Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng gây ra những hậu quả như làm mất đi tính thẩm mỹ khuôn mặt. Ảnh hưởng đến chức năng ăn uống và đặc biệt là tác động đến hệ xương hàm trên mặt. Hãy cùng chúng tôi khám phá cách chữa khớp ngắn ngược an toàn và hiệu quả nhanh chóng trong bài viết này nhé!
☛ Tìm hiểu trước: Khớp cắn ngược là gì?
Mục lục
Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược thực chất là sự sai lệch trong tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Cách đơn giản để nhận biết khớp cắn ngược là quan sát bằng mắt thường, chúng ta sẽ thấy hàm trên thụt vào so với hàm dưới.
Một số dạng sai lệch khớp cắn ngược thường gặp. Đó là khớp cắn ngược do món, hô, vẩu, khớp cắn chéo, đối đầu, cắn sâu hay cắn hở.
Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược rất đa dạng, song nếu chúng ta nắm bắt được thì sẽ có những cách điều trị hợp lý.
- Khớp cắn ngược do thói quen từ nhỏ. Các thói quen xấu từ nhỏ như hay mút tay, thở bằng miệng, đẩy lưỡi, thậm chí là bú bình hay ngậm ti giả đều có thể khiến cho răng bị lệch và đẩy ra ngoài. Trong những trường hợp này, răng thường mọc lộn xộn ngay từ khi bắt đầu thay răng.
- Khớp cắn ngược do di truyền. Trong gia đình có người thân như bố mẹ, ông bà bị hô, vẩu, móm thì sinh con ra cũng có nguy cơ bị lệch khớp cắn. Do vậy, mỗi bố mẹ cần xác định và chuẩn bị sớm để có phương pháp điều trị nhanh chóng.
- Răng lệch do mất răng sớm. Bệnh lý răng miệng khiến bạn phải nhổ răng hoặc nhổ răng sữa sớm khiến răng mọc lộn xộn và lệch so với vị trí của nó.
- Răng lệch khớp cắn do chế độ dinh dưỡng không khoa học. Trong chế độ ăn hằng ngày của bạn không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng hàm. Và đây là nguyên nhân khiến răng hàm ngắn, không còn chỗ cho răng mọc nên răng buộc phải mọc chen chúc gây khớp cắn ngược.
- Lệch khớp cắn do tai nạn. Tai nạn hay chấn thương khiến răng nằm về một phía, va chạm khiến răng gãy cũng là nguyên nhân khiến răng bị lệch khớp cắn trầm trọng.
Những cách chữa khớp cắn ngược mà bạn có thể áp dụng
1.Nếu bạn bị khớp cắn ngược do răng
- Niềng răng chữa trị tình trạng khớp cắn ngược ở người bệnh
Niềng răng chính là cách chữa trị tối ưu nhất dành cho bạn. Đặc biệt, trong độ tuổi từ 6-12 nếu bạn phát hiện sớm khớp cắn ngược vì việc niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp cho bạn có một hàm răng đều đặn, chắc khỏe.
Phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và niềng răng không mắc cài mặt trong, khay trong suốt.
2.Nếu bạn bị khớp cắn ngược do hàm
Khớp cắn ngược do hàm thường biểu hiện ở mức độ nặng và làm mất đi tính thẩm mỹ cho cả khuôn mặt. Lúc này, chúng tôi khuyên bạn nên đi phẫu thuật hàm để đẩy 2 hàm về đúng vị trí của nó trong vòm miệng.
Phẫu thuật hàm thực hiện phức tạp đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao cũng như cách thực hiện khoa học, do đó bạn cần lựa chọn trung tâm nha khoa có uy tín để tránh ‘tiền mất tật mang”.
3.Nếu bạn bị khớp cắn ngược do hàm và răng
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện niềng răng kết hợp với phẫu thuật hàm để mang lại kết quả cao. Nếu bạn chỉ thực hiện một trong hai phương pháp thì sẽ không khắc phục triệt để tình trạng lệch khớp cắn.
Thời gian đầu, bạn sẽ phải niềng răng để răng được khít vào nhau và có độ đều, đảm bảo chuẩn tỉ lệ khớp cắn đối với răng. Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ phẫu thuật hàm cho bạn để đảm bảo chuẩn tỉ lệ khớp cắn đối với hàm. Như vậy, thời gian để răng hết khớp cắn ngược khoảng từ 1-2 năm.
Hiện nay, công nghệ làm răng ngày càng phát triển, nếu bạn lựa chọn được một cơ sở nha khoa có chất lượng và đầu tư chi phí thì bạn sẽ rút ngắn được thời gian điều trị khớp cắn ngược.
☛ Chi tiết: Khám phá cách chữa khớp cắn ngược hiệu quả nhanh
Một số lưu ý nhằm phòng tránh lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ
- Điều chỉnh những thói quen xấu hằng ngày của bé như trượt hàm, mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi.
- Phòng tránh những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu
- Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học cho bé, đặc biệt là bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi để răng bé chắc khỏe hơn.
- Cho bé đi khám bác sĩ đều đặn để theo dõi hiện tượng mọc, thay răng ở bé để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
☛ Xem thêm: Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là gì? Làm sao để khắc phục?
Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng bạn sẽ không còn bị khớp cắn ngược và có một hàm răng khỏe đẹp.