Răng cấm hay răng số 6 là răng vĩnh viễn và chỉ mọc một lần duy nhất trong đời. Răng này thường bắt đầu xuất hiện trên cung hàm khi 6-7 tuổi. Đối với tầm quan trọng của răng cấm thì có lẽ đã nằm ngay ở cái tên của nó. Răng cấm – răng cấm nhổ, cấm động tới trong quan niệm của ông bà ta xưa. Trong nha khoa, việc bảo tồn răng luôn được ưu tiên hàng đầu trong đó bao gồm răng cấm bởi những chiếc răng tự nhiên vẫn luôn là những chiếc răng có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, răng cấm với vai trò chính trong ăn nhai lại dễ gặp phải các vấn đề như viêm nhiễm, sâu, hỏng răng. Vậy có nên nhổ răng cấm không?
Nhổ răng cấm được chỉ định trong trường hợp nào?
Răng cấm hay còn gọi là răng số 6
Như đã nói, việc bảo tồn răng sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu nếu răng gặp các vấn đề thông thường, không quá nghiêm trọng. Khi đó, bằng các giải pháp khác nhau, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và khắc phục phù hợp. Nhưng thực tế, không ít người gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến răng cấm. Việc để lâu không nhổ bỏ lại vô tình gây ra những biến chứng không mong muốn và sự bất tiện kéo dài trong sinh hoạt và cuộc sống thường nhật.
Răng cấm chỉ được nhổ khi có sự thăm khám và kiểm tra cẩn trọng, được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn phụ trách, không tự ý nhổ khi chưa có đánh giá rõ ràng. Một số trường hợp cần nhổ bỏ răng cấm như: răng bị sâu mức độ nặng không thể khắc phục bằng biện pháp thông thường, hỏng răng dẫn đến viêm tủy răng, đau nhức kéo dài… Răng cấm có vai trò lớn đối với chức năng ăn nhai của hàm, nhất là khi răng cấm hàm dưới lại có sự liên hệ với các dây thần kinh liên cận. Chính vì thế, bạn cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa, chụp x-quang kiểm tra trước khi tiến hành can thiệp vào chiếc răng này.
Răng cấm gặp vấn đề để lâu có thể gây ra biến chứng nếu không nhổ bỏ:
- Rối loạn cảm giác: nếu răng số 6 chèn ép vào dây thần kinh sẽ gây ra một số tác động như mất cảm giác ở môi, khu vực da phía ngoài, giảm chức năng thị giác, sưng đau 1 bên mắt.
- Viêm: nếu không điều trị kịp thời, để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
- U nang xương hàm: viêm nhiễm và việc xâm lấn các tổ chức răng lân cận lâu ngày hình thành nên khối u nang trong xương, nang thân răng.
Làm gì khi răng cấm bị sâu – có nên nhổ không?
Khi răng cấm bị sâu, tùy thuộc vào mức độ sẽ áp dụng một trong những giải pháp dưới đây. Phương châm bảo tồn răng thật vẫn luôn được đặt lên hàng đầu:
- Với các trường hợp răng só 6 bị sâu nhẹ, còn điều trị được thì hàn/trám răng là giải pháp phù hợp, vừa khắc phục được tình trạng vừa duy trì bảo vệ được răng tự nhiên, không cần phải nhổ bỏ. Khi đó, các bác sĩ sẽ nạo bỏ phần bị sâu, hỏng, vệ sinh vết nạo sạch sẽ và sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng (thông thường là composite) để trám lấp đầy khoảng trống. Vết trám nhanh chóng đông cứng và bám chặt vào thân răng, hoàn thiện cấu trúc răng. Bạn có thể ăn nhai bình thường sau trám răng mà không có bất cứ bất tiện nào. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến và có chi phí rất phải chăng. Sau khoảng 2-3 năm, nếu có dấu hiệu bong tróc bạn mới cần đến nha khoa để trám lại.
- Bọc răng sứ. Đây cũng là một trong những phương pháp bảo vệ tủy răng thật. Phần sâu sẽ được mài sạch, răng được mài nhỏ lại. Thân răng thật được thay thế bởi răng sứ tương thích. Răng sứ có tính thẩm mĩ cao, lựa chọn loại răng sứ tốt cùng với chế độ chăm sóc răng phù hợp, tuổi thọ của răng sứ có thể kéo dài hàng chục năm thậm chí vĩnh viễn.
- Nhổ răng cấm. Như đã đề cập, trong trường hợp răng bị sâu nặng gây hỏng tủy, viêm nhiễm kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng, tránh để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến răng khác cũng như sức khỏe răng miệng toàn hàm. Đầu tiên, bạn sẽ được thăm khám tổng thể, kiểm tra các vấn đề về răng miệng. Nếu có các bệnh lí về răng sẽ được điều trị trước khi tiến hành nhổ răng. Chụp x-quang hàm để xác định vị trí, đặc điểm và mối liên hệ của răng số 6 với các tổ chức răng lân cận. Công đoạn này nhằm đảm bảo tính chuẩn xác và sự an toàn của ca tiểu phẫu nhổ răng. Thực tế, với sự phát triển của nha khoa hiện nay, nhổ răng là thủ thuật không quá khó và không gây đau như bạn nghĩ. Công nghệ nhổ răng với máy siêu âm Piezotome an toàn và nhẹ nhàng.
Trên đây là những thông tin về răng cấm và việc có nên nhổ răng cấm hay không. Tình trạng răng ở mỗi người là khác nhau chính vì thế khi phát sinh các vấn đề liên quan, hãy đến các cơ sở nha khoa để được kiểm tra và xác định chính xác vấn đề.
dạ em 15 tuổi , hiện hàm dưới răng cấm phía trong cùng bên phải bị lủng lỗ sâu ở giữa và có cảm giác rất đau , bay giờ em phải làm sao ạ ?