp bảo tồn được răng thật tốt nhất.
Đọc thêm: Răng hô hàm trên có những phương pháp điều trị nào?
4. Làm sao để răng sứ hàm trên luôn bền đẹp?
Tuổi thọ của răng sứ không thể duy trì mãi mãi như răng thật, dao động từ 5 – 20 năm tùy thuộc vào chất lượng của mỗi loại răng sứ riêng. Tuy nhiên, khi được chăm sóc tốt bạn có thể giúp răng sứ vẫn giữ nguyên nét đẹp ban đầu và kéo dài tuổi thọ.
Các phương pháp thực hiện như sau:
– Chăm sóc răng miệng: Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo vẻ đẹp cũng như chức năng ăn nhai giúp răng sứ sáng trắng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm. Sử dụng kem đánh răng cho dòng răng nhạy cảm.
- Dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn, không nên dùng tăm để làm sạch kẽ vì gây ảnh hưởng tới mô mềm và tạo khoảng rộng giữa các răng.
- Súc miệng bằng các dung dịch có chứa chlorhexidine để ngăn ngừa sâu chân răng thật, bệnh viêm nướu… mỗi ngày 1 lần.
- Định kỳ đến các nha khoa để làm sạch cao răng và mảng bám.
Việc thực hiện làm sạch 4 lớp này giúp ngăn ngừa mảng bám tối đa trên răng, đảm bảo sức khỏe răng miệng cho răng sứ bền đẹp.
– Chế độ ăn uống:
- Răng sứ được làm từ các vật liệu khác chất răng thật như kim loại, sứ nguyên khối, sứ thủy tinh… Vì vậy, việc bám dính màu từ các thực phẩm sẫm màu như dâu tây, cherry, mận, các loại trà… giảm hơn so với răng thật. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm này hoặc súc miệng, đánh răng sau khi ăn để bảo vệ màu sắc của răng sứ được tốt nhất.
- Răng sứ có độ bền cứng gấp nhiều lần răng thật nhưng không thể loại bỏ nguy cơ bị sứt, mẻ… Vì vậy, bạn nên giảm tiêu thụ những thực phẩm quá cứng, quá dai như thịt bò, kẹo lạc, táo…
- Giảm hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, chất béo như bánh kẹo, nước ngọt… là điều cần thiết. Bởi chúng khiến các vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh acid lactic gây hại cho răng làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho răng gốc như các loại hạt, phô mai, sữa chua, các loại cá…
Đồng thời, bạn cần chú ý khi ăn những thực phẩm cứng, sử dụng lực ăn nhai vừa phải, tránh dùng lực mạnh gây hại cho răng.
– Loại bỏ thói quen không tốt:
- Việc nghiến răng khi ngủ tác động một lực đến răng sứ liên tục có thể gây mài mòn răng sứ và tăng nguy cơ gãy, vỡ… Do đó, bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên đeo hàm chống nghiến trong khi ngủ để bảo vệ răng sứ tối đa.
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá: Đây là một trong những lý do hàng đầu gây biến đổi màu răng sứ do trong thuốc lá có nicotin dễ bám vào răng khiến nó xỉn màu hơn.
– Thăm khám nha khoa định kỳ: Bạn nên đến các cơ sở nha khoa mỗi 6 tháng/lần. Việc thăm khám định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng của răng sứ, loại bỏ mảng bám trên răng và phát hiện sớm những bất thường như hở chân răng để khắc phục nhanh chóng, hạn chế gây hại cho răng.
5. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Bọc sứ giữ nụ cười rạng ngời
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Trong suốt 20 năm qua, Nha khoa đã có hơn 10.000 khách hàng, trong đó có rất nhiều ca bọc răng sứ.
Với công nghệ cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo phục hình răng sứ với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết và tỉ mỉ có quy trình bọc răng sứ chi tiết, giúp hạn chế tối đa việc mài răng thật.
- Không gây tổn thương đến tủy răng.
- Form răng hiện đại, cấu trúc răng chuẩn xác đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Thời gian phục hình nhanh chóng, chỉ mất 3 – 5 ngày.
- Bảo hành răng sứ dài hạn.
Xem chi tiết: DỊCH VỤ BỌC RĂNG SỨ
Nguồn tham khảo
- https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/10923-dental-crowns
- https://www.webmd.com/oral-health/guide/dental-crowns