25 tuổi chưa mọc răng khôn có sao không?
Răng khôn (răng số 8) là răng mọc chậm nhất trên cung hàm. Lớp men trên mầm răng khôn hình thành từ lúc 8 – 10 tuổi, thân răng khôn hình thành từ lúc 12 – 16 tuổi. Răng khôn bắt đầu nhú lên khỏi lợi thường từ 17 – 21 tuổi. Răng khôn mọc hoàn toàn là từ 18 – 25 tuổi. Nếu như 25 tuổi nhưng bạn vẫn chưa thấy răng khôn nhú lên thì liệu đây có phải dấu hiệu đáng lo ngại?
Mục lục
25 tuổi răng khôn chưa xuất hiện có sao không?
Tuy được gọi là răng khôn, song hướng mọc của những chiếc răng này không được “thông minh” cho lắm. Răng khôn mọc lệch chỉ đem lại phiền phức, bởi nó không chỉ gây ra những cơn đau dai dẳng mà còn làm ảnh hưởng tới chức năng của các răng khác.
Về mặt lâm sàng, các nhà khoa học cho rằng những người không mọc răng khôn là những người tiến hóa. Vì vậy nếu như răng không không mọc thì bạn nên vui mừng vì điều đó.
Sự xuất hiện của răng khôn cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nên nếu bố mẹ bạn không có răng khôn thì khả năng cao là bạn cũng sẽ không có chiếc răng này.
Nếu đến 25 tuổi bạn không thấy răng khôn nhú lên thì có 3 trường hợp sẽ xảy ra:
- Thứ nhất: Có thể bạn không có răng khôn, trường hợp này chỉ là số ít khoảng 30% dân số.
- Thứ hai: Chiếc răng khôn của bạn đang mọc lệch, mọc ngầm (chưa trồi lên khỏi bề mặt lợi).
- Thứ ba: Răng khôn mọc chậm hơn so với thường lệ. Nhiều người trung niên (40 – 50 tuổi) mới mọc răng khôn. Có nghiên cứu cho thấy một số trường hợp có răng khôn mọc chậm là do bị ảnh hưởng từ các bệnh còi xương, thiếu máu, rối loạn tuyến giáp…
Đọc thêm: 9 dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc
Tại sao răng khôn hay mọc lệch?
Quay lại thời gian tiến hóa cách đây hàng ngàn năm, người tiền sử có răng khôn mọc thẳng do chế độ ăn của họ toàn là đồ cứng, đồ sống phải dùng lực ăn nhai nhiều, do đó cung hàm thường phát triển rộng, đủ chỗ cho răng khôn mọc lên.
Qua thời gian, khi chế độ ăn uống với cách chế biến thay đổi, thức ăn được cắt nhỏ, nấu chín nên dễ nhai hơn, từ đó kích thước cung hàm nhỏ lại khiến cho chức năng của răng khôn dần mất đi. Chiếc răng này thường mọc lên sau cùng nên nó không còn còn đủ khoảng trống để có thể mọc thẳng.
Theo đặc điểm di truyền, khung xương hàm của người châu Âu thường lớn và rộng hơn người châu Á vì vậy họ ít bị răng khôn mọc lệch hơn so với người châu Á.
Bên cạnh đó, răng khôn thường mọc rất chậm, ở độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển đầy đủ và cứng chắc, các niêm mạc vùng góc hàm cũng rất dày nên răng khôn gặp nhiều khó khăn để mọc lên vì vậy nó dễ mọc ngầm, mọc lệch.
Còn một lý do khác khiến cho răng khôn hay mọc lệch là vì: Khi hình thành mầm răng ở tuổi mầm non, lúc đó xương hàm cũng phát triển xuống dưới và đi ra trước, răng số 8 nằm ở điểm gấp khúc của thân xương hàm dưới và trong quá trình phát triển của xương hàm nó sẽ kéo thân răng số 8 bị lệch về phía số 7, còn một số ít trường hợp là mọc đâm vào má.
Tại sao nên xử lý răng khôn mọc lệch từ sớm?
Thông thường, những chiếc răng khôn phải mất một khoảng thời gian khá dài ủ mầm dưới lớp nướu. Việc chúng trồi lên và gây đau nhức lúc nào chỉ là vấn đề thời gian. Khi mọc, chúng gây ra những cơn đau nhức kéo dài, sưng hàm, chảy máu chân răng và miệng có mùi hôi. Bên cạnh đó, do liên cận với dây thần kinh nên một số người khi răng khôn nhú thường bị co giật thái dương, căng cứng hàm rất khó chịu.
Việc răng khôn mọc nghiêng, lệch sẽ tác động trực tiếp tới ổ xương của răng số 7 bên cạnh, gây tổn thương cấu trúc răng liền kề, dẫn đến viêm lợi trùm, viêm nha chu. Nếu không được làm vệ sinh sạch sẽ còn có thể gây lở loét môi má và nhiễm trùng ổ răng.
Thông thường, nó bắt đầu nhú lên ở độ tuổi từ 17 đến 21. Ở thời điểm này, bạn nên chú ý nhiều hơn tới hướng mọc của răng khôn và các triệu chứng bất thường tại vùng răng khôn (lợi trùm, đau sưng, nhức răng…). Tốt hơn hết, bạn nên đi khám nha khoa và theo dõi thường xuyên để có kế hoạch xử lý nếu chiếc răng khôn mọc lệch hướng.
Khi bạn còn trẻ, việc nhổ răng khôn sẽ dễ dàng hơn do các xương quanh lợi còn mềm, các rễ thần kinh trong miệng chưa hoàn toàn hình thành. Nếu cố tình giữ lại chiếc răng khôn mọc lệch, hướng xoay của nó có thể làm xô lệch và ăn mòn răng kế cận (răng số 7), gây ảnh hưởng tới toàn bộ cung hàm.
Nhổ răng khôn sau 40 tuổi là rất rủi ro vì các dây thần kinh lân cận có thể bị tổn thương trong quá trình này, thậm chí gây ra nhiễm trùng sau nhổ răng hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ mất nhiều thời gian để nhổ răng vì chúng đã bám chắc vào xương hàm. Nếu bác sĩ không cẩn thận khi nhổ răng khôn sau tuổi 40, chúng sẽ làm hỏng xương hàm của bạn. Hơn nữa, nướu của bạn sẽ mất nhiều thời gian để lành lại sau khi nhổ răng vì hệ miễn dịch của bạn còn yếu.
Đọc chi tiết: Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn
Có phải mọi chiếc răng khôn đều nên nhổ bỏ?
Mặc dù răng khôn không có nhiều vai trò đối với chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ nhưng không phải mọi trường hợp chúng ta đều cần nhổ răng khôn. Nếu chiếc răng khôn có hướng mọc bình thường, không đâm vào răng kế cận, không bị sâu, viêm lợi hay lợi trùm thì bạn hoàn toàn có thể giữ lại nó. Tuy nhiên, răng khôn rất dễ bị giắt thức ăn, nên khi giữ lại, bạn luôn cần chú ý vệ sinh bên trong cùng hàm răng kỹ lưỡng hơn để chiếc răng này không bị sâu hay gây hôi miệng.
Đọc thêm: Khi nào nên nhổ răng khôn?
Các phương pháp nhổ răng khôn hiện nay
Phương pháp nhổ răng truyền thống
Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống được thực hiện bằng những thủ thuật cơ bản. Không có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật bằng cách làm lung lay răng khôn. Dụng cụ hỗ trợ là chiếc bẩy răng đơn giản. Khi răng đã được tác động làm lung, bác sĩ sẽ dùng kẹp răng nhổ răng lên. Với các bệnh nhân không chịu được đau, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Tuy nhiên, nhổ răng số 8 theo phương pháp truyền thống không được đảm bảo cho người bệnh.
Trong quá trình nhổ, các dụng cụ hỗ trợ thô có thể gây tổn thương nướu, làm vỡ xương hàm, vỡ thân răng ra thành nhiều mảnh vụn hay viêm nhiễm vết nhổ răng. Vì thế, lựa chọn phương pháp này cần lưu ý bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện, biết cách kiểm soát tốt các dụng cụ nhọn, không để đâm vào lợi và ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm
Nhổ răng khôn siêu âm bằng công nghệ Piezotome ra đời đã khắc phục nhiều nhược điểm của nhổ răng truyền thống. Ở phương pháp này, thay vì sử dụng bẩy, kìm để lấy răng khôn, thì người ta sẽ sử dụng mũi khoan siêu mảnh rung ở tần số cao để tác động nhẹ nhàng lên phần mô cứng đưa đi đưa lại xung quanh chân răng sẽ tự đứt ra mà không làm tổn thương phần mô mềm.
Ưu điểm của phương pháp nhổ răng khôn siêu âm:
- Ít đau hơn, ít chảy máu hơn
- An toàn hơn, hạn cế tối đa ảnh hưởng tới dây thần kinh và cấu trúc xương hàm
- Thời gian thực hiện nhanh chóng
- Vết thương mau lành hơn
- Có thể nhổ nhiều răng khôn hơn trong 1 ca nhổ
Tham khảo: nhổ răng khôn mọc lệch giá bao nhiêu?
Kết luận:
Răng khôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong độ tuổi từ 17 đến 25 và thậm chí ở tuổi trung niên. Bạn không nên mong đợi nhìn thấy chiếc răng khôn của mình sau 30 tuổi, vì điều này rất hiếm gặp. Một số người gặp vấn đề với răng khôn khi mọc và cần phải nhổ. Nói chung, để ngăn chặn sớm những ảnh hưởng không mong muốn do răng khôn gây ra bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ hằng năm để được phát hiện kịp thời và điều trị.