Để có một hàm răng đều, đẹp những người niềng răng phải trải qua quãng thời gian điều trị từ 1 -2 năm. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân phải lưu ý đến chế độ ăn uống cho người niềng răng. Và những món ăn phù hợp với tình trạng niềng răng của bản thân. Cùng bài viết dưới đây tìm kiếm câu trả lời. Giải đáp cho thắc mắc niềng răng nên ăn gì?
Mục lục
Niềng răng bao lâu thì ăn uống được bình thường
Có thể bạn đã biết, khi niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài. Muốn sắp xếp và kéo các răng về cung hàm chính xác, các bác sĩ sẽ phải tác động lực lên răng. Vì thế, sau khi mới niềng và sau siết niềng, việc ăn uống của bệnh nhân cần được chú ý hơn cả. Bởi lúc này, hàm răng chưa quen với những lực tác động nên sẽ cảm thấy đau và ê ẩm. Thế nên, cần phải lựa chọn các món ăn mềm, dễ nuốt mà vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Giai đoạn vài ngày sau niềng răng
Giai đoạn sau niềng răng luôn là giai đoạn rất khó khăn. Bởi răng chưa quen với niềng và lực kéo. Lúc này, răng có hiện tượng đau nhức và khó ăn uống. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Người bệnh sẽ quen dần với niềng nhanh nhất là trong 1 tuần và lâu nhất là 2 -3 tuần.
Đây chính là khoảng thời gian bạn cần chú trọng đến ăn gì và ăn như thế nào. Lời khuyên là nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu. Một số gợi ý dành cho bạn giúp cân bằng lại thực đơn trong giai đoạn sau niềng.
- Cơm mềm, cháo, súp
- Các món ăn được xay nhỏ, dễ nhai nuốt
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các món hầm, luộc. Sinh tố, rau củ xay…
Đối với những thực phẩm thông thường cung cấp 4 nhóm chất quan trọng: nhóm chất đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ bằng cách chế biến theo những cách thức đa dạng, ưu tiên thành dạng mềm, dễ nhai nuốt.
Trong suốt quá trình niềng răng
Thực tế, thì sau khi niềng răng bạn đã có thể ăn được bình thường. Nhưng không ai có thể làm quen ngay được với niềng răng từ những ngày đầu tiên.
Khi đã quen với niềng răng, bạn có thể ăn uống lại như bình thường. Đương nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị răng mọc lệch bằng niềng răng. Cụ thể, một số loại thức ăn ngọt, thức ăn tạo màu, thức ăn quá dai hay quá cứng,…. Bởi thức ăn ngọt hay thực phẩm có nhiều chất tạo màu sẽ làm giảm chất lượng răng. Việc dùng lực lên răng có thể khiến răng bị vỡ, gãy, nhiễm màu và sâu răng trong quá trình đeo niềng.
Đồng thời bạn cũng nên chú ý thực hiện ăn uống điều độ. Đảm bảo răng và cơ thể luôn khỏe khoắn. Lúc này bạn duy trì ăn uống với thực đơn đủ các nhóm chất như thông thường, chú ý bổ sung protein từ thịt, cá, trứng. Ngoài ra cần cung cấp thêm các thực phẩm giàu canxi và magie từ sữa và các loại hạt ngũ cốc.
Niềng răng nên ăn gì?
Đọc thêm những thông tin dưới đây, để biết được những lưu ý khi niềng răng và đâu là thức ăn nên và không nên ăn. Cuối cùng, lên được thực đơn ăn uống hoàn hảo trong thời gian điều trị răng của bạn nhé.
Thức ăn mềm
Thức ăn mềm là lựa chọn hoàn hảo khi phải đeo niềng. Chúng vừa không làm hỏng niềng răng, vừa cung cấp đủ các chất nuôi cơ thể.
Một số loại thức ăn tốt cho cơ thể mà lại không gây kích ứng bao gồm:
- Sữa chua
- Súp, cháo
- Thịt hầm, thịt viên, thịt gà, các loại thịt không mềm, không xương
- Thịt cá, cua, các loại hải sản mềm
- Các loại mì
- Các loại khoai đã chế biến
- Cơm
- Trứng
- Đậu
- Lõi bánh mì
- Các loại hoa quả mềm như: chuối, bơ,….
- Các loại kem, thạch,…
- Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa phù hợp với người đeo niềng
Thức ăn dai, cứng
Ngược lại, nếu lựa chọn các loại thức ăn dai, cứng đồng nghĩa với việc tự bạn đang tâng khả năng hỏng niềng răng và gây ra các cơn đau. Tức là quá trình niềng răng của bạn sẽ bị gián đoạn. Thêm chi phí niềng và mất thêm thời gian. Thậm chí gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Chính vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn sau:
- Các loại hạt cứng, chưa chế biến
- Bỏng ngô
- Đá viên
- Ngô
- Táo
- Carot sống
- Các loại snack cứng
- Kẹo cứng
- Các loại thịt khô, dai
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thức ăn dẻo, dính. Bởi chúng dễ bám vào các mắc cài, khiến việc vệ sinh mắc cài trở nên phiền toái. Ví dụ như các loại kẹo dẻo, cam thảo, kẹo cao su, socola, phô mai,….
- Các loại thực phẩm cần tránh trong quá trình đeo niềng
Thay đổi thói quen ăn uống
Việc thay đổi thói quen ăn uống cũng là 1 cách để bạn có thể thoải mái ăn những loại thức ăn mà mình thích mà không lo ảnh hưởng đến mắc cài. Vậy những thói quen cần học đó là gì? Cùng tham khảo ngay thôi nào!
Nhai bằng hàm
Đối với các loại thức ăn dẻo, dính hay thực phẩm cứng và dai. Bạn vẫn có thể thưởng thức bằng cách nhai hoàn toàn bằng răng hàm. Theo đó, bạn không nên dùng răng cửa để cắn xé thức ăn mà nên ăn các loại thức ăn nhỏ được cắt sẵn. Dùng thìa, dĩa đưa thức ăn vào phía răng hàm để nhai. Điều này, sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hoàn hảo hơn, do răng hàm có bề mặt nhai rộng hơn. Hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa nhanh và đơn giản hơn.
- Cắt thức ăn thành miếng nhỏ
Nhai chậm
Nếu ăn quá nhanh bạn có thể vô tình làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ nhai vào hạt hay xương nếu ăn nhanh và không để ý. Khi ăn nhanh, xương và dây chằng hỗ trợ quá trình nhai sẽ bị mỏi. Khiến niềng răng trở nên đau và ê ẩm hơn.
Lời khuyên là nên ăn chậm lại, vừa tốt cho răng miệng, vừa tốt cho tiêu hóa. Bạn có thể ăn cùng một cốc nước, giúp việc ăn uống trở nên nhanh và dễ nuốt hơn.
Lời khuyên từ chuyên gia “Niềng răng ăn gì?”
- Khay niềng Invisalign đạt tiêu chuẩn quốc tế tại nha khoa quốc tế Phú Hòa
Tuy rằng chi phí niềng răng Invisalign cao nhưng kết quả niềng tuyệt vời và những tiện ích chúng mang lại trong quá trình niềng là hoàn hảo. Vậy nên, nếu bạn không quá lo lắng về chi phí niềng răng có thể lựa chọn phương pháp này để điều trị.
Ngoài ra, nếu điều trị răng mọc lệch bằng khay niềng Invisalign tại nha khoa quốc tế Phú Hòa. Bạn không những được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc và thăm khám chu đáo. Mà chi phí thực hiện niềng cũng được áp dụng trả góp. Để hiểu hơn về chính sách trả góp, bạn có thể liên hệ tới hotline để được tư vấn cụ thể hơn.
Câu hỏi thường gặp về món ăn dành cho người niềng răng?
Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm
Như đã trình bày ở phần 1, trên lý thuyết thì bạn có thể ăn uống ngay. Tuy nhiên, do sự thay đổi đột ngột trong khoang miệng, nên việc ăn nhai là vô cùng khó khăn. Vậy nên, nếu bạn có thể làm quen với niềng nhanh, hết cảm giác đau nhức, ê ẩm thì có thể ăn cơm ngay.
Thông thường, người bệnh làm quen với niềng răng trong khoảng 1 – 3 tuần. Trong thời gian này, bạn nên ăn cháo loãng hay súp sẽ phù hợp hơn.
Niềng răng có được uống bia không?
Rượu bia nói chung có khả năng làm răng bị ố vàng và bào mòn men răng. Riêng việc đeo niềng răng đã khó vệ sinh rồi nên không nên uống rượu bia để bảo vệ hàm răng trắng tự nhiên vốn có của mình. Chưa kể đến khả năng răng bị mòn gây ê nhức khi đeo niềng. Về sau sẽ để lại những biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Niềng răng ăn cháo trong bao lâu?
Tương tự với câu trả lời trên, khi bạn cảm thấy đã quen với niềng răng. Bạn có thể dừng ăn cháo và bắt đầu chế độ ăn uống bình thường dành cho người đeo niềng.
Bài viết trên đây là tất cả các thông tin về chế độ ăn và thói quen ăn uống mà người đeo niềng nên tuân theo. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đầy đủ các thông tin, giúp bạn trả lời được câu hỏi “Niềng răng nên ăn gì?”. Thì hãy cùng chia sẻ thêm với những người bạn đeo niềng của bạn nhé. Còn nếu bạn đang có ý định niềng răng, hãy liên hệ ngay với nha khoa quốc tế Phú Hòa qua số điện thoại 0962091936 để đặt lịch khám nhé!