Có cần thiết phải trồng lại răng không?
Trồng lại răng là một can thiệp nha khoa phổ biến cho các trường hợp mất răng. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn băn khoăn rằng “Có thật sự cần thiết phải trồng lại răng hay không?” Trong bài viết này, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Có cần thiết phải trồng lại răng không?
Theo các bác sĩ nha khoa, những người bị mất răng nên đi trồng lại càng sớm càng tốt.
Mỗi chiếc răng đều có những vai trò, nhiệm vụ nhất định. Chẳng hạn như, các răng cửa, răng nanh có vai trò cắn xé thức ăn, giữ thẩm mỹ cho hàm răng. Các răng hàm thì có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng. Do đó, mất một hay nhiều các răng này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Riêng đối với răng khôn, nó hầu như không đảm nhiệm chức năng quan trọng nào, lại hay mọc lệch ảnh hưởng tới các răng khác, nên việc nhổ răng khôn là cần thiết và không cần phải trồng lại.
Vậy nên, câu trả lời là việc trồng lại hầu hết các răng sau khi mất là điều cần thiết trừ răng khôn. Trồng lại răng chính là một khoản đầu tư vào ngoại hình, sự tự tin và sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, bạn đừng quá lo lắng về quy trình hay chi phí trồng lại răng. Bởi điều đó là hoàn toàn xứng đáng để đổi lấy một nụ cười tự tin của bạn.
Dưới đây là một số lợi ích của việc trồng lại răng sau khi mất răng mà bạn không nên bỏ qua:
Khôi phục thẩm mỹ răng
Lợi ích không thể không kể đến chính là về vấn đề thẩm mỹ của hàm răng. Trồng lại răng có vai trò phục hình chiếc răng đã mất, lấy lại hàm răng nguyên vẹn như ban đầu.
Nếu bạn chỉ mất răng ở các vị trí trong hàm thì điều này có thể không ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, nếu là các răng ở vị trí “mặt tiền” như răng cửa, răng nanh thì sẽ hoàn toàn khác. Đó là những vị trí rất dễ nhìn thấy, khi bạn nói và cười sẽ tạo một khoảng trống khá lớn trên hàm răng. Điều này có thể làm cho bạn xấu hổ, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Ngoài ra, chúng ta thường có xu hướng ăn nhai chủ yếu ở phía không bị thiếu răng. Theo thời gian, điều này có thể làm mặt bạn bị lệch, gây mất thẩm mỹ.
Khi đó, bạn chắc chắn sẽ phải nghĩ đến chuyện đi trồng lại răng để lấy lại một hàm răng xinh đẹp như trước. Chứ không thể để một chuyện nhỏ như vậy ảnh hưởng đến đời sống giao tiếp của bạn được, đúng không?
Duy trì chức năng ăn nhai
Mất đi một răng đồng nghĩa với việc mất một răng ăn nhai. Trường hợp mất nhiều răng thì sẽ làm suy giảm lực nhai của hàm nặng nề. Việc trồng lại răng sẽ giúp phân bố đều lực nhai cho tất cả các răng, hỗ trợ khớp cắn khỏe mạnh và giữ cho các răng ở đúng vị trí.
Người bị mất răng, đặc biệt là răng hàm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai. Nhiều món ăn như thịt bò, thịt gà… cần nhiều lực nhai khiến bạn ăn uống không thoải mái, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ gây khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thu.
Bên cạnh đó, nếu răng hàm trên bị mất, các răng xung quanh và răng đối diện có thể dịch chuyển về phía khoảng trống. Việc này diễn ra từ từ nên ban đầu bạn có thể không nhận thấy. Nếu bạn để tình trạng mất răng kéo dài thì có thể gây răng mọc lộn xộn, lệch lạc, nguy hiểm hơn là sai lệch khớp cắn.
Vậy nên, sau khi mất răng, bạn hãy trồng lại răng sớm nhất có thể để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Tại vị trí mất răng sẽ để lại khoảng trống, thức ăn thừa có cơ hội đọng lại tạo thành các mảng bám rất khó làm sạch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là các vi khuẩn gây hại. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra một số bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu…
Trồng lại răng sẽ lấp đầy khoảng trống do mất răng. Do đó, nó giúp hạn chế vụn thức ăn bám đọng, giảm vi khuẩn phát triển và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
Ngăn ngừa tiêu xương hàm
Mật độ xương hàm được duy trì dựa trên kích thích từ lực nhai của các răng đến xương hàm. Khi răng bị mất, xương hàm tại vị trí này sẽ không nhận được kích thích nữa. Theo thời gian, mật độ xương và các mô xung quanh sẽ bị teo, giảm dần gây ra hiện tượng tiêu xương hàm.
Cấu trúc xương hàm thay đổi gây ra biến dạng khuôn mặt. Do cơ địa mỗi người khác nhau nên thời gian tiêu xương sau khi mất răng mà không trồng lại cũng sẽ khác nhau. Thông thường, sau khoảng 3 tháng, bạn sẽ thấy rõ hai má hóp lại, da nhăn nheo và trông già hơn so với tuổi thật của mình. Lúc này, nếu bạn muốn trồng lại răng thì có thể cần phải làm thêm phẫu thuật ghép xương hàm. Điều này vừa gây khó khăn cho quá trình trồng lại răng, vừa tốn thêm chi phí điều trị.
Trồng răng implant sớm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này bằng cách kích thích sự tăng trưởng và phát triển của xương hàm. Bởi kỹ thuật này sử dụng một trụ implant cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng tự nhiên. Bằng cách này, cấu trúc khuôn mặt của bạn được duy trì, ngăn ngừa lão hóa sớm và duy trì vẻ ngoài trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Xem chi tiết: Trường hợp trồng răng khi đã bị tiêu xương hàm
Các phương pháp trồng lại răng
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp phục hình lại răng cho bạn lựa chọn. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm và mức giá khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp thường được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất:
Trồng răng giả tháo lắp
Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp giúp phục hình phần thân răng bị mất. Cấu tạo của một hàm răng giả tháo lắp gồm có phần nướu giả, hệ thống móc ôm giữ lấy răng thật và răng giả. Bác sĩ sẽ dựa trên vị trí mất răng của từng người để thiết kế và chế tác một chiếc hàm giả thích hợp nhất và lắp vào cho bạn.
Có thể sử dụng phương pháp này cho các trường hợp mất một hoặc nhiều răng. Tuy nhiên, bác sĩ thường chỉ tư vấn trồng răng giả tháo lắp cho người cao tuổi, những người không đủ kinh tế hay điều kiện để thực hiện các phương pháp trồng răng cố định.
Ưu điểm
- Chi phí thấp: 300.000 – 500.000 đ/răng hoặc 3.000.000 – 15.000.000 đ/hàm tùy chất liệu.
- Thời gian phục hình nhanh: khoảng 5 – 7 ngày để chế tác, điều chỉnh hàm giả tháo lắp phù hợp và chỉ cần vài phút để lắp vào hàm răng của bạn.
- Dễ dàng tháo ra, lắp vào để làm sạch thường xuyên.
Nhược điểm
- Chỉ phục hồi được 30 – 40% khả năng ăn nhai.
- Tuổi thọ khá ngắn: khoảng 3 – 5 năm.
- Dễ bị rơi khi ăn thức ăn cứng hoặc dai như thịt bò, kẹo dẻo…
- Không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Làm cầu răng sứ
Tương tự răng giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cũng chỉ phục hình được phần thân răng bị mất. Cấu tạo của một cầu răng sứ gồm có ít nhất 3 răng: một răng giả đặc ở giữa và 2 răng bên cạnh rỗng được gắn chặt với nhau.
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng khỏe mạnh bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ. Sau đó, cầu răng sứ sẽ được đặt vào cố định, không thể tự tháo lắp tại nhà. Do đó, cầu răng sứ thường được áp dụng cho những trường hợp mất một hoặc một vài răng xen kẽ giữa những răng chắc khỏe.
Ưu điểm
- Răng cố định và chắc khỏe, tính thẩm mỹ cao.
- Khôi phục khoảng 70 – 90% khả năng ăn nhai.
- Không cần hạn chế ăn các thực phẩm cứng và dai.
- Thời gian làm cầu răng sứ nhanh: khoảng 2 – 3 buổi hẹn với bác sĩ.
- Chi phí vừa phải: từ 1.000.000 – 10.000.000 đ/răng tùy thuộc chất liệu.
Nhược điểm
- Cần mài 2 răng chắc khỏe nên làm chúng bị yếu đi, nếu mài không cẩn thận còn có thể làm hỏng cả răng thật và răng giả.
- Tuổi thọ cầu răng sứ không cao: khoảng 7 – 10 năm.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Có thể bạn quan tâm: Làm cầu răng sứ xong có niềng răng được không?
Trồng răng implant
Trồng răng implant được đánh giá là phương pháp hiện đại, hiệu quả và có độ bền tốt nhất hiện nay. Cấu tạo của một răng implant bao gồm trụ implant có cấu trúc xoắn ốc, khớp nối và phần thân răng sứ.
Trụ implant sẽ được cấy trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng tự nhiên. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lắp phần thân răng sứ lên trên thông qua 1 khớp nối được gọi là trụ abutment. Các phần được liên kết chặt chẽ với nhau giúp phục hình một chiếc răng mới không khác gì răng thật.
Phương pháp này có thể phù hợp với hầu hết các đối tượng cần trồng lại răng, mọi tình trạng răng như mất một hay nhiều răng.
Ưu điểm
- Phục hồi khả năng ăn nhai như răng thật lên đến 99%.
- Độ bền rất tốt, có thể sử dụng trọn đời, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
- Không cần mài răng, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh khi trồng.
- Phương pháp duy nhất hiện nay có thể giúp ngăn ngừa tiêu xương hàm hiệu quả.
Nhược điểm
- Giá thành tương đối cao: 25.000.000 – 42.000.000 đ/trụ implant.
- Yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có tay nghề, chuyên môn cao; sử dụng trang thiết bị hiện đại.
Tham khảo thêm: Dịch vụ trả góp khi trồng răng implant tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ trồng răng uy tín tại Hà Nội
Điều quan trọng quyết định sự thành công của việc trồng lại răng là lựa chọn được địa chỉ nha khoa thực hiện uy tín và chất lượng. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được đánh giá là một trong những địa chỉ trồng răng implant tốt nhất tại Hà Nội. Trong suốt 20 năm qua, đã có hơn 100.000 khách hàng tin tưởng lựa chọn nha khoa của chúng tôi.

TS. BS. Nguyễn Phú Hòa là người thành lập Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, là bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực nha khoa:
- Thủ khoa cao học khoa Nha tại Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc tế ICOI
- Bảo vệ thành công khóa luận Tiến sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Là chuyên gia tư vấn của kênh VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia tư vấn của kênh VTV1 – Bản tin Y tế 24h
Bên cạnh đó, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa còn có không gian trang trí nghệ thuật, thân thiện cùng các trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất khi thực hiện dịch vụ tại cơ sở.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về việc nhổ răng hay mất răng, hãy liên hệ ngay số hotline 092.091.396 hoặc ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE để được TS. BS. Nguyễn Phú Hòa thăm khám và tư vấn chi tiết nhất. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa luôn mong muốn đồng hành cùng bạn, mang đến cho mọi người nụ cười tự tin cùng hàm răng chắc khỏe!
Nguồn tham khảo
- https://www.implantdentistirvine.com/blog/when-are-dental-implants-necessary
- https://www.nogapsdental.com/do-i-need-dental-implant